Ra mắt cơ quan ngôn luận của Ban Kinh tế Trung ương

29/09/2015 20:40
Theo dõi ICTVietnam trên

Là cơ quan ngôn luận của Ban Kinh tế Trung ương, Tạp chí Kinh tế phải có các bài viết chuẩn mực, chuyên sâu, hấp dẫn, khẳng định vị thế trong cộng đồng báo chí kinh tế.

Lễ ra mắt Tạp chí Kinh tế. Ảnh: VGP/Huy Thắng.

GS.TS Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, Tạp chí Kinh tế là cơ quan ngôn luận của Ban Kinh tế Trung ương, được thành lập theo chủ trương của Bộ Chính trị.

Tạp chí là cơ quan ngôn luận chính thức của Ban Kinh tế Trung ương nhằm góp phần tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cung cấp và trao đổi thông tin có giá trị và cần thiết, nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta và tiếp thu kinh nghiệm của nước ngoài.

Đồng thời, kiến nghị các cơ quan có trách nhiệm các vấn đề cần thiết về kinh tế-xã hội; tạo nên các diễn đàn thu hút rộng rãi trí tuệ, tâm huyết của mọi người trong phát triển kinh tế đất nước.

Hội đồng biên tập của Tạp chí Kinh tế cũng được thành lập với thành viên là các chuyên gia, nhà khoa học có uy tín trong và ngoài nước, giúp định hướng hoạt động cho Tạp chí và xây dựng Tạp chí theo chuẩn mực quốc tế đối với các tạp chí khoa học.

Tạp chí Kinh tế có nhiều lợi thế lớn, vì Ban Kinh tế Trung ương là đơn vị chủ trì nhiều công trình nghiên cứu, hội thảo, là nơi nắm giữ nhiều nguồn thông tin quan trọng, đa dạng, phong phú trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội. Khai thác tốt nguồn thông tin này sẽ là tiền đề để Tạp chí phát triển, khẳng định vị thế trong cộng đồng báo chí kinh tế.

Tạp chí Kinh tế là cơ quan hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp, được phép tiếp nhận, thu hút sự ủng hộ, tài trợ của các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân quan tâm, là cơ sở quan trọng giảm bớt chi phí ngân sách.

Do đó, ngoài việc phát hành các số hằng tháng, Tạp chí tiến tới phải xuất bản các đặc san và chuyên san, đồng thời sẽ sớm có phiên bản điện tử.

“Vấn đề khó nhất là làm sao để tạp chí chuyên ngành về các vấn đề kinh tế khô khan vừa phải đảm bảo tiêu chí nghiêm túc, đúng định hướng, nhưng vẫn tạo sức hấp dẫn với bạn đọc”, GS.TS Vương Đình Huệ lưu ý.

Tại buổi lễ ra mắt Tạp chí Kinh tế số đầu tiên của Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ cho biết, Ban Tuyên giáo Trung ương đánh giá việc viết, tuyên truyền về vấn đề kinh tế rất quan trọng và công việc này cũng không hề dễ dàng.

Khác với báo thiên về phản ánh, phân tích các vấn đề thời sự, Tạp chí phải đi sâu vào phân tích lý giải các vấn đề có tính quy luật, bản chất, đồng thời thu hút được bạn đọc từ hình thức đến nội dung. Đây là vấn đề khó mà hầu hết tạp chí chưa thực hiện tốt được.

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương hy vọng, trong thời gian tới, Tạp chí Kinh tế sẽ xây dựng được uy tín, có đông bạn đọc, là nơi cung cấp thông tin chuẩn mực, chính thống, được kiểm chứng tốt.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Cảnh giác với những chiêu trò lừa đảo mạo danh mùa lễ hội
    Các chiêu trò lừa đảo mạo danh nhằm chiếm đoạt tài sản vẫn liên tục diễn ra và tăng cao, đặc biệt vào thời điểm cuối năm.
  • Báo chí trước ngưỡng tự chủ tài chính: Nhìn từ năng lực marketing và truyền thông
    Báo chí Việt Nam đang tiến đến một ngưỡng quan trọng, khi Bộ Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu 100% cơ quan báo chí tự chủ tài chính vào năm 2025 [1]. Điều này đòi hỏi các cơ quan báo chí phải tự tạo ra nguồn thu nhập từ hoạt động của mình, mà không phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. Nói một cách dễ hình dung hơn, báo chí phải tự vận hành như một doanh nghiệp thực thụ.
  • Đưa công nghệ vào thực hiện quy trình khám, chữa bệnh cho người dân
    Những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản trị bệnh viện, bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe người dân có bước phát triển quan trọng. Ðiều này đặt nền móng xây dựng nền y tế thông minh với ba trụ cột chính là phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe thông minh; khám, chữa bệnh thông minh và quản trị y tế thông minh.
  • Phát triển hạ tầng số - yếu tố then chốt trong chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số
    Những năm trở lại đây, Việt Nam đặt ra những kỳ vọng lớn trong việc phát triển nền kinh tế dựa trên yếu tố công nghệ và dữ liệu số. Theo đó, việc xây dựng và phát triển hạ tầng số là yếu tố then chốt, đặc biệt quan trọng.
  • 5 xu hướng công nghệ hàng đầu cho Đông Nam Á năm 2025
    Đông Nam Á đang chuẩn bị đón nhận một số xu hướng công nghệ mang tính chuyển đổi vào năm 2025. Với tầng lớp trung lưu đang tăng lên, sự thâm nhập Internet mạnh mẽ và các chính sách hỗ trợ của chính phủ, Đông Nam Á đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho đổi mới và áp dụng công nghệ.
Đừng bỏ lỡ
Ra mắt cơ quan ngôn luận của Ban Kinh tế Trung ương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO