Sự tham gia tích cực của các quỹ Việt Nam như Do Ventures, ThinkZone… khiến các quỹ nội lần đầu tiên dẫn đầu và trở thành nhóm nhà đầu tư tích cực nhất trên thị trường, thể hiện tầm ảnh hưởng ngày càng tăng đối với startup trong nước.
Theo Báo cáo Đổi mới Sáng tạo và Đầu tư Công nghệ Việt Nam năm 2021, lĩnh vực thanh toán và thương mại điện tử (TMĐT) vẫn là hai ngành đứng đầu trong việc thu hút vốn đầu tư, chiếm khoảng gần 70% số vốn đầu tư. Nhờ Sky Mavis, ngành trò chơi trực tuyến (gaming) đã vươn lên vị trí thứ ba trong số các ngành được đầu tư nhiều nhất.
Theo bà Lê Hoàng Uyên Vy, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Do Ventures ngoài những ngành vốn đã phát triển nóng như FinTech hay E-commerce, nhà đầu tư sẽ quan tâm đến một số ngành có thể giúp người dùng thích ứng với bối cảnh mới hậu COVID như EdTech, MedTech và các công cụ chuyển đổi số cho doanh nghiệp.
Ngày 21/3, Do Ventures công bố đầu tư vào vòng gọi vốn Series A của Ringle nhằm hỗ trợ quá trình mở rộng của công ty tại thị trường Việt Nam. Có trụ sở chính tại Seoul (Hàn Quốc), Ringle cung cấp dịch vụ dạy kèm tiếng Anh trực tuyến với đội ngũ gia sư đến từ các trường đại học (ĐH) hàng đầu của Mỹ và Anh.
Ngày 24/2, Công ty thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới OpenCommerce Group (OCG) công bố huy động 7 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A dẫn dắt bởi kỳ lân công nghệ VNG cùng sự tham gia của quỹ đầu tư mạo hiểm Do Ventures.
Ngày 8/2, Selly – mô hình TMĐT ứng dụng tương tác cộng đồng đã huy động được 2,6 triệu USD trong vòng gọi vốn Pre-Series A từ các quỹ đầu tư CyberAgent Capital, Do Ventures, Genesia Ventures, JAFCO Asia, và KVision. Chưa đầy một năm sau khi ra mắt, Selly đã giúp tạo việc làm cho hàng trăm ngàn phụ nữ và người mất việc do ảnh hưởng của COVID-19.
Ngày 7/10, Bizzi - nền tảng SaaS (dịch vụ phần mềm) giúp đơn giản hóa quy trình xử lý dữ liệu hóa đơn thủ công, đã huy động thành công vòng gọi vốn Pre-Series A trị giá 3 triệu USD do công ty Fintech hàng đầu Nhật Bản Money Forward dẫn đầu, với sự tham gia của quỹ đầu tư mạo hiểm nội địa Do Ventures và nhà đầu tư vòng trước Qualgro đến từ Singapore.
Ngày 25/8, quỹ đầu tư mạo hiểm Do Ventures công bố khoản đầu tư vào VUIHOC, nền tảng giáo dục trực tuyến tập trung vào bậc tiểu học, giúp học sinh sớm nâng cao khả năng tự học và làm chủ kiến thức. Đây là vòng gọi vốn đầu tiên của startup EdTech sau hai năm hoạt động.
Ngày 21/6/2021, quỹ đầu tư mạo hiểm Do Ventures công bố dẫn dắt vòng gọi vốn Pre-Series A trị giá 1,5 triệu USD vào nền tảng Fintech MFast. Tham gia vòng đầu tư còn có quỹ đầu tư mạo hiểm JAFCO Asia đến từ Nhật Bản.
Theo Lê Hoàng Uyên Vy, giám đốc điều hành quỹ Do Ventures, thị trường Việt Nam có một khoảng trống rất lớn trong tầm 500.000 USD – 1 triệu USD, một số tiền đầu tư đủ lớn để một startup phát triển đủ cứng cáp.
Theo Báo cáo Đổi mới sáng tạo và đầu tư công nghệ Việt Nam 2020 do Quỹ đầu tư mạo hiểm Do Ventures và Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) công bố ngày 31/5/2021, tổng số vốn đầu tư vào các startup công nghệ Việt Nam đạt 451 triệu USD.
Palexy, một công ty trí tuệ nhân tạo (AI) chuyên cung cấp giải pháp cho các nhà bán lẻ, đã kêu gọi thành công 1 triệu USD trong vòng hạt giống từ phía Do Ventures và Access Ventures.
TS. Vũ Duy Thức, người đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của OhmniLabs và Kambria, đã chính thức gia nhập quỹ đầu tư mạo hiểm Do Ventures trong vai trò Giám đốc đầu tư.