Tập huấn xây dựng và triển khai kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh khu vực phía Nam

Hiếu Nguyễn - Ngọc Minh| 18/11/2015 16:23
Theo dõi ICTVietnam trên

Sáng 17/11, tại thành phố Châu Đốc, Bộ TT&TT tổ chức Hội nghị đào tạo tập huấn xây dựng và triển khai kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh, các tỉnh thành khu vực phía Nam.

Dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng, ông Nguyễn Thanh Bình – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cùng lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, cán bộ TT&TT các tỉnh khu vực phía Nam.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng nhấn mạnh: Chính phủ điện tử là xu thế tất yếu, là mô hình phổ biến của nhiều quốc gia, ở đó, hoạt động cũng như việc quản lý của các cơ quan nhà nước sẽ được nâng cao và minh bạch, việc phục vụ nhân dân và doanh nghiệp, các cá nhân và tổ chức sẽ được nhanh hơn và tốt hơn.

Ngày 26/10/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1819 về Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 – 2020, trong đó quy định rõ vai trò, trách nhiệm của các bộ ngành, địa phương trong xây dựng, triển khai kiến trúc Chính phủ điện tử. Do vậy, các địa phương phải sẵn sàng về công nghệ lẫn nhân lực để triển khai ứng dụng vào thực tiễn.

Đại diện Bộ TT&TT cũng thông tin thêm: mục đích xây dựng Chính phủ điện tử là nhằm tăng cường khả năng kết nối liên thông, tích hợp, chia sẻ, sử dụng thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin; tăng cường khả năng giám sát, đánh giá đầu tư, đảm bảo triển khai ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ, tiết kiệm chi phí, thời gian của cơ quan nhà nước; nâng cao tính linh hoạt trong điều hành và quản lý.
Cần khắc phục việc một số địa phương chỉ thực hiện hình thức, mới dừng lại ở mức hiện diện cho có chứ chưa có tương tác, chưa thực sự phát sinh giao dịch và chuyển đổi thông tin giải quyết thủ tục giữa cơ quan nhà nước và nhân dân trên môi trường internet.

Hội nghị tập huấn đã giới thiệu đến các đại biểu Chương trình khung Chính phủ điện tử của Trung ương và chính quyền điện tử cấp tỉnh. Ở Chương trình khung chính quyền điện tử cấp tỉnh sẽ tích hợp nhiều dịch vụ công, các ứng dụng và chia sẻ dữ liệu dùng chung, các văn bản chỉ đạo, phục vụ điều hành, quản lý.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang - Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh: Tuy phải đối mặt với những khó khăn chung của đất nước nhưng trong giai đoạn 2011-2015 tỉnh An Giang đã mạnh dạn đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý nhà nước; công tác cải cách hành chính và phục vụ nhân dân, để góp phần vào sự thành công xây dựng chính quyền điện tử ở tỉnh An Giang nói riêng và chính quyền điện tử Việt Nam nói chung. Chúng ta phải luôn nhận thức rằng CNTT là hạ tầng của “ Hạ tầng”, đồng thời là một hạ tầng thiết yếu cần ưu tiên đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020.

Do đó những kết quả đạt được trên lĩnh vực thông tin và truyền thông trong những năm qua, không chỉ thể hiện sự phát triển ngày càng lớn mạnh, một bước đi tiên phong mang tính đột phá của ngành mà còn có hiệu ứng tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong tỉnh, góp phần khai thác tối ưu nguồn lực của tỉnh, phục vụ công tác quản lý nhà nước, công tác cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Phó chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, lãnh đạo tỉnh sẽ luôn đồng hành, luôn tạo điều kiện về mọi mặt để ngành thông tin và truyền thông tỉnh phát triển một cách tốt nhất, đồng bộ, bền vững và hiện đại../.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • DeepSeek và ChatGPT: Lựa chọn nào tối ưu hơn về hiệu suất và chi phí?
    Những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng AI mã nguồn mở đã thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng công nghệ, thúc đẩy sự ra đời của nhiều giải pháp thay thế sáng tạo cho các mô hình AI truyền thống như ChatGPT. Trong số đó, DeepSeek nổi lên như một đối thủ đáng gờm, cung cấp các tính năng có khả năng thách thức những dịch vụ AI truyền thống.
  • Bộ Công an hướng dẫn tra cứu, nhận diện website lừa đảo
    Trong thời đại số, việc sử dụng Internet trở nên phổ biến, với lượng thông tin và website khổng lồ, đa dạng, là phương tiện cho người dân trong cuộc sống. Tuy nhiên, môi trường mạng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ.
  • Tinh gọn để báo chí cách mạng Việt Nam phát triển chuyên nghiệp, hiện đại và nhân văn
    Cuối năm 2024, đầu năm 2025, cả nước khẩn trương, quyết liệt, triệt để việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (viết tắt là Nghị quyết số 18- NQ/TW), trên tinh thần “trên trước, dưới sau; vừa chạy vừa xếp hàng; chỉ bàn làm, không bàn lùi”.
  • Việt Nam khẳng định cam kết mạnh mẽ trong cuộc chiến chống tội phạm mạng
    Ngày 6/2, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Vienna, Văn phòng Liên hợp quốc về các vấn đề ma túy và tội phạm (UNODC) đã tổ chức buổi tham vấn thông tin tới các phái đoàn các nước thành viên về Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng và các công tác triển khai thực thi công ước này, cùng kế hoạch về việc đàm phán Nghị định thư của công ước.
  • DTI 2023: Bộ KH&ĐT tiếp tục dẫn đầu khối bộ ngành, Đà Nẵng giữ vững vị trí số 1 khối địa phương
    Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023".
Đừng bỏ lỡ
Tập huấn xây dựng và triển khai kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh khu vực phía Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO