Tập đoàn Naver và ĐH Bách khoa Hà Nội sắp công bố 5 công trình nghiên cứu

Hoàng Linh| 09/03/2022 15:48
Theo dõi ICTVietnam trên

Sau khi khai trương Trung tâm lập trình tại TP. Hồ Chí Minh vào cuối tháng 2 vừa qua, Tập đoàn Naver (Hàn Quốc) sẽ công bố dự án nghiên cứu kết hợp với Đại học Bách Khoa Hà Nội trong tháng 4 tới.

Với mục tiêu xây dựng trung tâm mạnh nhất khu vực Đông Nam Á về phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), cuối tháng 2 vừa qua, Tập đoàn Naver chính thức khai trương Trung tâm lập trình (Dev Center) đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Naver, Hàn Quốc và ĐH Bách khoa Hà Nội sắp công bố 5 công trình nghiên cứu - Ảnh 1.

Trung tâm Lập trình (Dev Center) đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Theo đại diện Naver Việt Nam (công ty con có tư cách pháp nhân tại Việt Nam của Naver Hàn Quốc), Trung tâm sẽ nghiên cứu, phát triển các tính năng mới và vận hành các tính năng có sẵn cho phiên bản website, ứng dụng di động, desktop của những dịch vụ từ tổng bộ như WORKS (công cụ làm việc tích hợp các chức năng như mail, calender (lịch trình), drive (lưu trữ) và contact (danh bạ) với trọng tâm là kết nối nội bộ doanh nghiệp), MUSIC (với nền tảng âm nhạc VIBE), BBOOM (nền tảng cộng đồng, giúp mọi người chia sẻ suy nghĩ, kinh nghiệm bản thân), FANSHIP (phát triển từ ứng dụng truyền hình trực tiếp VLive - nơi kết nối nghệ sĩ và fan) ...

Bên cạnh đó, các lập trình viên của Dev Center cũng sẽ lên ý tưởng và thiết kế các sản phẩm mới cho Naver Clova AI Lab.

Naver, Hàn Quốc và ĐH Bách khoa Hà Nội sắp công bố 5 công trình nghiên cứu - Ảnh 2.

Các dịch vụ đang được Naver cung cấp

Được biết, Trung tâm cũng thuộc dự án Global AI R&D Belt (mạng lưới hợp tác nghiên cứu và phát triển AI mạnh mẽ từ Hàn Quốc đến Nhật Bản, châu Âu, châu Mỹ và Đông Nam Á do Naver triển khai từ năm 2018) và sẽ là nơi hội tụ, kết nối các phòng nghiên cứu AI hợp tác với các trường đại học ở Việt Nam.

Chia sẻ về tầm quan trọng của Dev Center, đại diện Naver cho biết, 4 thành phần chính của dự án Global AI R&D Belt là chuyên gia, dữ liệu, cơ sở hạ tầng và thị trường kinh doanh. Bằng cách xây dựng trung tâm làm trụ sở nghiên cứu chính, kết nối các phòng lab hợp tác với trường đại học, Naver có thể thu hút và quy tụ được nhiều tài năng AI xuất sắc tại Việt Nam.

Ngoài ra, thông qua trung tâm, tập đoàn có thể xây dựng dữ liệu địa phương và toàn cầu với quy mô lớn, để đào tạo các mô hình AI cạnh tranh. Bên cạnh đó, việc đi sâu tìm hiểu các nền văn hóa và thị trường địa phương sẽ giúp hoạt động kinh doanh AI thành công trên toàn cầu. Hơn nữa, các đối tác hợp tác nghiên cứu cũng sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm giải quyết các nhiệm vụ AI thực tế, đa dạng và đầy thách thức trong thế giới thực.

Naver, Hàn Quốc và ĐH Bách khoa Hà Nội sắp công bố 5 công trình nghiên cứu - Ảnh 3.

Vành đai Global AI R&D đang được phát triển và mở rộng từ Hàn Quốc đến Nhật Bản, Pháp, Việt Nam, Mỹ, Canada, Đức, …

Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam vô cùng nổi trội trong lĩnh vực khoa học máy tính (computer science), đồng thời sở hữu nguồn nhân lực CNTT trẻ đầy tiềm năng. Ngoài ra, việc hợp tác với hai trường đại học tiêu biểu của Việt Nam là ĐH Bách Khoa Hà Nội (HUST) và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Hà Nội (PTIT) đã thu lại nhiều thành quả đáng kinh ngạc trên mức kỳ vọng ban đầu của cả hai bên.

Đặc biệt, công trình nghiên cứu về trích xuất các cụm từ đồng nghĩa/gần nghĩa (synonym extraction) trong môi trường văn bản mà Naver tiến hành triển khai với HUST đã mang về thành công vang dội khi được công bố tại EMNLP 2021 - Hội nghị lớn nhất thế giới về lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Dự kiến, đầu tháng 4 tới, Naver và HUST sẽ công bố kết quả 5 công trình nghiên cứu hợp tác năm 2021, trong đó có Synonym extraction.

Naver, Hàn Quốc và ĐH Bách khoa Hà Nội sắp công bố 5 công trình nghiên cứu - Ảnh 4.

Một góc của Trung tâm Lập trình Naver Dev Center tại TP. Hồ Chí Minh

Hiện tại, Naver cũng đang tập trung vào tuyển dụng các nhân tài AI cho Trung tâm lập trình. Theo tiến trình, đến năm 2023, Dev Center sẽ có khoảng 300 nhân sự Dev. Các vị trí đang tuyển dụng gồm: Backend Engineer (Java), Frontend Engineer (ReactJS/VueJS), macOS Engineer (Objective-C/Swift), Windows Engineer (C/C++), Windows Engineer (C# .net), iOS Engineer (Swift), Android Engineer (Java/Kotlin), Frontend Engineer (HTML/CSS)./.

Bài liên quan
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Tập đoàn Naver và ĐH Bách khoa Hà Nội sắp công bố 5 công trình nghiên cứu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO