Thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ có 11 nỗi sợ, điều số 9 nhiều bà bầu thường xuyên làm mà không hay biết sẽ tăng khả năng sinh non

Tú Cầu| 27/04/2020 23:33
Theo dõi ICTVietnam trên

Khi bụng bầu ngày một lớn, em bé trong bụng cũng hoạt động mạnh mẽ hơn. Vì thế nhiều thai phụ rất thích vuốt ve bụng mình để cảm nhận các cú đạp của con.

Thai nhi trong ba tháng cuối thai kỳ đang tăng tốc phát triển để sẵn sàng cho cuộc sống mới bên ngoài bụng mẹ. Nhưng thai nhi trong giai đoạn này đồng thời có rất nhiều nỗi sợ hãi mẹ bầu cần phải nắm chắc để phòng tránh những rủi do có thể xảy ra và con được ra đời bình an.

Em bé trong bụng mẹ ở tam cá nguyệt thứ 3 có 11 nỗi sợ sau đây:

1. Sợ mẹ lao động nặng nhọc

Em bé trong 3 tháng cuối thai kỳ có 11 nỗi sợ, điều số 9 nhiều bà bầu thường xuyên làm mà không hay biết sẽ tăng khả năng sinh non - Ảnh 1.

Yoga rất có lợi cho mẹ bầu. (Ảnh minh họa)

Thời kỳ mang thai, phụ nữ cần ưu tiên nghỉ ngơi vì sự an toàn của em bé. Nhất là vào 3 tháng cuối khi cơ thể nặng nề và bụng bầu ngày một lớn. Bà bầu chỉ nên tập luyện thể dục nhẹ nhàng, làm những công việc vừa sức, tránh lao động nặng và hoạt động thể chất ở cường độ cao. Điều này giúp thai phụ không phải mệt mỏi quá mức, phòng tránh khả năng sinh non.

Các bài tập thể dục phù hợp với thai phụ là: yoga, đi bộ... Bạn nhớ không nên vận động trong thời gian dài, khi tản bộ cần có người nhà bên cạnh để phòng tình huống bất ngờ phát sinh.

2. Sợ mẹ không đi khám thai định kỳ

Bước vào tam cái nguyệt thứ ba, tần suất khám thai của bà bầu trở nên thường xuyên hơn. Nhưng bạn chớ nên ghét bỏ hay cảm thấy phiền phức.

Khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp mẹ bầu theo dõi sát sao các chỉ số phát triển của thai nhi cũng như tình trạng sức khỏe của chính bản thân. Qua đó kịp thời phát hiện, xử lý các vấn đề không may nảy sinh.

3. Sợ mẹ tự ý dùng thuốc

Khi mang thai, sức khỏe và sự đề kháng của mẹ bầu giảm sút đáng kể khiến cơ thể thường xuyên gặp vấn đề như cảm cúm, táo bón... Tuy nhiên thai phụ không nên tự ý dùng thuốc uống, kể cả thuốc bôi ngoài da. Nhiều loại thuốc tác động xấu đến sức khỏe của em bé trong bụng, thậm chí có loại thuốc còn là nguồn cơn của các bệnh bẩm sinh ở bé hoặc dẫn đến sinh non.

Nếu gặp bất cứ vấn đề gì về sức khỏe, bạn phải đến các cơ sở y tế để nhận được sự thăm khám, điều trị thích hợp từ các bác sĩ có trình độ chuyên môn.

4. Sợ mẹ thường xuyên tức giận, lo lắng

Em bé trong 3 tháng cuối thai kỳ có 11 nỗi sợ, điều số 9 nhiều bà bầu thường xuyên làm mà không hay biết sẽ tăng khả năng sinh non - Ảnh 2.

Bà bầu nên thông qua vận động nhẹ nhàng và nghe nhạc để thư giãn, giải tỏa cảm xúc. (Ảnh minh họa)

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, phần vì cơ thể mệt mỏi, đuối sức, phần vì lo lắng chuyện sinh nở sau đó, cho nên bà bầu dễ cáu giận, bực bội, lo lắng... Những cảm xúc tiêu cực ấy không chỉ khiến tâm lý thai phụ căng thẳng, nặng nề mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Bà bầu nên thông qua vận động nhẹ nhàng và nghe nhạc để thư giãn, giải tỏa cảm xúc. Bạn cũng có thể tìm đến bạn bè, người thân để chia sẻ cho vơi bớt tâm sự trong lòng.

  • Mẹ Việt ở Úc tự tay đỡ con ra khi vượt cạn, tưởng sẽ khóc vì xúc động ai dè cười phá lên vì câu nói của chồngĐọc ngay

5. Sợ cha mẹ "quan hệ vợ chồng"

Càng gần ngày dự sinh, tử cung của người mẹ càng tăng nhanh về kích thước, cổ tử cung cũng mỏng dần. Theo lý thuyết, nếu sức khỏe của thai phụ hoàn toàn bình thường và vợ chồng có đủ kiến thức về "tình dục khi mang thai", họ hoàn toàn có thể quan hệ vợ chồng trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Thế nhưng nếu bà bầu cảm thấy không khỏe hoặc sức khỏe thai nhi không cho phép, bạn cần tuyệt đối tránh quan hệ tình dục trong thời điểm này. Bởi việc làm đó khiến tử cung co bóp, rất có thể sẽ gây sinh non.

6. Sợ mẹ ngủ không đủ giấc

Trong những tháng cuối thai kỳ, dường như việc ngủ ngon trở thành giấc mộng xa vời đối với các bà bầu. Chiếc bụng kềnh càng, hiện tượng chuột rút, các cơn đau lưng, đau hông... tất cả khiến giấc ngủ của bà bầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Song dù thế nào thì bạn hãy cố gắng đảm bảo đủ thời gian ngủ trong ngày để em bé trong bụng được phát triển tốt nhất.

Bà bầu có thể tập yoga, ngâm chân nước ấm, uống sữa ấm, nghe âm nhạc nhẹ nhàng để thư giãn tinh thần, giấc ngủ ngon và sâu hơn. Nếu buổi tối ngủ không sâu, bà bầu nên giảm bớt thời gian ngủ ban ngày. Một gợi ý nữa là bạn dùng gối chuyên dụng dành cho bà bầu, công cụ này nhằm giúp bạn có tư thế ngủ thoải mái nhất.

Thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ có 11 nỗi sợ, điều số 9 nhiều bà bầu thường xuyên làm mà không hay biết sẽ tăng khả năng sinh non - Ảnh 4.

7. Sợ mẹ bị thương

Nếu bà bầu bị thương, nhất là ở phần bụng sẽ rất nguy hiểm tới em bé, có thể gây sinh non. Do đó, bạn dù ở nhà hay ra ngoài đường thai phụ đều phải hết sức chú ý an toàn. Bạn không nên đi giày cao, tránh xa những nhân tố có thể gây nguy hiểm, trượt ngã, va đập cho bản thân.

8. Sợ mẹ không ăn uống đủ chất

3 tháng cuối là giai đoạn thai nhi tăng trưởng nhanh nhất về cân nặng. Lúc này, bà bầu cần đặc biệt chú ý đến vấn đề dinh dưỡng cho con sinh ra khỏe mạnh, cân nặng đủ chuẩn.

Thai phụ nên ăn đủ chất, đa dạng thực phẩm, ăn những thức ăn dễ tiêu, dễ hấp thụ. Ngoài ra cần lưu ý uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây, cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu cho thai nhi.

9. Sợ mẹ thường xuyên sờ bụng

Em bé trong 3 tháng cuối thai kỳ có 11 nỗi sợ, điều số 9 nhiều bà bầu thường xuyên làm mà không hay biết sẽ tăng khả năng sinh non - Ảnh 3.

Sự vuốt ve, sờ nắn của mẹ lên bụng bầu sẽ kích thích các cơn gò tử cung. (Ảnh minh họa)

Khi bụng bầu ngày một lớn, em bé trong bụng cũng hoạt động mạnh mẽ hơn. Vì thế nhiều thai phụ rất thích vuốt ve bụng mình để cảm nhận các cú đạp của con. Nhưng hành động âu yếm, vỗ về ấy lại không hề có lợi cho thai nhi.

Sự vuốt ve, sờ nắn của mẹ lên bụng bầu sẽ kích thích các cơn gò tử cung, làm tăng tần suất xuất hiện của chúng. Điều đó rất dễ gây sinh non. Ngoài ra, khi người mẹ chạm tay vào bụng, em bé sẽ cảm nhận được bàn tay mẹ và hưng phấn "nhào lộn" hơn. Thai nhi quá mức tinh nghịch còn làm gia tăng vấn đề dây rốn quấn cổ.

10. Sợ mẹ trang điểm đậm

Nhiều bà mẹ có thói quen trang điểm đậm, kể cả khi đã mang thai. Tuy rằng những thành phần hóa chất gây hại trong mỹ phẩm có hàm lượng không nhiều nhưng nó vẫn thẩm thấu qua da, gây ảnh hưởng đến em bé.

Với một người trưởng thành, có thể chúng không nguy hại gì nhưng thai nhi rất yếu ớt và mẫn cả, vì thế mẹ bầu tốt nhất không nên trang điểm trong thời gian mang thai. Nếu bắt buộc phải sử dụng mỹ phẩm, bạn chỉ nên trang điểm nhẹ nhàng với các loại mỹ phẩm mang thành phần tự nhiên, lành tính.

11. Sợ mẹ không kịp thời phát hiện dấu hiệu cầu cứu của con

Thai nhi càng lớn, mẹ bầu cần hàng giờ hàng phút chú ý đến sức khỏe của con. Việc làm đơn giản và hiệu quả nhất là bạn đếm cử động thai nhi. Số lần thai máy biểu thị cho sự khỏe mạnh của bé trong bụng mẹ.

Nếu thấy con đột nhiên hoạt động đặc biệt mạnh mẽ hoặc thưa thớt bất thường, thai phụ đều phải đi khám ngay lập tức. Bởi chỉ cần chậm trễ vài tiếng đồng hồ, sức khỏe của thai nhi đã có thể bị đe dọa rồi.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ có 11 nỗi sợ, điều số 9 nhiều bà bầu thường xuyên làm mà không hay biết sẽ tăng khả năng sinh non
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO