Thu hẹp khoảng cách số trong khối ASEAN

Chu Thanh Hòa, Lâm Thị Nguyệt| 06/10/2018 16:44
Theo dõi ICTVietnam trên

Với vị thế là một khối kinh tế, ASEAN là nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới. Tuy nhiên, điều này không phản ánh sự thích nghi của quá trình chuyển hóa số. Các nước thành viên của ASEAN xếp hạng từ top đầu tới vị trí thứ 160 trên bảng chỉ số thích ứng số toàn cầu (DAI) xếp hạng bởi World Bank.

Singapore đứng đầu và theo sau đó là vị trí số 41 của Malaysia; Thailand (61); Brunei (58); Việt Nam (91); Philippines (101); Indonesia (109); Cambodia (123); Lào (159) và Myanmar (160).

Kết nối internet là yêu cầu cơ bản để tham gia một nền kinh tế số. Về phía người dùng, kết nối internet qua các đường dây và dữ liệu di động là đủ. Nhưng với doanh nghiệp, băng thông internet cố định và cả mạng di động đều quá chậm và đắt đỏ.

International Monetary Fund (IMF) cho rằng độ phủ internet cao hơn ở các nước như Brunei, Malaysia và Singapore. Tuy nhiên, ở những nước kém phát triển hơn như Campuchia, Lào và Myanmar, khoảng 70% dân số vẫn chưa được tiếp cận với internet.

Sự thích nghi của internet tốc độ cao sử dụng băng thông cố định trong ASEAN bị trì trệ bởi chi phí. Trong số 6 nền kinh tế lớn nhất ASEAN hiện giờ, Singapore có chi phí internet tốc độ cao rẻ nhất là 0.05$ mỗi Megabit một tháng, theo sau đó là Thailand (US$0.42); Indonesia (US$1.39); Việt Nam (US$2.41); Philippines (US$2.69) và  Malaysia (US$3.16).

Băng thông cố định không chỉ tăng tốc độ mạng di động mà cũng đồng thời để các doanh nghiệp có thể làm quen tốt hơn với việc stream video, quản lý chuỗi cung ứng trên điện toán đám mây và để các chính phủ hợp tác với các nhánh trong thời gian thực. "Không có băng thông siêu nhanh, những thành tựu như AI, IoT và ngành công nghiệp 4.0 sẽ khó có thể đạt được," theo như Richard Record tại World Bank Group, gần đây tại một diễn đàn ở Penang, Malaysia.

Chi phí đắt đỏ của băng thông này làm giảm mạnh trong tỷ lệ thích ứng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các công ty lớn hơn có thể thích ứng được sự chuyển hóa này sẽ tiếp cận với thương mại điện tử tốt hơn. Điều này lật ngược lại nhận định rằng Internet cung cấp sân chơi công bằng cho các công ty nhỏ hơn tham gia vào thị trường.

Có một rủi ro của việc mở rộng khoảng cách số trong mỗi nước nơi các công ty lớn thống trị trong khi số còn lại chưa thể thích ứng được với việc chuyển hóa số. Điều này có thể làm hại đến kế hoạch phát triển kinh tế bằng công nghệ số của các nước.

Khoảng cách số giữa các nước ASEAN có thể mở rộng khi các công ty buộc phải chuyển địa điểm tới các nước có kết nối nhanh nhất và rẻ nhất. Các nước này cũng được ưu tiên bởi các nhà đầu tư muốn kiếm lời.

Các Start up được tiếp cận dễ dàng với nghiệp vụ tài chính từ giai đoạn khởi đầu và phát triển. Ở những nước như Malaysia, chính phủ tạo ra những chương trình gây quỹ và kết nối với các nhà đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, các quỹ đầu tư lớn chiếm vai trò quan trọng hơn trong giai đoạn chớm nở của những công ty này, với chuyên môn và đào tạo của họ.

Tháng 3 năm 2018, có tới 61 chi nhánh quỹ đầu tư tại Malaysia. Con số này của Singapore là 593. Nhiều nhà đầu tư cho rằng  sẽ tốt hơn nếu nhận thầu hoặc có  tài sản tại Singapore, khi đất nước này cung cấp sự bảo vệ tốt hơn và những khoản thưởng cho đầu tư nước ngoài.

Những nước khác tại ASEAN 6 phải tạo ra một sự cuốn hút các nhà đầu tư và kêu gọi các  quỹ tư nhân. Nếu họ không hành động nhanh, khoảng cách số giữa các nước ASEAN sẽ còn gia tăng nhiều hơn và gây tổn hại nền kinh tế số.

IMF mô tả 5 yếu tố chính để phát triển kinh tế số. Họ nói rằng đường truyền internet phải được phổ biến rộng rãi với giá cả hợp lý;  xu thế kinh tế phải khuyến khích cạnh tranh để tạo ra sự đổi mới; hệ thống giáo dục phải thích ứng với những kỹ năng của người lao động để đáp ứng với nhu cầu tương lai; các nước cần củng cố mạng lưới an toàn để ngăn chặn việc lao động bị thay thế bởi quá trình tự động hóa; và các nước cần thích nghi để cải thiện tài chính với công nghệ và kiểm soát các rủi ro.

Với khoảng cách số giữa các nước ASEAN, khối này đối diện với khó khăn trong việc hưởng lợi tổng thể từ nền kinh tế số. Ngoại trừ Singapore, ASEAN vẫn đứng sau Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc trong việc phủ sóng internet. Trừ phi tổ chức hành động kịp thời để thu hẹp khoảng cách này, những thành viên yếu hơn có thể bị tụt lại trong cuộc đua số với những nước như Trung Quốc và Ấn Độ, nơi có những bước tiến lớn trong dịch vụ công nghệ thông tin và dàn nhân lực lành nghề.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Xây dựng hạ tầng cho mạng 5G tương lai của Việt Nam
    Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Dự kiến tới năm 2030, ASEAN (gồm 10 quốc gia Đông Nam Á) sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư toàn cầu. Phần lớn động lực thúc đẩy sự phát triển này đến từ sự vận động và tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế số trong khu vực, với giá trị ước tính lên đến gần 1 nghìn tỉ đô-la vào năm 2030.
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Vượt qua hơn 1.000 doanh nghiệp, Bưu điện Việt Nam đạt giải Thương hiệu Quốc gia 2024
    Đây là lần thứ 2 liên tiếp Bưu điện Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng danh giá này bởi những thành tựu lớn trong lĩnh vực logistics, bưu chính chuyển phát tại Việt Nam và Quốc tế.
  • Trên 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số”
    Theo thông tin từ Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến hết tháng 10/2024, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” – iHanoi đã đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng này lên tới 1.043.724.
  • Sắp diễn ra Lễ hội văn hoá ẩm thực Hà Nội năm 2024
    UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 313/KH-UBND về việc tổ chức Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024) với chủ đề "Hà Nội kết nối năm châu".
  • GHTK được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam lần thứ hai
    Công ty CP Giao hàng Tiết Kiệm tự hào là một trong 190 doanh nghiệp tiêu biểu, đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 trong số hơn 1.000 doanh nghiệp đăng ký.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • MobiFone được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 tối 4/11, MobiFone xuất sắc được vinh danh tại sự kiện với 5 thương hiệu sản phẩm đột phá bao gồm: Dịch vụ viễn thông MobiFone, mobiEdu, ClipTV, mobiAgri và nền tảng số MobiFone.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
Thu hẹp khoảng cách số trong khối ASEAN
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO