Sóc Trăng muốn bán được nhiều gạo ST 25 nhờ chuyển đổi số

Lan Phương| 07/01/2021 15:58
Theo dõi ICTVietnam trên

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thông (NN&PTNT) tỉnh Sóc Trăng vừa có kiến nghị Bộ TT&TT về việc hỗ trợ bà con nông dân có thể bán được nhiều gạo ST 25 hơn, đặc biệt là qua sàn thương mại điện tử (TMĐT).

Kiến nghị này được Giám đốc Sở NN&PTNT Sóc Trăng Huỳnh Ngọc Nhã nêu tại buổi làm việc giữa Bộ TT&TT với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Sóc Trăng mới đây về thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS) để phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh.

Giám đốc Huỳnh Ngọc Nhã cho biết thời gian qua, nông nghiệp của tỉnh đã có chuyển dịch tích cực khi có những mặt hàng nông, thủy sản được thế giới và trong nước biết đến như gạo ST 25 được vinh danh là gạo ngon nhất thế giới, tôm nước lợ, cây ăn trái… Ngành Nông nghiệp Sóc Trăng muốn thúc đẩy CĐS trong ngành này. Các ngành Công thương, nông nghiệp của tỉnh thời gian qua đã có nhiều hoạt động tích cực hỗ trợ bà con bán hàng hoá, nhưng các mặt hàng nông thủy sản trên các sàn TMĐT còn hạn chế.

Theo đó, Sở NN&PTNT muốn CĐS nông nghiệp cần thiết hiện nay nhất là cơ chế chính sách ban đầu để thúc đẩy kết nối trên nền tảng nông nghiệp hỗ trợ bà con bà con, kết nối doanh nghiệp (DN) để phát triển, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Cụ thể, là thúc đẩy bán hàng nông sản trên sàn giao dịch nông nghiệp, kết nối DN nước ngoài đến với Sóc Trăng để liên kết, trao đổi thông tiên xuất khẩu hàng hóa nông sản. Bà con nông dân rất muốn bán gạo ST 25 ra nước ngoài.

Cũng tại buổi làm việc, ông Chu Quang Hào, Tổng giám đốc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (BĐVN) cho biết hiện nay Sóc Trăng có 99 sản phẩm COOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm), trong đó có 35 sản phẩm đã được BĐVN đưa lên sàn TMĐT của BĐVN Postmart.vn, trong đó, có gạo ST, và đã bán trên kênh của BĐVN. Hiện theo thống kê trong 3 tháng quý IV năm 2020, riêng gạo ST 25 được BĐVN bán với số lượng lớn, chiếm một nửa doanh thu trong các mặt hàng nông thủy sản của Sóc Trăng được bán trên sàn.

Ông Hào cũng chi biết BĐVN có thể chuyển phát các mặt hàng giữa các nước thành viên trong mạng lưới chuyển phát Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) dưới dạng các gói nhỏ bưu kiện. Chuyển phát hàng với khối lượng lớn phải thông qua hải quan. BĐVN sẵn sàng vào làm việc với tỉnh Sóc Trăng để hỗ trợ bán các mặt hàng nông, thủy sản trên sàn TMĐT.

Sóc Trăng muốn bán được nhiều gạo ST 25 qua sàn TMĐT - Ảnh 1.

Gạo ST 25 được bán trên Sàn TMĐT BĐVN Postmart.vn

Đề xuất cụ thể để nông nghiệp Sóc Trăng CĐS

Đề xuất giải pháp CĐS cho nông nghiệp Sóc Trăng, ông Đỗ Công Anh, Phó Cục trưởng Cục Tin học hoá, Bộ TT&TT cho biết CĐS buộc phải làm một số việc. Đối với việc phát triển con tôm cần kiểm soát chất lượng nuôi tập trung, xây dựng được hồ sơ số của con tôm, kết nối trực tiếp cung - cầu để giảm thiểu trung gian và kết nối các chủ thể hỗ trợ khác. Theo đó, Sóc Trăng cần phải xây dựng hệ thống thu thập thông tin ngành và cung cấp rộng rãi công khai, áp dụng nền tảng truy xuất nguồn gốc. Nền tảng akaChain là nền tảng đã được Bộ TT&TT công bố để truy xuất nguồn gốc dựa trên công nghệ blockchain có thể được nghiên cứu triển khai ở Sóc Trăng.

Tiếp theo, theo ông Đỗ Công Anh, phải hình thành và kết nối hệ sinh thái tôm bao gồm người nuôi trồng, các nhà tư vấn, các nhà cung cấp tài chính, bảo hiểm, các đơn vị cung cấp nguyên liệu, dịch vụ thu hoạch, vận chuyển, kho bãi, kiểm định, chứng nhận độc lập, các cơ quan quản lý, nghiên cứu và từ đó hình thành được cộng đồng hệ sinh thái các thành phần tham gia ngành công nghiệp xuất khẩu tôm… Theo đó, tất cả các bên đều có thể theo dõi được thông tin của con tôm từ khi con tôm còn là giống, nguyên liệu cho đến khi tiêu dùng.

Về gạo Sóc Trăng, hiện Sóc Trăng có 2 thương hiệu gạo nổi tiếng ST 24, ST 25, nhiều năm liền nằm trong top 3 thế giới, đặc biệt gạo ST 25 đạt giải gạo ngon nhất thế giới trong năm 2019. Vấn đề xảy ra là xuất hiện tình trạng giống lúa giả nhái, giá trị thương hiệu gạo của Sóc Trăng còn thua nhiều nước bởi giá thành thì chưa đến 1000 USD/tấn, trong khi đó, gạo Thái Lan tương đương khoảng có giá 1200 - 1300 USD/tấn.

Theo đó, ông Đỗ Công Anh cho rằng chỉ có thể xây dựng được thương hiệu gạo khi đã kiểm soát được chất lượng gạo giống và Cục Tin học hóa đề ra giải pháp áp dụng nền tảng truy xuất nguồn gốc bởi truy xuất nguồn gốc là khả năng theo dõi, nhận diện được một đơn vị sản phẩm qua từng công đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh.

Ông Đỗ Công Anh cũng lưu ý hiện nay nhiều nơi cũng quảng cáo sản phẩm có thể truy xuất nguồn gốc nhưng mà khi quét mã QR Code trên sản phẩm được bày bán công khai thì nhận được những thông tin rất hời hợt và quét mã trên hàng chục sản phẩm cũng nhận được thông tin na ná giống nhau. Người cần tem truy xuất nguồn gốc có thể dễ dàng tự khai báo trên một số trang web của nhà cung cấp dịch vụ, sau đó tự in tem, dán lên sản phẩm. Đây là cách làm mà trong nhiều năm qua một số đơn vị vẫn làm.

Để giải quyết các vấn đề này, ông Đỗ Công Anh cho biết cần ứng dụng công nghệ số, đặc biệt là công nghệ blockchain cho phép minh bạch hóa thông tin về tất cả các thành phần tham gia, công khai hóa ngay khi dữ liệu được đưa vào và hơn nữa dữ liệu của từng thành phần tham gia đưa vào trong nền tảng truy xuất nguồn gốc này sẽ không thể giả mạo được hay không sửa chữa được. Như vậy, tất cả các công đoạn, các khâu đều có thể nắm được thông tin cho đến tận người tiêu dùng.

Trao đổi về CĐS cho nông nghiệp Sóc Trăng, ông Dương Dũng Triều, Tổng Giám đốc FPT-IS cho biết bài toán ở Sóc Trăng là hiện thiếu các ứng dụng chuyên ngành, các bài toán liên quan đến cấp phép, quản lý đất đai, nông nghiệp. FPT đề xuất giải các bài toán liên quan đến ứng dụng chuyên ngành.

Sóc Trăng muốn bán được nhiều gạo ST 25 nhờ chuyển đổi số - Ảnh 2.

Thu hoạch tôm ở Sóc Trăng. (Ảnh: nongnghiep.vn)

Ông Triều cũng cho biết: FPT vừa qua có hợp tác với Tập đoàn Minh Phú để ứng dụng số vào việc quản lý truy xuất nguồn tôm, quản lý giống, chất lượng. FPT đang đề xuất với Minh Phú về quản lý chuỗi sản xuất tôm, giống, chất lượng nguồn nước, chế biến, sản xuất tôm, logistics… và đang thí điểm đặt thiết bị sensor về nước nuôi tôm… Khi thí điểm xong, FPT sẽ đánh giá và triển khai rộng cho bà con nông dân ở Sóc Trăng.

Làm cho bà con nông dân giàu có là công việc vĩ đại

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cũng nhấn mạnh: CĐS giải bài toán rất lớn là làm cho hộ nông dân tiếp cận thị trường toàn quốc, toàn cầu. Sàn TMĐT phải hỗ trợ bán được nhiều gạo của Sóc Trăng hơn nữa. BĐVN phải chủ trì nghiên cứu để gần 5 triệu bà con ở nước ngoài cũng có thể mua được gạo ST 25, cũng như bán được gạo ST 25 ra quốc tế nhiều hơn nữa. Cần thí điểm bán hàng nông sản, phân bón, cây giống và hợp tác với ngân hàng để hỗ trợ bà con trên sàn TMĐT.

Bộ trưởng cũng kiến nghị tỉnh Sóc Trăng nên có chương trình thúc đẩy bán các nông sản trên các sàn TMĐT và bà con cũng có thể mua giống, phân bón… Bộ TT&TT, BĐVN sẽ hỗ trợ.

"Bộ TT&TT đã giao sứ mệnh mới cho lĩnh vực bưu chính là giúp bà con nông dân thoát nghèo, để bà con tiếp cận, bán nông sản giá cao, mua được các sản phẩm đầu vào chất lượng tốt và giữ được thương hiệu tốt. Hộ nông dân ở một chỗ được hỗ trợ để làm giàu. Làm cho bà con nông dân giàu có là công việc vĩ đại", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Ngành TT&TT vươn mình trong kỷ nguyên mới
    Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, các xếp hạng lĩnh vực TT&TT của Việt Nam đang có thứ hạng cao và nhiều thứ hạng trong top đầu thế giới. Do vậy, Ngành TT&TT cần tiếp tục phát huy trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Bộ TT&TT hướng dẫn đầu tư CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước
    Việc ban hành 2 Thông tư, hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, thuê dịch vụ công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cơ bản đầy đủ, tạo thuận lợi cho các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị đẩy mạnh chuyển đổi số trong giai đoạn tới.
  • Các dự đoán về AI năm 2025
    Năm 2024, chúng ta thấy trí tuệ nhân tạo (AI) đã chuyển từ giai đoạn thí điểm sang ứng dụng thương mại. Sang năm 2025, AI sẽ mở rộng triển khai toàn diện tại các doanh nghiệp.
  • Xu thế công nghệ trong An ninh mạng năm 2025
    Giám đốc công nghệ VSEC - Ông Phan Hoàng Giáp nhận định “Trong bức tranh của năm 2025, các xu thế như trí tuệ nhân tạo (AI) và nền tảng bảo mật Cloud Native (Cloud Native Application Protection Platform - CNAPP) được dự báo sẽ chi phối ngành an ninh mạng”.
  • Báo chí - Truyền thông Việt Nam 2024: Nhìn từ hai thái cực
    Năm 2024, báo chí - truyền thông Việt Nam tiếp tục đứng trước những cơ hội và thách thức mang tính bước ngoặt.
  • FPT tự động hóa quy trình ngân hàng bằng robot ảo cho VietinBank
    VietinBank và FPT đã chính thức khởi động dự án triển khai tự động hóa các quy trình nghiệp vụ bằng giải pháp akaBot. Hợp tác đánh dấu sự chuyển mình của VietinBank trong việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến như Robotics và AI.
  • VNPT ra mắt các gói cước Internet tốc độ x3
    Các gói cước mới nhưng giá không đổi được áp dụng từ 1/1/2025 đáp ứng hiệu quả nhu cầu ngày càng cao của khách hàng như tích hợp truyền hình, di động, công nghệ mở rộng vùng phủ WiFi Mesh, AI Camera an ninh thông minh...
  • 5 năm chuyển đổi số quốc gia
    Việt Nam là một quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương trình chuyển đổi số quốc gia, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nhận thức về chuyển đổi số, song hành cùng các quốc gia tiên tiến.
  • Giáo sư người Việt làm tổng biên tập tạp chí khoa học hàng đầu thế giới
    GS Dương Quang Trung là người Việt đầu tiên được Hiệp hội Điện, Điện tử quốc tế (IEEE) bổ nhiệm tổng biên tập một tạp chí khoa học uy tín bậc nhất.
  • Chuyển đổi ngành công nghiệp viễn thông bằng trí tuệ nhân tạo
    Việc triển khai AI trên quy mô lớn và chuyển đổi sang các tổ chức gốc AI có thể là chìa khóa để thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới cho các công ty viễn thông
Sóc Trăng muốn bán được nhiều gạo ST 25 nhờ chuyển đổi số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO