Khởi nghiệp

Startup cần tìm cách tối ưu hoá chi phí trong “mùa đông công nghệ”

Thế Phương 22:26 18/01/2023

Để vượt qua giai đoạn "mùa đông công nghệ" trong năm tới, đại diện quỹ Do Ventures cho rằng, các công ty khởi nghiệp nên tìm cách để tối ưu hoá chi phí và tìm thêm các kênh tạo doanh thu mới để có thể duy trì hoạt động mà không cần huy động thêm vốn.

palexy-1639389760-3.jpg
Để có thể kéo dài vòng gọi vốn tiếp theo, Palexy đã thực hiện kiểm soát chi phí rất chặt chẽ, chuyển sự tập trung sang kế hoạch hòa vốn và dự kiến  sẽ có lợi nhuận vào đầu năm 2023.

Thị trường khởi nghiệp Việt đã có sự trưởng thành nhất định

Theo Báo cáo Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở Việt Nam 2022, trong 9 tháng đầu năm 2022, đầu tư công nghệ tại Việt Nam chứng kiến sự giảm nhẹ so với năm 2021, tuy nhiên, vẫn duy trì như mức độ trước đại dịch COVID-19. Theo đó, tổng số vốn đầu tư được rót ra đã giảm 17,9%, trong đó số lượng thương vụ giảm 13%. Đặc biệt, trong quý 3/2021, đầu tư vào công nghệ Việt Nam chứng kiến sự sụt giảm mạnh.

Lý giải cho điều này, bà Lê Hoàng Uyên Vy, Giám đốc điều hành quỹ Do Ventures cho rằng, việc kinh tế toàn cầu trong năm qua có rất nhiều biến động và đang đối mặt với nguy cơ suy thoái đã khiến các nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn. Điều này làm cho thị trường đầu tư công nghệ tại Việt Nam có sự sụt giảm nhẹ trong 9 tháng đầu năm 2022. Vì vậy, các nhà đầu tư khắt khe hơn khi đánh giá một công ty, họ sẽ không chỉ nhìn vào con số doanh thu mà sẽ xem xét kỹ lưỡng các chỉ số liên quan đến khả năng tăng trưởng bền vững của startup.

Mặc dù vậy, đầu tư công nghệ tại Việt Nam cũng có những điểm sáng nhất định. Thông tin từ quỹ Do Ventures cho biết, 9 tháng đầu năm 2022 đã chứng kiến kỷ lục về số lượng giao dịch với quy mô gọi vốn đạt 10 - 50 triệu USD, gần bằng với cả năm 2021. Cùng với đó, số lượng các thương vụ series B khi đạt mức cao kỉ lục. Theo đó, giá trị giao dịch trong phạm vi 10 - 50 triệu USD tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức cao lịch sử trong khoảng thời gian 9 tháng đầu năm của những năm gần đây.

“Con số này đã cho thấy sự trưởng thành hơn của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam. Các công ty đã gọi được vốn Series A trong năm trước tiếp tục tăng trưởng, mô hình kinh doanh của họ đã vững vàng và có được lòng tin của các nhà đầu tư giai đoạn sau”, bà Vy bày tỏ.

Trong bức tranh đầu tư tại Việt Nam, ngành bán lẻ tiếp tục vị thế nhóm dẫn đầu về số lượng vốn đổ vào, dịch vụ tài chính (fintech) bám sát ngay phia sau. Theo bà Vy, trong những năm gần đây, bán lẻ vẫn luôn là ngành thu hút đầu tư nhiều nhất do sự phát triển mạnh mẽ của các mô hình thương mại điện tử tại Việt Nam. Việc mua sắm online đã trở thành một phần thiết yếu trong đời sống hằng ngày của người tiêu dùng. Đi kèm với sự phát triển của thương mại điện tử sẽ là các mô hình thanh toán, sau đó là dịch vụ tài chính khi khi niềm tin của người tiêu dùng với các công cụ kỹ thuật số (digital) tăng lên.

“Giáo dục và SaaS (các công cụ giúp chuyển đổi số) là những ngành sẽ tiếp tục nhận được sự chú ý và có tiềm năng tăng trưởng trong thời gian tới”, bà Vy nhận định.

photo1623638785790-16236387860651252125170_784677db.jpeg
Bà Lê Hoàng Uyên Vy: Trong giai đoạn gọi vốn khó khăn này, startup nên tìm mọi cách để tối ưu hóa chi phí, đồng thời tìm các kênh tạo doanh thu mới.

Thay vì đốt tiền, startup nên tăng trưởng dựa trên sản phẩm

Nhận định về thị trường, Giám đốc Điều hành Do Ventures cho rằng, đầu tư công nghệ tại Việt Nam có thể sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2023 trước những diễn biến trên toàn cầu hiện nay. Sau khủng hoảng, thị trường sẽ nhìn thấy các công ty có thực lực tiếp tục trụ lại trên thị trường và thế hệ các công ty mới ra đời với nền tảng vững chắc.

Trong đó, các mô hình ứng dụng công nghệ có khả năng tăng trưởng nhanh, phát triển bền vững dựa vào yếu tố hàm lượng công nghệ cao, các đội nhóm có tiềm lực và khả năng thực thi cao để tìm kiếm lơi nhuận sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư.

Cũng theo bà Vy, thời gian tới, các startup Việt Nam chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng bởi “mùa đông công nghệ", đặc biệt là những công ty có vòng gọi vốn gần nhất từ đầu năm 2021 và chỉ còn khả năng duy trì thanh toán mà không cần huy động thêm vốn (runway) ngắn. Trong giai đoạn gọi vốn khó khăn này, các công ty nên tìm mọi cách để tối ưu hóa chi phí, đồng thời tìm các kênh tạo doanh thu mới nhằm nới rộng runway. Ví dụ như Palexy, một trong các công ty Do Ventures đã đầu tư. Mặc dù runway còn khá dài nhưng họ đã thực hiện kiểm soát chi phí rất chặt chẽ, chuyển sự tập trung sang kế hoạch hòa vốn và có lợi nhuận vào đầu năm 2023.

Nhiều ý kiến cho rằng, các công ty startup cần đi chậm lại và bền vững hơn như tập trung vào xây dựng sản phẩm thật tốt, các giải pháp mang tính đột phá, sáng tạo… thay vì tiêu tốn nguồn lực để tăng trưởng thần tốc như trước. Tuy nhiên, lại có quan điểm cho rằng, nếu không chi thật nhiều tiền để “educate” (đào tạo) thị trường, đốt tiền để hút người dùng như trước, thì sẽ rất khó khăn cho những startup trong lĩnh vực mới mà người dùng chưa quen thuộc, giống như cách mà thương mại điện tử và fintech đã thực hiện. Về vấn đề này, bà Vy cho rằng, trong khoảng 5 năm gần đây, tỷ lệ người dùng trực tuyến ở Việt Nam đã tăng tương đối cao và trở nên quen thuộc với các sản phẩm dịch vụ số. Qua đó đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số. Thành quả này có sự góp phần không nhỏ của các công ty đi trước đã giúp educate thị trường.

“Trong giai đoạn hiện nay khi khủng hoảng đang rình rập, tôi nghĩ rằng các công ty vẫn nên ưu tiên tăng trưởng một cách bền vững, tập trung vào hướng tăng trưởng dựa trên sản phẩm (product-led growth). Khi sản phẩm đủ tốt thì thị trường sẽ đón nhận và công ty vẫn có thể tăng trưởng hiệu quả”, bà Vy bày tỏ.

Tuy nhiên, sau mỗi cuộc khủng hoàng sẽ là những cơ hội mới cho các doanh nghiệp. Vì vậy, bà Vy cho rằng, đây sẽ là cơ hội để startup tập trung phát triển về chiều sâu. Khi áp lực cạnh tranh để gọi vốn giảm đi do áp lực từ thị trường, các công ty có thể tập trung vào xây dựng sản phẩm thật tốt thay vì tìm mọi cách để tăng trưởng vượt bậc. Các công ty vượt qua được giai đoạn thử thách phía trước sẽ chứng minh được vị thế của mình trên thị trường và thuyết phục được nhà đầu tư./.

Bài liên quan
  • Do Ventures đầu tư vào startup EdTech ngoại để mở rộng vào Việt Nam
    Ngày 21/3, Do Ventures công bố đầu tư vào vòng gọi vốn Series A của Ringle nhằm hỗ trợ quá trình mở rộng của công ty tại thị trường Việt Nam. Có trụ sở chính tại Seoul (Hàn Quốc), Ringle cung cấp dịch vụ dạy kèm tiếng Anh trực tuyến với đội ngũ gia sư đến từ các trường đại học (ĐH) hàng đầu của Mỹ và Anh.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • AI sẽ tác động như thế nào đến an ninh mạng vào năm 2025?
    Từ các hệ thống phòng thủ dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) đến các chiến thuật tấn công bằng phần mềm tống tiền (ransomware) ngày càng tinh vi, năm 2025 đang đặt ra nhiều thách thức và cơ hội mới cho ngành an ninh mạng.
  • Tăng cường hợp tác số với ASEAN và các nước đối thoại
    Từ ngày 16-17/01/2025, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và đoàn công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Số ASEAN lần thứ 5 (ADGMIN-5) được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan.
  • Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế TP. HCM - Nhìn từ thành công của Singapore trên góc độ công nghệ và kỹ thuật
    Việt Nam đang có tham vọng xây dựng thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) và Đà Nẵng thành các trung tâm tài chính quốc tế và khu vực.
  • Hội nghị WEF lần thứ 55: Hợp tác trong kỷ nguyên thông minh
    Nhận lời mời của Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ trong hai ngày 21 và 22/1/2025.
  • Đại học Oxford và Viện Nghiên cứu, Bệnh viện Tâm Anh ký hợp tác song phương
    Đại học Oxford và Viện Nghiên cứu Tâm Anh (TAMRI), Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa công bố ký kết hợp tác trao đổi nghiên cứu khoa học và đào tạo y khoa. Đây là hợp tác song phương đầu tiên của trường đại học danh tiếng thế giới với một viện nghiên cứu, hệ thống bệnh viện đa khoa uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
  • Thủ tướng làm việc với Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam tại châu Âu
    Nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Séc, chiều 19/1/2025, giờ địa phương (tối cùng ngày, giờ Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam tại châu Âu (VINEU).
  • Tết còn, còn cơ hội cho sách Tết
    Trong cuốn “Sách mùa xuân xem tết” do NXB Nhật Nam thư quán Dược Phòng xuất bản năm 1933, ở bài mở đầu với tiêu đề “Văn chương với mùa xuân” có viết về thú chơi tết của người Việt như sau: “Coi đó biết chơi xuân là thói quen của người mình, làm người không biết chơi xuân người ta cho là thiệt thòi nhiều lắm”.
  • Chống lại các cuộc tấn công AI bằng phòng thủ AI
    Những kẻ tấn công mạng đang sử dụng AI ngày càng nhiều để tiến hành các cuộc tấn công mạng nhanh hơn, diện rộng hơn và hiệu quả hơn. Do đó, điều quan trọng là các tổ chức phải phản ứng tương tự bằng cách khai thác AI trong các chiến lược phòng thủ an ninh mạng của họ.
  • Sáu nhóm giải pháp trọng tâm truyền thông chính sách về đa văn hóa Việt Nam
    Xây dựng và truyền thông chính sách về hình ảnh văn hóa đất nước và con người Việt Nam mang bản sắc văn hóa dân tộc và những thành tựu phát triển đất nước đến từng người dân trong nước và bạn bè quốc tế hiện nay là nhiệm vụ chiến lược.
  • Hội chợ sách xuân Ất Tỵ: Tết tri thức-sum vầy
    Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) và đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, Ủy ban nhân dân phường Trần Hưng Đạo và Công ty Cổ phần Phát triển Giải pháp Giáo dục Vivi Education tổ chức chương trình Hội chợ sách xuân 2025 với chủ đề "Tết tri thức - sum vầy".
Startup cần tìm cách tối ưu hoá chi phí trong “mùa đông công nghệ”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO