Đời sống xã hội

Thực hiện tốt cơ chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển

Hà Lê 24/11/2023 09:36

Bộ đội biên phòng các tỉnh ven biển và lực lượng chức năng bàn cơ chế phối hợp tốt hơn cho công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên biển trong năm 2024.

Chiều ngày 22/11, tại Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Nam Định, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) 9 tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Quảng Bình; Hải đoàn 38 BĐBP và Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực I (Trung tâm khu vực I) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Hội nghị báo cáo các kết quả đã đạt được, đánh giá lại các ưu, nhược điểm trong công tác phối, kết hợp lực lượng của các đơn vị trong hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển nửa cuối năm 2022 và 10 tháng đầu năm 2023 theo Quy chế số 637/QC-BCHBP, HĐ38-TTPHTKCNKVI ký ngày 23/4/2014.

Vùng biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình rộng khoảng 65.000 km2, là khu vực thường xuyên xảy ra bão, áp thấp nhiệt đới, sự cố, tai nạn, đâm va tàu thuyền. BĐBP 9 tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Quảng Bình, Hải đoàn 38 BĐBP và Trung tâm khu vực I đã quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm Quy chế phối hợp giữa các đơn vị; xác định rõ trách nhiệm, tầm quan trọng trong công tác phối hợp đảm bảo công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển.

Trên cơ sở nội dung quy chế, các đơn vị cụ thể hóa thành kế hoạch thực hiện hàng năm và bổ sung phù hợp với tình hình nhiệm vụ; chỉ đạo cơ quan chuyên môn tăng cường trao đổi thông tin, đôn đốc kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện; định kỳ, đột xuất rút kinh nghiệm, nhất là việc phối hợp xử lý các vụ việc. Qua đó, các mặt công tác phối hợp được triển khai kịp thời, hiệu quả, góp phần hỗ trợ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Các đơn vị quán triệt nghiêm túc quy định về trao đổi thông tin tìm kiếm cứu nạn trên biển, chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình trên biển, kịp thời thông báo cho nhau và phối hợp xử lý tình huống theo đúng Quy chế phối hợp. Khi có tình huống xảy ra, các bên phối hợp kiểm tra, xác minh, thống nhất điều hành hoạt động cứu hộ, cứu nạn và bàn giao, tiếp nhận, hỗ trợ người, phương tiện bị nạn theo quy định.

Duy trì nghiêm chế độ trực ban, trực thông tin TKCN 24/7 (Trung tâm khu vực I là trực ban tìm kiếm cứu nạn và BĐBP các tỉnh là Trực ban Tác chiến), sẵn sàng tiếp nhận thông tin liên quan đến tai nạn, sự cố trên biển qua văn bản, email, vô tuyến điện, điện thoại..., để kịp thời xử lý tình huống.

Ngoài ra, các bên còn phối hợp tốt trong công tác tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông và tìm kiếm cứu nạn, huấn luyện, tập huấn và diễn tập.

Phát biểu kết luận tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Tính, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam biểu dương những thành quả trong công tác chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các đơn vị trong thời gian qua, đánh giá cao những hiệu quả đạt được, yêu cầu khắc phục tối đa những hạn chế còn tồn tại, đồng thời đề xuất, chỉ đạo hai đơn vị tiếp tục phối hợp, điều phối tốt hoạt động tìm kiếm cứu nạn, đồng thời đề ra phương hướng thực hiện trong thời gian tới./.

Bài liên quan
  • Tìm kiếm cứu nạn, những chiến công thầm lặng
    Không đao to búa lớn, mỗi tuần, mỗi tháng lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH vẫn lặng thầm làm công việc cứu giúp người dân bị nạn. Như dưới đây là những chuyện rất mới, vừa xảy ra trong hơn 1 tháng qua.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Thực hiện tốt cơ chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO