Thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ cán mốc 900 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020

TP| 20/03/2017 14:33
Theo dõi ICTVietnam trên

Theo một báo cáo mới được DHL Express công bố thì giờ đây thương mại điện tử xuyên biên giới đang là phân khúc phát triển nhanh nhất trong thị trường bán lẻ

Lượng hàng hóa buôn bán xuyên biên giới được dự báo gia tăng với tốc độ trung bình hàng năm là 25%, nghĩa là từ 300 tỷ đô la Mỹ lên 900 tỷ đô la Mỹ trong giai đoạn 2015-2020. Con số này gấp đôi tốc độ gia tăng thương mại điện tử nội địa. – DHL Express cho biết.

Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhà bán lẻ trực tuyến đang gia tăng tốc dộ bán hàng trung bình từ 10-15%, đơn giản bằng cách mở rộng kênh bán hàng tới các khách hàng quốc tế. Bằng việc đưa ra các dịch vụ tốt hơn như vận chuyển hàng nhanh hơn, các nhà bán lẻ và các nhà sản xuất đã làm gia tăng các gian hàng trực tuyến gấp 1,6 lần so với mức trung bình của những người khác.

CEO của DHL Express Ken Allen cho biết: “Vận chuyển hàng xuyên biên giới dễ hơn rất nhiều so với những gì mà các nhà bán lẻ nghĩ, và chúng tối nhận thấy những tác động tích cực hàng ngày, bán hàng xuyên quốc gia trên thị trường quốc tế còn giúp doanh nghiệp của khách hàng của chúng tôi tăng trường”.

Tại châu Á (Singapore, Hồng Kông và Ấn Độ), và châu Âu (Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Đức), các thị trường chủ chốt của những thương vụ giá trị thanh toán cao ngày càng mở rộng với tốc độ tăng trưởng cao gấp 2 đến 3 lần so với tốc độ trung bình toàn cầu, được dẫn dắt bởi việc nâng cao giáo dục của khách hàng và những nhận thức về cơ hội của các nhà bán lẻ điện tử.

Báo cáo cũng lưu ý rằng thị trường 30 tỷ đô la của những thương vụ giao dịch có gia trị cao đang được chia đều cho 3 khu vực: châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ.

Allen bổ sung, DHL Express cho rằng thực tế mỗi chủng loại sản phẩm đều có triển vọng nâng cấp lên tốt hơn bằng cả hai phương thức: phát triển chất lượng lên các phiên bản cao cấp và đưa ra các cấp độ siêu việt về chất lượng dịch vụ để đáp ứng yêu cầu của những khách hàng không quá nhạy cảm với giá cả. Ông nói: “Cơ hội để:”đi ra toàn cầu” và “đạt đến mức tốt nhất” đang mở ra cho rất nhiều nhà bán lẻ ở tất cả mọi thị trường”. Tuy nhiên, những thách thức chính khi mua bán xuyên biên giới thường liên quan tới kho vận, sự tin cậy, giá cả và kinh nghiệm của khách hàng.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số” (*)
    Phát biểu tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thực tế hiện nay, còn tỷ lệ lớn người dân, kể cả cán bộ trong cơ quan nhà nước chưa nắm vững về chuyển đổi số; trong khi đó, Bộ Chính trị đã bàn và quyết định sẽ ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số quốc gia. Để thực hiện thành công Nghị quyết này, yêu cầu nhanh chóng phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số cho toàn dân đang đặt ra cấp thiết.
  • 12 cách toà soạn khai thác AI để tăng hiệu quả hoạt động (Phần 1)
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đang cách mạng hóa các ngành, lĩnh vực trên toàn thế giới và báo chí cũng không ngoại lệ. Các tổ chức tin tức đang tích hợp các công cụ AI nhằm kết hợp hiệu quả của công nghệ với sự sáng tạo của người làm báo.
  • Cảnh sắc chỉ có thể được bảo tồn khi chúng ta rung động trước vẻ đẹp của chúng
    Cuốn sách “Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường” mở ra cho người đọc một cách nhìn mới về vẻ đẹp của thiên nhiên, về cách rung cảm trước nhiều hình thái khác nhau của tạo hóa, thay vì chỉ qua những bức hình trên mạng xã hội.
  • An ninh mạng là rủi ro kinh doanh hàng đầu trên toàn cầu
    Trước đây, an ninh mạng chỉ là vấn đề bên lề của hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp, nhưng giờ đây đã, an ninh mạng đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức trên toàn thế giới.
  • Ngành an ninh mạng sẽ có những thay đổi lớn trong năm 2025
    Dự báo an ninh mạng 2025 của Google cung cấp cái nhìn toàn diện về bối cảnh mối đe dọa mạng đang phát triển và các chiến lược mà các tổ chức nên cân nhắc để giải quyết các mối đe dọa.
Đừng bỏ lỡ
Thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ cán mốc 900 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO