Doanh nghiệp số

Sản phẩm Viettel - Công cụ góp phần làm giàu thêm dữ liệu về dân cư

NM 11:41 13/07/2023

Trong khuôn khổ Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 về chuyển đổi số (CĐS) quốc gia và Đề án 06 của Chính phủ vừa diễn ra, ngoài việc tổng kết, đánh giá, đưa giải pháp đề xuất, các các mô hình, sản phẩm ứng dụng số cũng đã được giới thiệu.

Trong số đó, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã giới thiệu mô hình hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) hoàn chỉnh cho các tỉnh, thành phố gắn với Chính phủ số (CPS), chính quyền số (CQS), CĐS và đô thị thông minh (ĐTTM).

Bộ sản phẩm này là một mô hình CĐS chuẩn mà các địa phương có thể tham khảo để áp dụng trên địa bàn.

Theo đó, mô hình của Viettel có điểm đặc biệt là được thiết kế theo kiến trúc chính quyền điện tử 2.0, đảm bảo tuân thủ quy chuẩn, quy định và hướng dẫn của Bộ TT&TT, Bộ Xây dựng liên quan đến xây dựng CQS, CĐS và ĐTTM của các địa phương.

Cùng với đó, mô hình được thiết kế, chỉ rõ thành nhiều lớp và nhiều nhóm giải pháp, ứng dụng phổ biến, tiêu biểu mà các địa phương có thể tham khảo, chọn lựa và áp dụng cho địa phương mình.

Cụ thể, các lớp thu thập dữ liệu, kết nối mạng, tính toán lưu trữ, hỗ trợ dữ liệu và dịch vụ và lớp ứng dụng. Đồng thời, xuyên suốt bên cạnh là các hệ thống an toàn thông tin, bảo trì hoạt động, hạ tầng xây dựng, định vị và định danh.

screenshot-1487-(1).png
Viettel cam kết đồng hành cùng chính phủ, doanh nghiệp và các địa phương trong công tác CĐS

Ngoài ra, Viettel cũng mang đến gần 30 mô hình thuộc 5 nhóm tiện ích theo Đề án 06: Nhóm tiện ích phục vụ thủ tục hành chính (TTHC) và dịch vụ công trực tuyến (DVCTT); Nhóm tiện ích phát triển kinh tế xã hội; Nhóm tiện ích phục vụ công dân số; Nhóm tiện ích làm giàu dữ liệu dân cư và Nhóm tiện ích phục vụ điều hành chỉ đạo chung.

Ở từng nhóm tiện ích phục vụ TTHC và dịch vụ công trực tuyến, Viettel tham gia triển khai 53 dịch vụ công thiết yếu, triển khai ứng dụng tự động hoá Trung tâm hành chính công và xây dựng dịch vụ công không sử dụng hồ sơ giấy, cùng với đó là sử dụng chứng thực điện tử có kết nối với CSDL dân cư. Cũng nhờ những tính năng, ưu điểm trên, điều này đã giúp cắt giảm các TTHC, cung cấp dịch vụ công thuận tiện hơn cho người dân và doanh nghiệp.

Đối với nhóm tiện ích phát triển kinh tế xã hội, Viettel tiến hành nghiên cứu và áp dụng mã QR trên thẻ CCCD và VNeID trong các ứng dụng khám chữa bệnh, thanh toán bằng CCCD gắn chip và dịch vụ tài chính số. Và điều này đã giúp tăng cường tính bảo mật và tiện lợi trong các giao dịch hàng ngày.

Mang ưu điểm như các nhóm trên, ở nhóm tiện ích phục vụ công dân số, Viettel sẽ Triển khai tích hợp các hệ thống quản lý nhà trường, học tập trực tuyến (K12Online), sổ sức khỏe điện tử, hệ thống quản lý chương trình an sinh xã hội trên VNeID. Điều này giúp nâng cao chất lượng và sự thuận tiện cho người dân khi sử dụng các nền tảng giáo dục, y tế và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội.

Ở nhóm tiện ích làm giàu dữ liệu dân cư, Viettel xây dựng các giải pháp nhằm đồng bộ hóa CSDL quốc gia, tích hợp với CSDL dân cư và VneID, điều này giúp tạo ra một hệ thống thông tin chính xác, đáng tin cậy và hiệu quả, từ đó góp phần làm giàu thêm dữ liệu về người dân.

Ở nhóm tiện ích phục vụ điều hành chỉ đạo chung, Viettel triển khai trung tâm điều hành thông minh (IOC) giúp lãnh đạo các cấp ra quyết định dựa trên dữ liệu, số liệu trên thời gian thực, giảm thời gian thống kê, báo cáo. IOC đóng vai trò là Bộ não tổng hợp, chỉ huy, điều hành toàn bộ các hoạt động của thành phố thông qua việc thu thập, chuẩn hóa dữ liệu. Đồng thời, áp dụng các nền tảng phân tích và xử lý dữ liệu (VIettel DMP) để phân tích, đưa ra các báo cáo, cảnh báo phục vụ đắc lực cho lãnh đạo trong việc ra quyết định, chỉ huy các hoạt động của thành phố./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Vượt qua hơn 1.000 doanh nghiệp, Bưu điện Việt Nam đạt giải Thương hiệu Quốc gia 2024
    Đây là lần thứ 2 liên tiếp Bưu điện Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng danh giá này bởi những thành tựu lớn trong lĩnh vực logistics, bưu chính chuyển phát tại Việt Nam và Quốc tế.
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
  • Tuyên Quang: Kiên trì phương châm “mưa dầm thấm lâu” để nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào vùng DTTS&MN
    Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, góp phần giúp các kiến thức pháp luật về mọi mặt của đời sống ngày một đến gần hơn với người dân (đặc biệt là vùng đồng bào DTTS&MN).
  • Malaysia gây “sốc” khi trao giấy phép mạng 5G thứ hai
    Câu chuyện 5G của Malaysia đã có một bước ngoặt bất ngờ khi cơ quan quản lý nước này trao giấy phép triển khai mạng 5G thứ hai cho nhà mạng nhỏ nhất của đất nước là U Mobile.
Đừng bỏ lỡ
Sản phẩm Viettel - Công cụ góp phần làm giàu thêm dữ liệu về dân cư
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO