Chiều 31/10, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị công bố không còn hộ nghèo và phát động phong trào “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn.
Là một trong những xã miền núi đặc biệt khó khăn, song những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Đồng Hóa (Tuyên Hóa, Quảng Bình) đã không ngừng triển khai nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ người dân, tạo điều kiện cho bà con phát huy tinh thần tự chủ, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.
Vĩnh Long là tỉnh được đánh giá thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo trong thời gian qua và cũng là địa phương có quan điểm thực thi chính sách giảm nghèo theo chuẩn đa chiều, bền vững đúng đắn đã mang lại hiệu quả rõ rệt.
Chương trình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng khó khăn nhất được Quốc hội thảo luận ngày 12/6. Đáng chú ý, Chương trình xác định 10 năm tới sẽ không còn hộ đói và giảm 80% hộ nghèo.
Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ thường xuyên, đòi hỏi sự tham gia của toàn xã hội, những năm qua, tỉnh Bạc Liêu đã chủ động phối hợp với sở, ban, ngành các cấp xây dựng nhiều chương trình, kế hoạch, hoạt động nhằm thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững với phương châm không để ai bị bỏ lại phía sau, những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện để hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên thoát nghèo.
Tính đến đầu năm 2020, theo chuẩn Trung ương, TP. Hà Nội còn 4.112 hộ nghèo, chiếm 0,2% và có 3.939 hộ cận nghèo, chiếm 0,19% tổng số hộ dân cư. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn Trung ương giảm từ 2,97% đầu giai đoạn xuống còn 0,2%.
Nếu dịch Covid-19 không được ngăn chặn sớm, tình trạng thất nghiệp, giảm trừ thu nhập gia tăng có thể khiến một bộ phận người dân rơi vào cảnh nghèo đói. Đây là cảnh báo mới của các tổ chức quốc tế và chuyên gia lao động, giảm nghèo.
Dự án hỗ trợ đầu thu truyền hình số cho 236.564 hộ nghèo, cận nghèo thuộc 12 tỉnh miền Trung thuộc nhóm III bị ảnh hưởng bởi lộ trình tắt sóng truyền hình tương tự theo Đề án Số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020, đã được Bộ TT&TT phê duyệt.
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020.
Thực hiện Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020, để các hộ nghèo, cận nghèo được tiếp cận thông tin qua sóng truyền hình số mặt đất, từ ngày 16/6, Sở Thông tin và Truyền thông Phú Thọ và Bưu điện tỉnh đã phối hợp với các địa phương tổ chức cấp phát và lắp đặt đầu thu truyền hình số mặt đất (DVB-T2) cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh. Đến nay, 91% số hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh nằm trong diện được hỗ trợ đầu thu DVB-T2 đã được lắp đặt đầu thu và được xem truyền hình với chất lượng tốt hơn.
Chiều 10/8, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã ký kết với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tài trợ thiết bị đầu thu truyền hình kỹ thuật số mặt đất chuẩn DVB-T2 cho các hộ nghèo, cận nghèo thuộc một số quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc triển khai chương trình Viễn thông công ích (VTCI) đến năm 2020, VNPT triển khai chương trình hỗ trợ VTCI cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các trường học, bệnh viện, Ủy ban nhân dân xã khi sử dụng dịch vụ viễn thông.