Trong cuộc làm việc tại Tập đoàn FPT, lãnh đạo tỉnh Điện Biên mong muốn FPT đồng hành, cùng phát triển để Điện Biên không chỉ được nhắc đến là bảo tàng rộng lớn, là chiến trường xưa, mà cần thể hiện ý chí vươn lên của đồng bào Tây Bắc.
Việc triển khai các nền tảng số và kho dữ liệu dùng chung sẽ thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện về chính quyền số, làm cơ sở bền vững thúc đẩy kinh tế số, xã hội số và phát triển đô thị thông minh tại TP. Hồ Chí Minh.
Tuần lễ Chuyển đổi số TP. Hồ Chí Minh năm 2024 đánh dấu bước tiến mới trong thúc đẩy CĐS toàn diện của thành phố, góp phần phát triển kinh tế số bền vững.
Theo đánh giá của UBND TP Hà Nội, trong 9 tháng năm 2024, thành phố xác định ưu tiên triển khai phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác cải cách hành chính, với một loạt mô hình mới được triển khai.
Xây dựng văn hóa chính quyền số là quá trình quan trọng trong việc thay đổi và tạo dựng một môi trường làm việc và quản lý công việc trong chính quyền sử dụng công nghệ số và các công cụ kỹ thuật số.
Xây dựng và phát triển chính quyền số là yếu tố then chốt trong chiến lược cải cách hành chính, góp phần tạo nên một nền hành chính minh bạch, hiện đại và chuyên nghiệp, hoạt động hiệu quả và có hiệu lực. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và sự tác động mạnh mẽ của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, quản trị Nhà nước, đặc biệt là việc thiết lập chính quyền số, trở thành yêu cầu cấp bách đối với các cấp, Bộ, ngành và địa phương.
Theo ước tính của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), kinh tế số Đà Nẵng năm 2023 chiếm tỷ trọng 20,69% GRDP thành phố, đạt chỉ tiêu đề ra năm 2025 là 20%.
Xây dựng chính quyền số mang lại nhiều lợi ích cho cả chính quyền, doanh nghiệp và người dân. Tuy nhiên, quá trình triển khai chính quyền số cũng có nhiều thách thức.
Với phương châm chuyển đổi số (CĐS) giúp người dân hạnh phúc hơn, trong thời gian qua, công tác CĐS ở Yên Bái đã đạt được những thành tựu đáng kể. Minh chứng rõ nét nhất là Chỉ số CĐS (DTI) của tỉnh tăng nhanh và đều qua các năm.
Chuyển đổi số (CĐS) đô thị là dùng công nghệ số để kiến tạo một môi trường sống mới thông minh hơn, hiệu quả hơn cho con người, cũng là mục tiêu hướng tới của Chính phủ số. Điều này chỉ đạt được khi dữ liệu số được tạo lập và khai thác một cách hiệu quả.
Dữ liệu và khai thác hiệu quả dữ liệu là cốt lõi quá trình xây dựng Thành phố thông minh/đô thị thông minh (TPTM/ĐTTM). Hoạt động này cũng góp phần tạo nên một chính quyền số thông minh hơn, quản trị đô thị một cách hiệu quả và bền vững.
Chính quyền bang New South Wales (NSW), Australia đo lường sự tham gia của cộng đồng vào các dịch vụ chính quyền cung cấp và sử dụng những hiểu biết sâu sắc để cải thiện các dịch vụ công quyền.
Việc điều chỉnh Đề án “Xây dựng chính quyền điện tử và đô thị thông minh tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030” sẽ giúp Hải Dương giảm kinh phí từ 3.800 tỷ đồng thành 2.030 tỷ đồng và để đáp ứng yêu cầu thực tế, phù hợp với cơ chế, chính sách hiện hành.
Đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số (CĐS) toàn diện, hiện nay, nhiều cơ quan Nhà nước (CQNN) cấp bộ và địa phương đã tiếp tục đổi mới và đa dạng hóa phương thức tiếp cận với người dân thông qua các nền tảng số nhằm thúc đẩy người dân tham gia các hoạt động trên môi trường số.
Trong những năm qua, tỉnh Đồng Nai đã chủ động chuyển đổi số (CĐS) mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đây vừa là cơ hội, vừa là động lực khơi dậy khát vọng, mở ra không gian phát triển mới cho tỉnh nhà.