Đời sống xã hội

Thực trạng công tác truyền thông chính sách hiện nay

T. Quân 21/12/2023 07:07

Truyền thông chính sách góp phần giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền thống cách mạng, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, phong phú và đa dạng về đời sống tinh thần của nhân dân.

Trong những năm qua, truyền thông chính sách ở nước ta đã góp phần quan trọng vào mọi mặt của đời sống xã hội, góp phần to lớn vào công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng; Tuyên truyền quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Phát hiện và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của quần chúng, những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội; Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, quan liêu lãng phí và suy thoái đạo đức, lối sống.

img_3704.jpg
Truyền thông chính sách ở nước ta góp phần quan trọng vào mọi mặt đời sống xã hội.

Hiện nay truyền thông chính sách ở nước ta đang trong quá trình đổi mới và hội nhập đã góp phần nâng cao chất lượng thông tin đối ngoại, góp phần quan trọng giới thiệu đất nước, văn hóa con người Việt Nam với bạn bè quốc tế; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng, đa phương hóa các quan hệ quốc tế của Đảng, Nhà nước ta; Góp phần nâng cao uy tín và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn hạn chế, khuyết điểm của một số chủ thể truyền thông chính sách. Thông tin thiếu nhạy cảm về chính trị, chưa phù hợp với lợi ích của đất nước, của nhân dân. Thông tin không đúng tôn chỉ, mục đích được quy định trong giấy phép. Thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân vẫn chiếm tỷ lệ cao. Xu hướng “thương mại hoá” chậm được khắc phục. Thông tin vi phạm thuần phong mỹ tục vẫn diễn ra. Nhiều thông tin thiếu chọn lọc, nặng về phản ánh mặt trái, tiêu cực của xã hội làm giảm tính trung thực của truyền thông chính sách. Một số chủ thể truyền thông chính sách chưa chấp hành nghiêm chỉ đạo về thông tin, tình trạng giật tít câu khách, câu “view,” gây hiểu nhầm, trái với nội dung bài viết, giật tít phản cảm, thiếu chính xác, thiếu tính giáo dục.

Truyền thông chính sách chưa đa dạng hóa các hình thức thông tin; Chất lượng nội dung thông tin chưa đáp ứng nhu cầu của người dân, chưa góp phần đáng kể nâng cao dân trí, hình thành và định hướng dư luận xã hội lành mạnh, tăng cường sự đoàn kết, nhất trí về tư tưởng, chính trị và hành động của nhân dân; Chưa thường xuyên biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến; Chưa tích cực, chủ động đấu tranh phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch; Chưa phát huy vai trò giám sát, phản biện của các chủ thể truyền thông chính sách, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội.

Trong quá trình làm tuyên truyền các chủ thể này chưa chủ động định hướng, cung cấp thông tin kịp thời để làm chủ thông tin, lấy thông tin tích cực, chính thống để đấu tranh chống lại các thông tin sai trái, bịa đặt, vu cáo, phản động trên mạng xã hội, Internet; Chưa khuyến khích khai thác, phát triển những tiện ích, lợi thế của thông tin điện tử, mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác trên internet phù hợp với lợi ích công cộng; Chưa thường xuyên tuyên truyền tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; Chưa làm tốt việc dự báo, định hướng phát triển xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Chưa kết hợp chặt chẽ các loại hình thông tin, giữa thông tin đối nội và thông tin đối ngoại; Một số thông tin chưa chính xác. Vẫn còn tình trạng thông tin thiếu cân đối, chưa đảm bảo sự đồng đều về phân bố và khoảng cách hưởng thụ thông tin của nhân dân giữa các vùng, miền.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Thực trạng công tác truyền thông chính sách hiện nay
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO