Thái Nguyên chính thức có nền tảng công dân số

AD| 01/12/2021 19:41
Theo dõi ICTVietnam trên

Ngày 01/12, UBND tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Liên minh SaiGonTEL - NGS chính thức tổ chức khai trương nền tảng Công dân số Thái Nguyên ID hỗ trợ tích cực phát triển nền tảng xã hội số và chính quyền số của tỉnh.

Đây là hoạt động trong tiến trình đưa Thái Nguyên trở thành một trong 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số (CĐS).

Thái Nguyên ID là nền tảng công dân số đầu tiên dành riêng cho tỉnh Thái Nguyên, cũng chính là bước đi chiến lược trên con đường xây dựng và phát triển trụ cột xã hội số của tỉnh với mục tiêu tạo ra không gian số an toàn, thuận tiện giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người dân trên địa bàn tỉnh.

Phát biểu tại lễ khai trương, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải khẳng định: CĐS là một giải pháp hết sức quan trọng, đang là xu thế tất yếu, là con đường ngắn nhất, kinh tế nhất để hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế, là cơ hội tạo ra những bứt phá mạnh mẽ trong quá trình phát triển. CĐS thành công sẽ giúp Thái Nguyên phát huy được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh trong phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghệ cao, góp phần tạo giá trị tăng trưởng mới, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Theo UBND tỉnh Thái Nguyên, sự ra đời của Thái Nguyên ID với nền tảng công nghệ định danh điện tử eKYC chính là lời giải cho bài toán công dân số. Thái Nguyên ID tích hợp nhiều chức năng như kiểm tra, đối chiếu thông tin cá nhân tức thì với cơ sở dữ liệu tập trung, nhận diện người dùng bằng trí tuệ nhân tạo...

Bên cạnh đó, ứng dụng trực tiếp hỗ trợ người dân trong vấn đề tìm kiếm việc làm trực tuyến, đăng tin và tìm nhà cho thuê nhanh chóng, theo dõi việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến, cập nhật tin tức đời sống - xã hội, trong đó có cả các tin tức y tế liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động phát triển kinh tế và sản xuất của địa phương, Thái Nguyên ID chính là giải pháp tối ưu giúp giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp khi kết nối trực tiếp nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp (DN) với lực lượng lao động, hỗ trợ an sinh xã hội khi giúp giải quyết nhu cầu nhà ở cho lực lượng lao động chưa có nhà trên địa bàn và giảm tải sự căng thẳng với các công tác hành chính một cửa cho người dân.

Thái Nguyên chính thức có nền tảng công dân số - Ảnh 1.

Các đại biểu thăm Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh Thái Nguyên (IOC).

Ứng dụng Thái Nguyên ID được kỳ vọng sẽ hỗ trợ tích cực phát triển nền tảng xã hội số và chính quyền số của tỉnh. Để phát huy tối đa lợi thế, tiện ích của ứng dụng, trong thời gian tới, tỉnh Thái Nguyên khuyến khích các DN, tổ chức, cá nhân, người lao động, học sinh, sinh viên, nhất là các DN trong khu, cụm công nghiệp nhanh chóng tổ chức triển khai cài đặt và sử dụng nền tảng một cách hiệu quả, thiết thực.

Theo ông Đỗ Xuân Hòa, Giám đốc Sở TT&TT, sau khi chính thức khai trương, Sở TT&TT tiếp tục phối hợp triển khai các hoạt động truyền thông về ứng dụng "Thái Nguyên ID", mà chủ yếu tập trung vào các đối tượng người lao động trong các DN, khu công nghiệp, sinh viên, người đến thực hiện các dịch vụ công,... Phấn đấu cuối năm 2021, Thái Nguyên ID đạt 20.000 lượt cài đặt và đến 30/6/2022 đạt 100.000 lượt cài đặt, sớm đưa ứng dụng vào cuộc sống, góp phần phát triển xã hội số.

Hiện tại, người dùng có thể cài đặt Thái Nguyên ID từ 2 kho ứng dụng Apple Store và Google Play./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Khai trương Trung tâm Báo chí kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Trung tâm Báo chí được thành lập nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phóng viên (PV) trong nước, quốc tế đưa tin về Lễ kỷ niệm và chủ động, tích cực cung cấp thông tin của Ban Tổ chức về Lễ kỷ niệm.
  • Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số
    Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An đã mạnh dạn đưa công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An từ chỗ "cấm sờ tay vào hiện vật" nay có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D; khám phá kho dữ liệu lịch sử đã được số hóa... giúp Bảo tàng Nghệ An ngày càng hút khách, nhất là giới trẻ.
  • Báo chí và học giả quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Báo Resumen Latinoamericano của Argentina những ngày qua liên tục đăng các bài viết cùng nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, ca ngợi Chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Thái Nguyên chính thức có nền tảng công dân số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO