Sơn La phấn đấu hết năm 2025, có 83 xã đạt chuẩn NTM

Đỗ Thêu| 05/11/2022 14:02
Theo dõi ICTVietnam trên

Tỉnh Sơn La phấn đấu đến hết năm 2025 có 83 xã và 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Trong đó, 20 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và có 3 - 5 xã đạt NTM kiểu mẫu.

Diện mạo NTM của tỉnh Sơn La ngày càng "thay da đổi thịt"

Theo UBND tỉnh Sơn La, năm 2011, Sơn La bước vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM với 188 xã xuất phát điểm thấp. Số tiêu chí bình quân tại thời điểm đánh giá mới đạt 1,61 tiêu chí/xã, các tiêu chí chưa đạt là: Quy hoạch, giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, lao động có việc làm, môi trường và an toàn thực phẩm, hộ nghèo, thu nhập... Sản xuất nông nghiệp chủ yếu nhỏ lẻ, chưa hình thành được vùng sản xuất. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 13 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn 40,1%.

Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, cũng như các tổ chức đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở với quyết tâm chính trị cao và sự hưởng ứng, tham gia tích cực của người dân, đến nay địa phương đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trên các lĩnh vực.

Hiện nay, 100% số xã trong tỉnh có đường đến trung tâm xã, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế xã hội. Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp giữ được mức tăng trưởng ổn định, tạo được các vùng sản xuất hàng hóa; năng suất chất lượng của cây trồng, vật nuôi được nâng lên.

Sơn La phấn đấu hết năm 2025, có 83 xã đạt chuẩn NTM - Ảnh 1.

Diện mạo NTM của tỉnh Sơn La ngày càng "thay da đổi thịt".

UBND tỉnh Sơn La cho biết, tỉnh phấn đấu đến hết năm 2025, có 83 xã và 01 huyện đạt chuẩn NTM; trong đó, 4 xã biên giới đạt chuẩn NTM, 20 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và có 3 - 5 xã đạt NTM kiểu mẫu.

Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, tỉnh Sơn La sẽ tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng; phát triển kinh tế nông thôn bền vững gắn với bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các ngành nghề có lợi thế; phát triển các sản phẩm chủ lực có tiềm năng của tỉnh theo hướng đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; hoàn thành và nâng cao chất lượng các mục tiêu xây dựng NTM.

Đồng thời, xây dựng NTM gắn với công nghiệp hóa nông nghiệp và yêu cầu đô thị hóa; từng bước phát triển hạ tầng và dịch vụ nông thôn theọ hướng văn minh, xanh, sạch, đẹp, bình an, giàu bản sắc văn hóa truyền thống; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn. Rà soát chính sách hỗ trợ xây dựng NTM theo hướng đồng bộ, tăng cường phân cấp cho cơ sở và phát huy vai trò chủ thể của người dân, đảm bảo phù hợp với điều kiện của thực tế; có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù, vùng đặc biệt khó khăn xây dựng NTM, nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các vùng…

Ông Hà Như Huệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Sơn La cho biết: Xây dựng NTM là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước với mục tiêu toàn diện, tổng thể. Trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, tỉnh Sơn La đã ban hành các nghị quyết, đề án, chương trình hành động, giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành. Cùng với đó, các cơ chế, chính sách được ban hành kịp thời và có tính thực tiễn cao, tạo điều kiện cho các địa phương khai thác các nguồn lực, xây dựng kết cấu hạ tầng gắn với phát triển sản xuất.

Qua đó, góp phần cải thiện đời sống của người dân khu vực nông thôn, thu nhập bình quân đầu người ở các xã đạt chuẩn NTM trên 36 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều toàn tỉnh giảm từ 34,4% (năm 2015) xuống còn 18,6% (năm 2020), bình quân giảm trên 3% một năm, đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đề ra.

"Bằng những giải pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa phương, chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Sơn La đã được đông đảo nhân dân các dân tộc tham gia hưởng ứng. Nhờ đó, góp phần làm cho diện mạo NTM của tỉnh Sơn La ngày càng thay da đổi thịt, đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao hơn trong thời gian tới", Giám đóc Sở NN&PTNT nhấn mạnh.

Xây dựng chương trình hành động, kế hoạch sát với tình hình thực tế

Cũng theo UBND tỉnh Sơn La, ngày 13/9/2022, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 1897/QĐ-UBND về ban hành Bộ tiêu chí bản, tiểu khu NTM; Quy định bản, tiểu khu NTM kiểu mẫu tỉnh Sơn La giai đoạn 2022 - 2025. Theo đó, bộ tiêu chí bản NTM giai đoạn 2022 - 2025 gồm 16 tiêu chí; 44 chỉ tiêu được áp dụng cho tất cả các bản, tiểu khu thuộc địa bàn 188 xã nông thôn trên địa bàn tỉnh (trừ các bản, tiểu khu thuộc cấp phường, thị trấn).

UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT ban hành quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét công nhận bản NTM, bản NTM kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025; xây dựng trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch chi tiết tổ chức triển khai thực hiện; tổ chức tập huấn, hội nghị cho cán bộ cấp huyện, xã và Bí thư kiêm Trưởng bản, các đoàn thể; ban giám sát bản của các bản...

UBND tỉnh cũng giao UBND các huyện, thành phố tổ chức rà soát, đánh giá lại hiện trạng các bản, tiểu khu thuộc địa bàn các xã xây dựng NTM; xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai xây dựng bản NTM, bản NTM mới kiểu mẫu trên địa bàn; rà soát, đăng ký số lượng bản phấn đấu đạt chuẩn NTM, NTM kiểu mẫu hàng năm và giai đoạn 2022-2025.

UBND tỉnh cho biết, với quan điểm "xây dựng NTM là quá trình liên tục, lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc", Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV đã đề ra chỉ tiêu phấn đấu đến hết năm 2025, số xã đạt chuẩn NTM là 83 xã và 1 huyện đạt chuẩn NTM. Để đạt được mục tiêu đó, cùng với sự hỗ trợ nguồn vốn của Nhà nước, các địa phương cần rà soát lại các quy hoạch, xây dựng chương trình hành động, kế hoạch sát với tình hình thực tế. Nhất là giải pháp hỗ trợ các bản ở các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, để từng bước hoàn thành tiêu chí xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững. Coi đây là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt của tỉnh./.

Bài liên quan
  • Sơn La tăng cường trồng cây dược liệu - mở lối phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS
    Những năm qua, tranh thủ nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, nhiều nông dân và Hợp tác xã (HTX) ở tỉnh Sơn La đã mạnh dạn chuyển đổi khai thác, chế biến các sản phẩm dược liệu. Đây đang là một trong những hướng đi mở lối phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Sơn La phấn đấu hết năm 2025, có 83 xã đạt chuẩn NTM
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO