Sở TT&TT có thêm nhiệm vụ, quyền hạn mới về CĐS

AD| 26/08/2022 18:21
Theo dõi ICTVietnam trên

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã ban hành Thông tư số 11/2022/TT-BTTTT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở TT&TT thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc UBND cấp huyện.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2022, thay thế Thông tư liên tịch số 06/2016/TTLT-BTTTT-BNV ngày 10/3/2016 của Bộ trưởng Bộ TT&TT và Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Cụ thể, Thông tư quy định Sở TT&TT có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý Nhà nước về báo chí; xuất bản, in, phát hành; phát thanh, truyền hình; thông tin điện tử; thông tin đối ngoại; thông tin cơ sở; bưu chính; viễn thông; tần số vô tuyến điện; công nghiệp CNTT; ứng dụng CNTT; an toàn thông tin mạng (ATTTM); giao dịch điện tử, chuyển đổi số (CĐS) tại địa phương.

Sở TT&TT có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp tỉnh, đồng thời, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ TT&TT.

Sở TT&TT có thêm nhiệm vụ, quyền hạn mới về lĩnh vực CĐS

Thông tư nêu rõ Sở TT&TT có 35 nhiệm vụ. Đặc biệt, nhằm đáp ứng những yêu cầu mới của thời đại số, cũng như đáp ứng được các yêu cầu của Chương trình CĐS quốc gia, Thông tư 06/2016/TTLT-BTTTT-BNV đã quy định bổ sung thêm một số nhiệm vụ, quyền hạn mới đối với Sở TT&TT.

Theo đó, đối với lĩnh vực CĐS, ứng dụng CNTT, giao dịch điện tử, phát triển chính quyền điện tử (CQĐT), chính quyền số (CQS), kinh tế số và xã hội số, Thông tư quy định Sở TT&TT chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thường trực Ban chỉ đạo về CĐS; là đầu mối tổng hợp, tham mưu, điều phối hoạt động phối hợp liên ngành giữa các sở, ngành, quận, huyện, các cơ quan, tổ chức để thực hiện các chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách thúc đẩy CĐS, ứng dụng CNTT, giao dịch điện tử, phát triển CQĐT, CQS, kinh tế số và xã hội số, đô thị thông minh tại địa phương…

Đồng thời, Sở TT&TT có trách nhiệm thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin, tổ chức triển khai, xây dựng, quản lý, vận hành, hướng dẫn sử dụng cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo; xây dựng và duy trì hoạt động trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử của địa phương; tổ chức triển khai, bảo đảm kỹ thuật cho việc cung cấp dịch vụ hành chính công;…

Bên cạnh đó, Thông tư quy định Sở TT&TT theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án ứng dụng CNTT trong phạm vi quản lý, bảo đảm đầu tư tập trung, đúng mục tiêu, có hiệu quả; thẩm định dự án đầu tư ứng dụng CNTT, CĐS, phát triển CQĐT, CQS, kinh tế số và xã hội số theo thẩm quyền; Xây dựng, duy trì, cập nhật, tổ chức thực hiện và đánh giá, kiểm tra việc tuân thủ Kiến trúc CQĐT, Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh…

Đối với vấn đề quản lý và chia sẻ dữ liệu, Thông tư nêu rõ Sở TT&TT hướng dẫn việc quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu trong phạm vi quản lý; đánh giá, kiểm tra việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, đơn vị trong nội bộ của địa phương, là đầu mối tham mưu giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu; đồng thời điều phối kết nối chia sẻ dữ liệu, hướng dẫn, hỗ trợ cơ quan, đơn vị kết nối ra ngoài phạm vi địa phương mình…

Cùng với đó là tổ chức triển khai, xây dựng, quản lý, vận hành hạ tầng mạng, trung tâm dữ liệu, hạ tầng, nền tảng, cơ sở dữ liệu dùng chung, sử dụng thống nhất ở địa phương phục vụ CĐS, ứng dụng CNTT, giao dịch điện tử, phát triển CQS, kinh tế số và xã hội số.

Ngoài ra, Sở cũng có trách nhiệm tổ chức triển khai thúc đẩy đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động của người dân lên các nền tảng số Việt Nam theo hướng dẫn của Bộ TT&TT; Thúc đẩy ứng dụng và phát triển chữ ký số, dấu thời gian, dịch vụ tin cậy và xác thực điện tử tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ TT&TT…

Đặc biệt, trong bối cảnh CĐS được triển khai mạnh mẽ toàn diện và trên mọi lĩnh vực, ATTTM là vấn đề quan trọng mà các cơ quan, đơn vị, bộ, ban ngành phải tập trung ưu tiên đảm bảo an toàn hiệu quả. Theo đó, Thông tư cũng quy định rõ Sở TT&TT có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ đơn vị chuyên trách về ATTTM theo quy định của pháp luật; xây dựng, hướng dẫn, tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược, kế hoạch, đề án của địa phương về ATTTM; tổ chức triển khai bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;…

Sở TT&TT có thêm nhiệm vụ, quyền hạn mới - Ảnh 1.

Sở TT&TTT có trách nhiệm tổ chức quản lý, triển khai giám sát ATTT, giám sát thông tin về địa phương trên không gian mạng; thực hiện cảnh báo về ATTT. (Ảnh minh họa: Internet)

Sở TT&TT thực hiện kiểm tra, đánh giá ATTTM đối với sản phẩm, thiết bị CNTT-TT và các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý; Tổ chức quản lý, triển khai giám sát ATTT, giám sát thông tin về địa phương trên không gian mạng; thực hiện cảnh báo về ATTT; đồng thời là đầu mối điều phối kỹ thuật để xử lý thông tin vi phạm pháp luật trên không gian mạng theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, tổ chức triển khai kết nối, chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia thuộc Cục ATTT (Bộ TT&TT); triển khai hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm ATTTM quốc gia, hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm ATTTM của địa phương theo quy định; là thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố ATTTM quốc gia và thực hiện trách nhiệm, quyền hạn theo quy định của pháp luật liên quan; kết nối, chia sẻ thông tin với Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) thuộc Cục ATTT.

Đặc biệt, Sở TT&TT cũng có trách nhiệm hướng dẫn bảo đảm ATTT cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn; hướng dẫn, phổ cập công cụ và kỹ năng bảo đảm ATTTM ở mức cơ bản cho người dân. Tổ chức triển khai, xây dựng, quản lý, vận hành các hệ thống đảm bảo ATTT, các hệ thống hạ tầng kỹ thuật tập trung của địa phương để bóc gỡ mã độc, xử lý, giảm thiểu tấn công mạng, hỗ trợ giám sát ATTT cho hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ công trực tuyến, phát triển CQĐT, CQS, kinh tế số và xã hội số;

Đồng thời, chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng trong lĩnh vực phòng, chống tấn công mạng, phòng, chống mã độc; bảo đảm ATTT cá nhân trên mạng; bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.

Rõ ràng, với những nhiệm vụ và quyền hạn bổ sung mới, Sở TT&TT sẽ tham gia mạnh mẽ hơn vào lộ trình CĐS nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ về CĐS quốc gia, thực hiện có hiệu quả Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030./.

Bài liên quan
  • AI, chuyển đổi số xoay chuyển lĩnh vực bán lẻ, người tiêu dùng
    Sự phát triển của AI, cùng với làn sóng chuyển đổi số (CĐS), đang cách mạng hóa trải nghiệm mua sắm tại Việt Nam. Từ cá nhân hóa dịch vụ đến tối ưu hóa chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp (DN) bán lẻ phải nhanh chóng thích nghi để đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Tập đoàn VNPT tăng trưởng 7% năm 2024
    Năm 2024, mặc dù thị trường viễn thông - công nghệ thông tin gặp khá nhiều khó khăn, song với nhiều nỗ lực và quyết tâm cao, Tập đoàn VNPT vẫn giữ vững thị phần với các dịch vụ trọng điểm, tối ưu chi phí, để doanh thu, lợi nhuận toàn Tập đoàn được duy trì và tăng trưởng so với cùng kỳ.
  • Zalo đã có hơn 17.000 tài khoản chính thức của cơ quan nhà nước, đơn vị tiện ích
    Tính đến hết năm 2024, có tổng cộng 17.273 tài khoản chính thức của các cơ quan nhà nước và đơn vị tiện ích (trường học, y tế…) đã được thiết lập và định danh trên nền tảng Zalo, phủ khắp 63 tỉnh thành trên cả nước. ‏
  • ‏FPT nhận chứng nhận CREST, củng cố vị thế dẫn đầu dịch vụ SOC‏
    Mới đây, FPT chính thức đạt chứng nhận quốc tế CREST cho dịch vụ giám sát và ứng cứu sự cố an toàn thông tin 24/7 (dịch vụ SOC), khẳng định cam kết của FPT với khách hàng về chất lượng dịch vụ an toàn thông tin đạt chuẩn thế giới.‏
  • Hướng tới vinh danh các "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” 2024
    Giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam" là giải thưởng vinh danh những sản phẩm, giải pháp, nền tảng xuất sắc, tiêu biểu, thể hiện năng lực của doanh nghiệp Việt và người Việt trong việc làm chủ về công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm công nghệ số.
  • 5,5 tỷ người trên thế giới sử dụng Internet
    Theo báo cáo mang tên “Thực tế và Con số 2024” của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), năm 2024 đã có thêm 227 triệu người được tiếp cận Internet, nâng tổng số người sử dụng Internet lên 5,5 tỷ người, chiếm 68% dân số toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Sở TT&TT có thêm nhiệm vụ, quyền hạn mới về CĐS
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO