Thúc đẩy năng suất chất lượng: Kinh nghiệm thực tế và giải pháp nhân rộng

Hương Nguyễn| 30/07/2022 10:03
Theo dõi ICTVietnam trên

Áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng (NSCL) sản phẩm hàng hóa là một trong những yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Việc khuyến khích, hỗ trợ nâng cao NSCL góp phần quan trọng giúp các doanh nghiệp tăng cơ hội tiếp cận và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến NSCL, ứng dụng những giải pháp công nghệ hiện đại trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Để nâng cao năng suất chất lượng doanh nghiệp cần cắt giảm chi phí

Tại một hội thảo gần đây, những điển hình doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý và các công cụ cải tiến năng suất chất lượng thành công đã có những chia sẻ từ kinh nghiệm thực tế. Đại diện các doanh nghiệp: Công ty TNHH Nam Dược, Công ty cổ phần may Nam Hà đã cùng chia sẻ về những thành công từ thực tế áp dụng các công cụ Lean, 5s, TPM, ISO 31000, ISO 50001, Thẻ điểm cân bằng BSC… tại doanh nghiệp.

Ông Đào Tiến Dũng - Giám đốc Công ty Cổ phần may Nam Hà cho biết, nhiều năm qua, Công ty đã bắt đầu tổ chức đào tạo về Lean cho đội ngũ quản lý từ cấp cơ sở đến cấp cao. Những năm tiếp theo, với sự tư vấn của các chuyên gia năng suất của Viện Năng suất Việt Nam, Lean, 5s, TPM, Kaizen bắt đầu được triển khai ứng dụng trong sản xuất kinh doanh, cùng với đó tại may Nam Hà.

Kết quả, năng suất lao động của công ty tăng trung bình 15%. Thu nhập của người lao động tăng cao dần qua từng năm.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Nguyễn Nam Hải cho biết, để nâng cao năng suất chất lượng doanh nghiệp thì đi cùng việc nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, doanh nghiệp cũng cần áp dụng các hệ thống quản lý/công cụ/mô hình cải tiến năng suất, cắt giảm chi ph

"Con đường trực tiếp nhất là nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Doanh nghiệp cần phải tiếp cận một cách tổng thể, trong đó đầu tiên cần xác định tiêu chuẩn cho chất lượng, tiêu chuẩn áp dụng cho thị trường mình hướng tới của mình. Sau khi xác lập được mục tiêu đó cần tổ chức hoạt động sản xuất, bên cạnh mục tiêu đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa cần phải duy trì hiệu quả, cắt giảm lãng phí, cắt giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh", Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Nam Hải nhấn mạnh.

Đồng thời, ông Nguyễn Nam Hải cũng đưa ra các giải pháp để thúc đẩy chương trình năng suất chất lượng như: Cần gắn kết mạnh trung ương với địa phương, xây dựng lực lượng làm năng suất chất lượng ở các địa phương; Có cách tiếp cận phù hợp với thể trạng, thực trạng của doanh nghiệp.

Đẩy mạnh tiếp cận theo chuỗi để những doanh nghiệp điểm, doanh nghiệp đầu tàu lan tỏa hiệu quả về chương trình cho các doanh nghiệp vệ tinh, doanh nghiệp nhỏ. Đồng thời nhấn mạnh việc gắn kết các đầu mối triển khai, các hiệp hội, ngành nghề; Gắn kết chương trình năng suất chất lượng với các chương trình khác để tăng sự lan tỏa, hiệu quả được nhân rộng.

Dây chuyền sản xuất của May Nam Hà áp dụng cải tiến năng suất tổng thể

Dây chuyền sản xuất của May Nam Hà áp dụng cải tiến năng suất tổng thể

Tại Nam Định, ngay từ khi triển khai Đề án 712 về nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam, tỉnh đã có chính sách hỗ trợ cho 5 lĩnh vực công nghiệp chủ lực của địa phương nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa. 

Chương trình nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố ứng dụng hiệu quả tiến bộ khoa học và công nghệ vào tổ chức quản trị, sản xuất, kinh doanh; khuyến khích nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, gia tăng giá trị trong chuỗi cung ứng nhằm nâng cao năng suất chất lượng và năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp; hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo; đồng thời thực hiện các cam kết trong tiến trình hội nhập kinh tế và phát triển bền vững.

Kết quả, hàng trăm doanh nghiệp đã được đánh giá về hiện trạng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, quản lý chất lượng. Đồng thời, tỉnh đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý tiên tiến, áp dụng các công cụ cải tiến nâng cao năng suất chất lượng, áp dụng TCVN, QCVN, xây dựng TCCS; tham gia các giải thưởng chất lượng quốc gia, thực hiện kiểm toán năng lượng và ứng dụng các giải pháp công nghệ về tiết kiệm năng lượng.

Nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn thay đổi phương thức sản xuất

Theo báo cáo khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đại dịch COVID-19 diễn ra từ đầu năm 2020 đến nay đã gây ra tác động nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Thống kê cho thấy, năm 2020 có 101,7 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 13,9% so với năm trước. Trung bình mỗi tháng có 8,5 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Từ đầu năm 2021 đến nay, do tác động của dịch bệnh, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tiếp tục tăng, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Trong 4 tháng đầu năm 2021, có 51.496 doanh nghiệp rời bỏ thị trường, tăng 23,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, có 28.349 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chiếm đến 55,1%.

Trên thực tế, lĩnh vực chịu ảnh hưởng lớn nhất vì đại dịch là may mặc (97% doanh nghiệp), thông tin, truyền thông (96% doanh nghiệp), thiết bị điện (94% doanh nghiệp), sản xuất xe có động cơ (93% doanh nghiệp)… Theo khảo sát, có đến 87,2% doanh nghiệp cho biết chịu ảnh hưởng ở mức "phần lớn" hoặc "hoàn toàn tiêu cực". Chỉ 11% cho biết "không bị ảnh hưởng gì" và gần 2% ghi nhận tác động "hoàn toàn tích cực" hoặc "phần lớn tích cực". Trong số đó, đối tượng chịu ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn cả là các doanh nghiệp mới hoạt động dưới 3 năm và các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, nhỏ…. Theo VCCI, trước nhiều khó khăn, các doanh nghiệp cũng đã nhanh chóng chủ động ứng phó và áp dụng một hoặc nhiều biện pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch COVID-19.

Theo đó, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn thay đổi phương thức sản xuất, gia tăng quá trình chuyển đổi số, thay đổi mô hình tổ chức quản lý, mô hình kinh doanh, đầu tư công nghệ… để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hoá, tham gia sâu hơn vào các chuỗi ung ứng toàn cầu.

Dây chuyền may veston của May 10 tại Hưng Hà, Thái Bình.

Dây chuyền may veston của May 10 tại Hưng Hà, Thái Bình.

Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp trên toàn cầu, May 10 tiếp tục đưa ra những giải pháp kịp thời, vừa chống dịch, vừa duy trì sản xuất, tìm kiếm đơn hàng, đảm bảo thu nhập cho người lao động nhằm giữ ổn định nguồn lực lao động. Tổng công ty đã tích cực tìm các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, sắp xếp lại nhân sự cũng như mô hình quản lý, tổ chức sản xuất, cải tiến tiền lương, đầu tư chiều sâu, thay đổi công nghệ sản xuất mới, vừa chống dịch, vừa duy trì sản xuất để đảm bảo thu nhập cho người lao động và cổ tức cho các cổ đông. Một bước tiến quan trọng trong năm 2020 là phần mềm thiết kế 3D được áp dụng rộng rãi trong thiết kế mẫu, nhiều khách hàng đã dần tin dùng các sản phẩm tạo trên 3D, duyệt ngay mẫu 3D, fit mẫu, bỏ qua giai đoạn may mẫu, giúp tiết kiệm thời gian, nhân công và nguyên vật liệu may mẫu. Với những định hướng và giải pháp kịp thời, thời gian qua May 10 vẫn giữ vững nhịp độ sản xuất và đảm bảo cuộc sống cho người lao động. "Để tiếp tục phát triển trong giai đoạn tới, cần phải tiếp tục ứng dụng hiệu quả khoa học công nghệ và quan trọng nhất là cần thay đổi về mặt tư duy. Nghiên cứu xây dựng những mô hình chuyền mới, các tổ chức sản xuất mới để tăng năng suất lao động", ông Thân Đức Việt nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh dịch COVID ảnh hưởng toàn cầu thì các doanh nghiệp không thể tư duy theo cách truyền thống, mà cần phải đẩy nhanh quá trình phát triển về khoa học công nghệ. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn trong công tác chuyển đổi số, nhất là khó khăn về nguồn vốn để đầu tư công nghệ nên rất cần các tổ chức tín dụng vào cuộc.

Các doanh nghiệp cũng cần thay đổi tư duy, áp dụng các giải pháp tăng năng suất, chất lượng để bắt nhịp xu thế phát triển trên thế giới. Để thành công và vượt giai đoạn khó khăn này, các doanh nghiệp cũng mong muốn và rất cần có sự đồng hành của các cơ quan nhà nước và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ về cơ chế, chính sách, khuyến khích phát triển đầu tư khoa học.../.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Xây dựng hạ tầng cho mạng 5G tương lai của Việt Nam
    Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Dự kiến tới năm 2030, ASEAN (gồm 10 quốc gia Đông Nam Á) sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư toàn cầu. Phần lớn động lực thúc đẩy sự phát triển này đến từ sự vận động và tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế số trong khu vực, với giá trị ước tính lên đến gần 1 nghìn tỉ đô-la vào năm 2030.
  • Samsung Networks giải bài toán khó
    Doanh số bán hàng mảng kinh doanh mạng của Samsung đang giảm tốc so với Ericsson và Nokia.
  • Hệ sinh thái Viettel 5G2B gỡ "nút thắt" của sản xuất thông minh
    Máy móc vận hành tự động, robot xuất hiện ở mọi công đoạn để giảm sức người, hoạt động sản suất được giám sát toàn trình… và tất cả được kết nối trên nền tảng một mạng 5G riêng chính là viễn cảnh sản xuất thông minh mà 5G2B của Viettel đã hiện thực hoá.
  • Kiosk y tế thông minh giúp người dân dễ dàng đăng ký khám chữa bệnh
    Hệ thống Kiosk y tế thông minh giúp người dân có thể tự đăng ký khám, chữa bệnh và thanh toán viện phí nhanh chóng, dễ dàng. Đồng thời, các y, bác sĩ có thể chủ động tiếp nhận thông tin, theo dõi lịch sử khám, chữa bệnh của bệnh nhân thuận tiện hơn.
  • Để mọi người dân có thể sử dụng trợ lý ảo khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến
    Ứng dụng trợ lý ảo để hỗ trợ người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến là một xu hướng đã được nhiều quốc gia trên thế giới tiến hành. Tại Việt Nam, một số địa phương cũng đã và đang tiến đến dùng chatbot, tuy nhiên, hiệu quả vẫn chưa cao.
  • Đưa tiếng nói và kinh nghiệm của trẻ em vào các thảo luận về an toàn trực tuyến
    Một trong những giải pháp nhằm bảo vệ trẻ em trên môi trường Internet là đưa tiếng nói và kinh nghiệm của trẻ em vào các cuộc thảo luận về an toàn trực tuyến, cũng như cung cấp cho các em một nền tảng để các em tự mình thể hiện những việc cần làm trên không gian mạng.
  • Tăng tốc chuyển đổi số với hệ sinh thái ứng dụng 5G của Viettel
    Hệ sinh thái ứng dụng 5G của Viettel mang đến sự đột phá về khả năng tự động hóa, tạo ra sự thay đổi toàn diện trong vận hành ở 7 lĩnh vực trọng điểm như sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải và logistics, nông nghiệp, y tế, giáo dục, năng lượng và thành phố thông minh.
  • Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TP. Hà Nội lần thứ IV diễn ra thành công, tốt đẹp
    Ngày 5/11, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô đã diễn ra phiên chính thức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TP. Hà Nội lần thứ IV năm 2024 với sự tham dự của 250 đại biểu đại diện cho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Thủ đô.
  • Giải pháp để nâng cao năng lực báo chí viết về kinh tế
    Để nâng cao năng lực báo chí viết về kinh tế cần tăng cường hoạt động nghiên cứu để xây dựng hệ giá trị, mô hình đào tạo và phát triển đội ngũ nhà báo viết về kinh tế; xây dựng bộ chỉ số đo năng lực các cơ quan báo chí về chủ đề kinh tế; thúc đẩy song song các hoạt động nghiên cứu - đào tạo - bồi dưỡng...
  • FPT Shop ‘bùng nổ’ ưu đãi Black Friday dành riêng cho SIM FPT
    Từ nay đến hết ngày 30/11, FPT Shop triển khai chương trình ưu đãi Black Friday dành riêng cho SIM FPT với hàng loạt gói cước siêu hấp dẫn, giúp bạn thỏa sức lướt mạng, xem phim, kết nối mọi lúc mọi nơi với chi phí tiết kiệm nhất.
Thúc đẩy năng suất chất lượng: Kinh nghiệm thực tế và giải pháp nhân rộng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO