Sự thật về mạng xã hội đối với sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên

CTV| 28/12/2021 16:16
Theo dõi ICTVietnam trên

Kết nối thông qua điện thoại thông minh và mạng xã hội giờ đây đã trở thành một phần trong quá trình trưởng thành của nhiều trẻ em với những trải nghiệm tích cực trên trực tuyến.

Tuy nhiên  rủi ro luôn tồn tại trong đó việc sử dụng mạng xã hội quá mức có thể dẫn đến các tác động tiêu cực đối với sức khỏe tâm thần của các em. Thực tế cho thấy ngày nay mạng xã hội có tác động rõ rệt đến cuộc sống của rất nhiều người trẻ.

Mạng xã hội có nguy cơ làm gia tăng cảm giác cô đơn

Các nền tảng mạng xã hội được thiết kế với chủ đích thu hút sự chú ý của người dùng lâu nhất có thể nên chúng được thiết kế đểkhuyến khích người dùng sử dụng quá mức.  Sử dụng mạng xã hội quá mức  bằng việc lướt các bài đăng (đặc biệt những bài mang tính chất tiêu cực khiến người dùng luôn có cảm gián đố ky và không hài lòng với cuộc sống hiện tại. Các nghiên cứu cho thấy thói quen này có thể khiến người dùng mạng xã hội lo âu, mất ngủ, kém ăn và trầm cảm.

Sự thật về mạng xã hội đối với sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên - Ảnh 1.

Bạo lực tuy không xảy ra trên không gian mạng ảo, nhưng sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng hơn rất nhiều lần.

Với tình trạng bệnh trầm cảm ngày càng tăng và  hơn 50% số bệnh về tâm lý xuất hiện từ tuổi 14, nhiều nhà xã hội học và nhà tâm lý học lo ngại khi trẻ em ngày nay đang dành quá nhiều thời gian sử dụng điện thoại  và lên mạng xã hội. Thanh thiếu niên có nguy cơ và bỏ lỡ những trải nghiệm xã hội quan trọng khác.

Khi thanh thiếu niên cô đơn trong cuộc sống thực, sử dụng mạng xã hội để bù đắp cho điểm yếu về các kỹ năng xã hội thì nguy cơ sẽ càng làm tăng cảm giác cô đơn hơn. Các mối quan hệ có ý nghĩa mà chúng ta xây dựng thông qua giao tiếp trực tiếp, thường có chiều sâu và lâu dài hơn. Giao tiếp thực mặt đối mặt sẽ xây dựng mối quan hệ kết nối bền vững hơn qua ngôn ngữ cơ thể, tiếp xúc thân mật và biểu cảm gương mặt, cùng với việc đọc cảm xúc thông qua giọng điệu và sắc thái. Những điều này không bao giờ có được trong thế giới số.

Những người bạn ảo trên mạng xã hội dễ khiến trẻ cảm thấy tự tin hơn. Những kẻ bắt nạt có thể phát tán những lời nói và hình ảnh bạo lực, gây tổn thương và hạ nhục trẻ chỉ bằng một lần nhấn phím. Bạo lực tuy không  xảy ra trên không gian ảo, nhưng sẽ để lại hậu quả  nghiêm trọng. Các nạn nhân của bắt nạt trực tuyến có nguy cơ sử dụng rượu bia, ma túy và trốn học cao hơn các học sinh khác. Các em học sinh còn có khả năng bị điểm kém, cảm thấy tự ti về bản thân và gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Nghiêm trọng hơn, nhiều trường hợp bắt nạt trực tuyến khiến nạn nhân tự tử, gây ra hậu quả đau lòng.

Xây dựng thói quen lành mạnh khi trẻ sử dụng mạng xã hội

Xây dựng thói quen sử dụng mạng xã hội lành mạnh rất quan trọng để tránh những nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe tâm thần. Cần giáo dục trẻ sử dụng mạng xã hội ở mức độ vừa phải và cân bằng với thời gian dành cho gia đình và bạn bè. Việc quyết định bao nhiêu là đủ phụ thuộc vào độ tuổi, đặc điểm tính cách và văn hóa địa phương. Việc các em tiếp xúc với những nội dung và hoạt động gì trên không gian mạng  có ảnh hưởng  mạnh hơn việc dành bao nhiêu thời gian trên mạng.

Thay vì sử dụng mạng xã hội cho việc phát sóng công khai và lướt mạng thụ động có thể dẫn đến thói quen so sánh "lượt like", sẽ có lợi hơn nếu mạng xã hội được sử dụng để củng cố các mối quan hệ bằng cách tương tác trực tiếp với bạn bè thân thiết thông qua bình luận và nhắn tin.

Người lớn có lý do chính đáng để lo lắng về hệ quả của việc sử dụng mạng xã hội quá mức, thanh thiếu niên có quyền được lên tiếng về những vấn đề mà các em trăn trở. Tiếng nói và trải nghiệm của chính các thanh thiếu niên vô cùng quan trọng để định hướng chính sách quản lý và thực tế phát triển mới. Những người trẻ thường có trình độ công nghệ cao hơn vì đây là phương tiện truyền thông, giải trí và thông tin chủ đạo trong cuộc sống của các em.

Các công ty sở hữu, phát triển mạng xã hội nên cung cấp nhiều công cụ thân thiện với người dùng để giúp cha mẹ tạo ra môi trường phù hợp với lứa tuổi. Họ cũng có thể thay đổi thiết kế để tạo ra một môi trường hướng đến các cuộc trò chuyện có ý nghĩa hơn và hạn chế tình trạng lướt mạng hay bấm like. Điều này có thể mâu thuẫn với mục tiêu, động cơ thu lợi nhuận khủng của các doanh nghiệp sở hữu mạng xã hội. Tuy nhiên một thiết kế có nhân văn hơn sẽ có ý nghĩa lớn trong việc giúp thanh thiếu niên xây dựng thói quen sử dụng mạng xã hội lành mạnh hơn.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Sự thật về mạng xã hội đối với sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO