Chuyển đổi số

Rạng Đông “hái quả ngọt” sau chuyển đổi số

Mạnh Vỹ 09/09/2023 09:15

Chuyển đổi số (CĐS) đã thổi một luồng sinh lực hoàn toàn mới vào Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (Rạng Đông).

Tóm tắt:
- Bước “thông minh hóa” hoạt động của Rạng Đông:
+ Ứng dụng hệ thống cảm biến, thiết bị IoT và kết nối dữ liệu từ các modul điều khiển vào nền tảng tích hợp;
+ Triển khai các giải pháp CĐS quản trị doanh nghiệp (DN), makerting, bán hàng, quản lý vòng đời sản phẩm, kết nối thông suốt với hệ thống nhà máy thông minh.
- Rạng Đông đã chuyển từ nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ chiếu sáng thuần túy sang cung cấp hệ sinh thái sản phẩm và dịch vụ 4.0 đồng bộ trọn gói với 3 nhóm giải pháp chính: Ngôi nhà thông minh (Smart Home); Thành phố thông minh (TPTM) (Smart City);
Nông nghiệp công nghệ cao (Smart Farm).

Thay vì tồn tại lay lắt, Công ty đã chọn con đường CĐS để tìm cơ hội phát triển. Tìm ra hướng đi đúng, ngay sau quá trình CĐS, Rạng Đông đã chuyển hoạt động sản xuất của mình thành nhà máy thông minh. Trong 5 năm liền, Rạng Đông đã thiết lập nấc thang tăng trưởng mới luôn đạt 2 con số. Từ một DN sản xuất truyền thống, Rạng Đông đã trở thành doanh nghiệp chế tạo công nghệ, chế tạo máy móc thiết bị, cung cấp các giải pháp thông minh.

Lối đi riêng

Trước sức cạnh tranh tàn khốc trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 của ngành chiếu sáng nói riêng và sự ảnh hưởng của nó tới toàn cầu nói chung, Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (Rạng Đông) cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Nếu không có sự thay đổi thì hàng ngàn cán bộ công nhân viên (CBCNV) của Rạng Đông sẽ mất việc làm, Công ty sẽ khó trụ được trên thị trường.

Và Rạng Đông đã quyết tâm lựa chọn con đường CĐS, một con đường thật sự mờ mịt và chông gai bởi cho đến tận bây giờ vẫn không có bất kỳ hình mẫu nào tương tự để Công ty học tập, tham khảo, rút kinh nghiệm. Những khái niệm về CĐS đều rất mơ hồ. Làm thế nào để vượt qua được hào quang của chính mình để tiến về phía trước, tìm được con đường cho riêng mình.

Để tìm ra con đường CĐS, Rạng Đông đã phải nghiên cứu, tìm hiểu xu thế thời đại, xu thế công nghệ, kinh nghiệm quốc tế, liên tục tiếp thu tri thức mới để hiểu đúng bản chất của vấn đề, vận dụng sáng tạo, phù hợp thực tiễn và nhu cầu từng thời điểm của DN mình.

ong-nguyen-doan-ket.png
Ông Nguyễn Đoàn Kết - Phó Chủ tịch HĐQT, Phó tổng Giám đốc, Trưởng Ban CĐS của Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông – chia sẻ quá trình CĐS của Công ty tại một sự kiện do VINASA tổ chức (Ảnh: Mạnh Vỹ)

“Công ty bắt đầu con đường chuyển đổi từ đột phá chiến lược trong tư duy phát triển, lấy chiến lược CĐS thành nhiệm vụ trung tâm phát triển giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030, nhằm hiện thực hóa sứ mệnh và tầm nhìn mới, đưa Rạng Đông trở thành công ty công nghệ cao, công nghệ số”, Thạc sỹ Nguyễn Đoàn Kết - Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng Giám đốc, Trưởng Ban CĐS của Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông - chia sẻ.

“Con đường CĐS là đi thẳng vào cốt lõi, đó là tái cấu trúc sản phẩm, dịch vụ, chuyển từ nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ chiếu sáng sang cung cấp hệ sinh thái sản phẩm và dịch vụ 4.0 đồng bộ trọn gói. Đặc biệt, lấy công nghệ số làm nền tảng, động lực chủ yếu thúc đẩy nhanh sự phát triển; lấy đổi mới sáng tạo, phát triển, định hình văn hóa số trên cơ sở kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống, làm nền tảng tạo nên phát triển bền vững”, ông Nguyễn Đoàn Kết cho biết.

Cái khó của Rạng Đông là một DN sản xuất đơn thuần dựa trên nhiều loại máy móc công nghệ cũ. Sức nặng của hơn 60 năm lịch sử trong cCĐS lại không hẳn là một lợi thế, bởi đó là khoảng thời gian dài nhặt nhạnh rất nhiều dây chuyền công nghệ, máy móc các đời các hệ, mà theo cách nói của Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đoàn Kết là “làm sao để máy móc nói chuyện được với nhau là một câu chuyện không hề đơn giản”.

Phó tổng Giám đốc Nguyễn Đoàn Kết chia sẻ: “Có tiền, nhập cả hệ thống về thì dễ quá. Nhưng đã có nhiều câu chuyện xương máu rồi, nhập hết về làm mà không biết quản trị chưa chắc đã có kết quả tốt. Rạng Đông lựa chọn CĐS theo cách của “con nhà nghèo” chậm nhưng chắc, làm dần từng chút một, vừa làm vừa học, vừa rút kinh nghiệm. Số hóa riêng lẻ, rồi đồng bộ hóa từng phần, chắc chắn rồi mới đồng bộ hóa toàn phần. Xác định công nghệ phải là nền tảng của CĐS, trong đó hệ thống quản trị dẫn dắt công nghệ.”

Đầu tiên Công ty thực hiện việc nâng cao trình độ tự động hóa của từng cụm máy móc, sau đó kết nối từng máy móc với nhau, cho các máy móc “nói chuyện” với nhau (machine to machine). Cái khó là phải làm cho nhiều loại máy móc với nhiều đời công nghệ khác nhau trao đổi dữ liệu được với nhau. Tìm kiếm giải pháp từ các nhà cung cấp quốc tế dày dặn kinh nghiệm, hệ thống cảm biến kết hợp với thiết bị IoT và kết nối dữ liệu dựa trên nền tảng đã giúp Công ty vượt qua khó khăn này.

Trên cơ sở đó, Rạng Đông xây dựng được hệ thống điều khiển và giám sát SKADA tích hợp lên hệ thống điều khiển chung, hệ thống vận hành trong sản xuất Manufacturing Execution System (MES).

Tiếp theo, Rạng Đông tích hợp trên hệ thống MAP là hệ thống quản trị nguồn lực trong sản xuất và từ đó nó được kết hợp với cả những module hỗ trợ cho sản xuất, ví dụ như: Supply Chain - Cung công nguyên vật liệu, Human Resources - cung cấp nguồn lực nhân lực, Finance, knowledge management...

Những thông tin này được tổng hợp trích xuất đầu ra để tiếp cận với phần hành marketing 4.0 và quản lý vòng đời sản phẩm. Nó tạo thành một hệ thống thống nhất, vừa kết nối ngang, vừa kết nối dọc. Theo đó, dữ liệu thì đi từ dưới lên trên và quyết định thì được đi từ trên xuống dựa vào dữ liệu và nền tảng.

“Chúng tôi xác định sứ mệnh của công ty là cung cấp hệ thống các giải pháp đồng bộ dựa trên công nghệ lõi là công nghệ chiếu sáng và vạn vật kết nối, góp phần kiến tạo nên ngôi nhà thông minh (Smart Home), TPTM (Smart City) và nông nghiệp công nghệ cao (Smart Farm). Từ đó, chúng tôi xác định được những mục tiêu rất cụ thể của mình: mục tiêu trong ngắn hạn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 phải trở thành một DN dẫn đầu về lĩnh vực chiếu sáng trong nước và vươn tầm ra khu vực”, ông Nguyễn Đoàn Kết chia sẻ.

Với mục tiêu như vậy Rạng Đông đã xây dựng được một chiến lược CĐS của riêng mình, mà chiến lược này phải đảm bảo: Thứ nhất là nâng cao được năng lực thích ứng của DN trong thời đại mới, trong kỷ nguyên số. Thứ hai là phải mở rộng được không gian tăng trưởng, tức là mở rộng được sản phẩm, mở rộng được lĩnh vực kinh doanh, mô hình kinh doanh. Và thứ ba là phải vận dụng được những mô hình kinh doanh mới trong thời đại số để thực hiện thương mại đa kênh, O2O (online to offline và offline to online).

Để thực hiện được những mục tiêu như vậy thì chiến lược của Rạng Đông phải xây dựng trụ cột phát triển rất cơ bản: phát triển hệ sinh thái, sản phẩm và dịch vụ 4.0 của Rạng Đông. Trong đó, trên cơ sở công nghệ lõi là công nghệ chiếu sáng được tích hợp những công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư - đặc biệt là công nghệ số, ví dụ như: công nghệ IoT, công nghệ điện toán đám mây, công nghệ điện toán biên, công nghệ sensor, công nghệ Big Data, AI, microprocessor... tích hợp lại để tạo ra những hệ sinh thái sản phẩm mới.

3-san-pham-cua-rang-dong.png
3 sản phẩm giải pháp chiếu sáng của Rạng Đông

Rạng Đông ứng dụng hệ sinh thái sản phẩm của mình vào ba lĩnh vực chủ đạo: thứ nhất là Smart Home, thứ hai là Smart City và thứ ba là Smart Farm.

Trong Smart Home, giải pháp của Rạng Đông tạo ra được những kịch bản có thể cá biệt hóa theo từng nhu cầu của người sử dụng, trong từng không gian. Trong ngôi nhà thì hoàn toàn có những kịch bản chiếu sáng riêng, và đặc biệt chiếu sáng của Rạng Đông là dựa trên cơ sở, nguyên lý “lấy con người làm trung tâm” để tư vấn sở thích lighting cho khách hàng.

Ý tưởng này dựa trên cơ sở khoa học đã được chứng minh bởi Giải thưởng Nobel năm 2017 trao cho ba nhà khoa học người Mỹ mà trong nghiên cứu đó đã khẳng định rằng: Ánh sáng là một yếu tố của môi trường sống và ánh sáng không chỉ có tác dụng để nhìn mà nó còn tác động đến nhịp sinh học trong cơ thể con người và các sinh vật sống khác. Nó là nguồn gốc tác động đến sức khỏe, đến bệnh tật và càng ngày càng trở thành yếu tố rất đáng quan tâm khi đời sống được nâng cao lên.

Smart Farm hướng tới nông nghiệp thông minh. Mỗi loại vật nuôi, cây trồng phù hợp với nguồn sáng có tần số sóng ánh sáng riêng giúp kích thích quá trình sinh trưởng, phát triển nhanh và khỏe mạnh hơn.

Kết hợp công nghệ IOT và thiết bị cảm biến sẽ tạo ra những giải pháp chiếu sáng nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp thông minh rất hiệu quả cả về năng suất và chất lượng. “Hiện nay chúng tôi đang nghiên cứu nguồn sáng phù hợp thúc đẩy sự tăng trưởng của sâm Ngọc Linh và bước đầu đã cho kết quả khá khả quan”, ông Nguyễn Đoàn Kết tiết lộ.

Đô thị thông minh (Smart City) của Rạng Đông nhằm giúp cho đô thị tiết kiệm điện chiếu sáng hiệu quả, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay thì tiết kiệm điện năng cũng đang là một vấn đề lớn đối với đất nước Việt Nam nói riêng và đối với thế giới nói chung.

bt-nguyen-manh-hung-rang-dong.png
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trực tiếp trò chuyện cùng các anh em kỹ thuật viên của Rạng Đông trong chuyến thăm và làm việc với Công ty vào tháng 4/2023

Đổi mới dựa trên sáng tạo mở

Để thực hiện được mục tiêu đề ra, Rạng Đông phải tiến hành xây dựng hệ sinh thái thông minh. Công ty đã quyết tâm triển khai hệ thống sản xuất thông minh dựa trên một nền tảng là văn hóa đổi mới, sáng tạo.

“Ở Rạng Đông, mỗi một năm, chúng tôi tổ chức hai ngày “RangDong Techday”. Sự kiện này hội tụ những sáng kiến của tất cả mọi người, từ những người lao động là công nhân trực tiếp trên dây truyền tới các cấp quản lý. Chính những người ấy là những người có sáng kiến hữu ích nhất, thiết thực nhất khi nêu ra bài toán về tự động hóa để thực hiện số hóa. Những nhân viên Quy trình sản xuất nêu ra những bài toán về tối ưu hóa quy trình và có thể tận dụng được những công cụ quản trị mới, ví dụ như là OKR, ODA, Lim Sigma...” ông Nguyễn Đoàn Kết cho biết.

Trong 3 năm đẩy mạnh CĐS (2020 - 2022), phong trào lao động sáng tạo của Công ty Cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông đã có 4.349 sáng kiến cải tiến kỹ thuật, 70% trong số đó được áp dụng vào thực tiễn sản xuất kinh doanh, trực tiếp tham gia tạo giá trị.

Mọi người cùng nhau sáng tạo ra cách làm mới, bằng lao động gian khổ và phấn đấu không mệt mỏi, hơn 2.400 CBCNV của Rạng Đông đã chung tay làm nên những thành tựu đáng tự hào, kiến tạo nền tảng cho bước phát triển mới của Công ty với sự kiên định con đường “phát triển bằng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và sự tử tế”.

Tuy nhiên, chỉ có ĐMST của CBCNV trong công ty chưa đủ. Quá trình ĐMST muốn phát huy được tác dụng thì phải là một sự ĐMST mở (Open Innovation) nghĩa là nó phải kết hợp với nguồn tri thức từ bên ngoài.

“Rạng Đông luôn tôn trọng tri thức và luôn đồng hành cùng các nhà khoa học trong nghiên cứu,vì vậy mà đã gặt hái được rất nhiều thành công. Chúng tôi có liên kết với các trường đại học, các viện nghiên cứu. Ví dụ: Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông, Đại học FPT...”, ông Nguyễn Đoàn Kết chia sẻ.

Những tri thức bên ngoài được tiếp thu vào Rạng Đông và được Công ty tích hợp vào hệ sinh thái sản phẩm của mình làm thành hệ sinh thái sáng tạo mở.

Ngoài ra, Rạng Đông cũng kết hợp với các trường đại học để xây dựng các phòng thí nghiệm chung. Mới đây, Rạng Đông cùng Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) hợp tác xây dựng một phòng thí nghiệm Smart Home, Smart City để tạo môi trường nghiên cứu hiện đại cho các em sinh viên thực hành và cuốn hút các em ấy về thực tập tại Rạng Đông để tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng cao cho Công ty sau này.

rang-dong-ptit.png
Đại diện Lãnh đạo Rạng Đông và Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông ký kết Biên bản hợp tác

Đặc biệt, Rạng Đông rất chú trọng đến chiến lược phát triển hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ 4.0. Ba Trung tâm R&D của Rạng Đông ứng dụng các công nghệ trong nhóm 99 công nghệ ưu tiên, thuộc nhóm 107 sản phẩm công nghệ cao, kết hợp với Open Innovation và phong trào đổi mới sáng tạo đã đưa các thành tựu 4.0 hình thành Hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ 4.0.

Với hệ sinh thái này, Rạng Đông chuyển từ Nhà sản xuất sản phẩm sang Nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ, phát triển lĩnh vực Smart Home, Smart City và Smart Farm.

Áp dụng mô hình kinh doanh mới

Rạng Đông cũng đổi mới mô hình kinh doanh truyền thống (Pipeline) sang Mô hình kinh doanh thời đại số (DBM), phát triển các mô hình kinh doanh nền tảng và hệ sinh thái nhằm phát huy hiệu ứng mạng lưới và tăng trưởng cấp số nhân.

truong-thanh-so.png

Để thực hiện được các mục tiêu đã đề ra thì Công ty phải có một mô hình kinh doanh mới, phù hợp hơn. Hệ sinh thái sản phẩm của 4.0 không phải là sản phẩm đơn lẻ mà là hệ thống của giải pháp. Vì vậy, để đạt hiệu quả cao trong quá trình sản xuất kinh doanh thì các giải pháp phải được đồng bộ với nhau.

“Chúng tôi thực hiện một mô hình kinh doanh digital business model (DBM) và phát triển theo hướng đa kênh, mở rộng thương mại điện tử, phát triển O2O Online to offline và ngược lại là offline to online, đồng thời kết hợp với mô hình Omni Channel để tiếp cận tốt nhất tới người dùng cuối”, ông Nguyễn Đoàn Kết cho biết.

Mặt khác, Công ty cũng hợp tác với những tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới và trong nước. Nhờ đó, Rạng Đông đã tìm được những giải pháp phù hợp, kết hợp chúng với nhau để tạo ra nền tảng điều khiển, quản lý sản xuất kinh doanh của riêng mình, được coi như là Driver (phần cứng). Phần cứng này được nhúng các chương trình phần mềm và tích hợp với các nền tảng điều khiển thông qua API để tạo ra một hệ sinh thái điều khiển thống nhất.

Đặc biệt, để thực hiện được trên quy mô toàn DN thì Công ty đã tổ chức được mô hình điều hành rất linh hoạt và chuyển từ mô hình tổ chức phân cấp chức năng tuyến tính trước đây sang mô hình ma trận để phá vỡ các “ốc đảo” thông tin (silo) và phá vỡ sự độc lập của các phòng ban tạo thành mô hình key word theo mô hình chữ T (T-shaped). Trong đó, phân nhóm chính tác nghiệp trong một modul và các bộ phận bổ trợ phối hợp vào theo mô hình linh hoạt (agile) để đảm bảo sự tùy biến nhanh và phát huy cao độ tinh thần sáng tạo của các thành viên trong đội, nhóm...

Năm 2022 là giai đoạn mới trong CĐS của Rạng Đông, sau bước vừa làm vừa học, ứng dụng, thử nghiệm một số công cụ số, Công ty đã thực hiện được các bước số hóa riêng lẻ, đồng bộ hóa từng phần giống như thực hiện mài giũa các bánh răng trong cỗ máy. Bước vào giai đoạn 2022 - 2023, Rạng Đông đã thực hiện ghép các module chức năng vào thành bộ máy hoàn chỉnh, các bánh răng đã khớp nối đồng bộ.

Trái ngọt

Trước năm 2019, tốc độ tăng trưởng của Rạng Đông bình quân mỗi năm chỉ đạt từ 8 – 10%. Tuy nhiên, sau khi chuyển đổi số (bắt đầu từ năm 2019), với rất nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19 (làm đứt gãy chuỗi cung ứng và lạm phát tăng cao...), nhưng Rạng Đông vẫn đạt được mặt bằng tăng trưởng mới.

bieu-do-toc-do-tang-truong-rang-dong.png
Biểu đồ tốc độ tăng trưởng của Rạng Đông trước và sau CĐS

Đỉnh điểm là 3 năm bứt phá 2020-2022, mặc cho các DN chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh COVID-19 và suy thoái kinh tế, nhờ CĐS mạnh mẽ, Rạng Đông vẫn đạt mức tăng trưởng 15-20%/năm. Quý I/2023, tăng trưởng doanh thu của Công ty đạt 2.136 tỉ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2022.

Về tỷ lệ sản phẩm công nghệ/tổng doanh thu của Rạng Đông năm 2022: sản phẩm công nghệ chiếm 70%, tương đương 5.500 tỷ đồng (đèn LED, thiết bị điện, sản phẩm phích); sản phẩm công nghệ cao chiếm 29% (đèn LED smart, thiết bị điện thông minh, sản phẩm IoT cho kênh module, đèn LED tiên tiến, phích tiên tiến....).

bang-khen-rang-dong.png
Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Rạng Đông Nguyễn Đoàn Thăng đón nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ TT&TT về những thành tích xuất sắc trong thực hiện CĐS giai đoạn 2020-2023

“Trong tháng tư vừa rồi, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng có trao tặng cho Rạng Đông Bằng khen DN CĐS xuất sắc trong ba năm vừa qua. Điều đó chứng minh hiệu quả cao đạt được từ hoạt động chuyển đổi số của chúng tôi trong giai đoạn này”, ông Nguyễn Đoàn Kết phấn khởi chia sẻ.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã đánh giá cao nỗ lực của Rạng Đông trong việc tìm cho mình một con đường đi riêng trong CĐS, tận dụng nguồn tri thức xuất sắc, phát triển một chiến lược CĐS rất bài bản, hình thành cho mình những lý luận về CĐS.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, Rạng Đông đã tìm ra từ khóa quan trọng nhất của CĐS là thông minh hóa, tập trung làm thông minh hóa những gì mình đang có của thế hệ cũ thành những sản phẩm và dịch vụ thông minh, biến chúng từ thế hệ 2.0, 3.0 thành 4.0, tạo cảm hứng cho tất cả các doanh nghiệp Việt Nam đang muốn chuyển đổi số.

Với sự cố gắng mạnh mẽ, thời gian qua Rạng Đông đã được những thành tích đáng kể: TOP 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam; TOP 50 DN đạt lợi nhuận xuất sắc Việt Nam; “TOP Công nghiệp 4.0 Việt nam – I4.0 Award” lần thứ nhất, năm 2022. Hạng mục 1: TOP Doanh nghiệp Công nghiệp 4.0; “TOP Công nghiệp 4.0 Việt nam – I4.0 Award” lần thứ nhất, năm 2022.

Hiện nay, Rạng Đông là DN tiên phong cung cấp hệ thống giải pháp đồng bộ dựa trên công nghệ lõi là chiếu sáng và IoT, góp phần kiến tạo ngôi nhà thông minh, TPTM, nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp chính xác.

Rạng Đông lên kế hoạch cho mình là đến năm 2025 sẽ trở thành DN công nghệ cao dẫn đầu thị trường chiếu sáng tại Việt Nam; tiên phong trong lĩnh vực cung cấp Hệ sinh thái 4.0, hiện thực hóa khát vọng “Make in Viet Nam”.

Năm 2030, Rạng Đông phấn đấu sẽ trở thành DN tầm tỷ đô, đưa thương hiệu Rạng Đông lên tầm khu vực. Con đường phát triển của Công ty được định rõ bằng “Khoa học công nghệ, ĐMST và Sự tử tế”. Xây dựng Công ty có môi trường làm việc luôn sáng tạo, văn hóa hơn, chuyên nghiệp hơn và hạnh phúc hơn (thu nhập bình quân đến năm 2025 đạt 2000 USD/người/tháng).

Từ một DN sử dụng công nghệ, sử dụng máy móc thiết bị, Rạng Đông đã trở thành DN chế tạo công nghệ, chế tạo máy móc thiết bị - chính là CĐS căn bản của một DN sản xuất.

(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 8 tháng 8/2023)

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Alibaba sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam
    Trong thời gian chờ xây dựng, tập đoàn công nghệ Trung Quốc thuê không gian máy chủ từ các công ty viễn thông của Việt Nam.
  • Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
    Khám phá một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa. Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
  • Lan tỏa kinh nghiệm, mô hình CĐS cho các cơ quan báo chí
    Trong quý I-2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tiếp tục tăng cường thực hiện công tác đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu độc trên mạng xã hội (MXH) xuyên biên giới.
  • Tam Đảo - điểm đến cho một không gian âm nhạc riêng
    Từng được mệnh danh là “Hòn Ngọc Đông Dương” - Tam Đảo luôn khiến những kẻ lãng du nao lòng bởi không gian bảng lảng sương mù lẩn khuất giữa những kiến trúc biệt thự tráng lệ. Và còn gì quyến rũ hơn, khi giữa không gian ấy lại được đắm mình trong những giai điệu trữ tình, ngọt ngào sâu lắng.
  • Hiệu quả thiết thực từ mô hình tiếp công dân trực tuyến
    Với sự phát triển của công nghệ truyền thông, họp trực tuyến, xét xử trực tuyến, tiếp công dân trực tuyến cũng đã được một số địa phương áp dụng. Việc tiếp công dân trực tuyến phần nào mang lại hiệu quả thiết thực so với tiếp công dân trực tiếp.
Đừng bỏ lỡ
  • Khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành tại trung tâm IOC: Kinh nghiệm của Bình Phước
    Xác định dữ liệu là nguồn tài nguyên quý trong kỷ nguyên số - một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Bình Phước đã sớm tập trung quan tâm tạo lập, khai thác, sử dụng, tăng cường chia sẻ, kết nối dữ liệu số cùng với việc thành lập IOC và những kết quả bước đầu thu được rất đáng ghi nhận.
  • Mỹ phạt nhà mạng vì chia sẻ vị trí của người dùng
    Chính phủ Mỹ đã đưa ra mức phạt hàng triệu USD đối với các nhà mạng AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon sau một cuộc điều tra cho thấy các nhà mạng lớn của nước này đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của thuê bao mà không có sự đồng ý của họ.
  • 5 cách để nâng cao bảo mật khi sử dụng trình duyệt Chrome
    Trình duyệt Chrome đang được rất nhiều người tin dùng bởi độ ổn định và khả năng bảo mật. Tuy nhiên, sự phổ biến này cũng khiến nó trở thành mục tiêu của tin tặc.
  • Nhà báo phát thanh trước yêu cầu chuyển đổi số
    Nhà báo phát thanh trong kỷ nguyên số cần hội đủ những kỹ năng cơ bản.
  • Tuyên Quang: Tăng cường các giải pháp chuyển đổi số báo chí
    Các chi hội nhà báo tại tỉnh Tuyên Quang đã đẩy mạnh công tác chuyển đổi số (CĐS) báo chí với nhiều giải pháp từ ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất tin bài; duy trì hiệu quả chuyên mục “Chuyển đổi số” cho tới phát triển tác phẩm báo chí số.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
  • Oracle đầu tư mạnh vào AI tạo sinh, đáp ứng xu hướng "chủ quyền dữ liệu"
    Nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây của Hoa Kỳ Oracle đang tăng cường các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của mình khi cạnh tranh trên thị trường điện toán đám mây (ĐTĐM) ngày càng khốc liệt và ngày càng có nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực AI.
  • Mỹ lập hội đồng khuyến nghị ứng dụng AI an toàn cho hạ tầng trọng yếu
    Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) đưa ra khuyến nghị cách sử dụng công nghệ AI để bảo vệ các hãng hàng không, dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, đặc biệt là chống các cuộc tấn công sử dụng AI.
  • Làm gì để phát triển tài năng chuyển đổi?
    Partha Srinivasa, Giám đốc CNTT (CIO) của nhà cung cấp bảo hiểm tài sản và tai nạn Erie có trụ sở tại Pennsylvania, Mỹ đã chia sẻ về cách tiếp cận của ông trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên có tinh thần chuyển đổi.
Rạng Đông “hái quả ngọt” sau chuyển đổi số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO