Chuyển động ICT

TikTok và câu chuyện cung cấp dịch vụ tại Mỹ

Ngọc Diệp 11:14 20/01/2025

TikTok thông báo rằng họ đang "trong quá trình" khôi phục dịch vụ cho người dùng tại Mỹ. Động thái diễn ra chỉ hơn 12 giờ sau khi TikTok ngừng cung cấp dịch vụ để chuẩn bị đối phó với lệnh cấm.

tiktok.jpg

TikTok đang khôi phục lại dịch vụ tại Mỹ

TikTok, thuộc sở hữu của công ty ByteDance (Trung Quốc), đã ngừng hoạt động tại Mỹ vào tối 18/1, vài giờ trước khi luật mới cấm ứng dụng này - vì lý do an ninh quốc gia - có hiệu lực vào ngày 19/1.

Trong khi đó Apple và Google cũng đã gỡ TikTok khỏi hai kho ứng dụng di động lớn nhất cho nền tảng iOS và Android.

Việc ngừng cung cấp dịch vụ TikTok nhằm tuân thủ lệnh cấm mạng xã hội này, được quy định trong đạo luật do Chính phủ Mỹ thông qua hồi tháng 4/2024. Theo đó, Chính phủ Mỹ yêu cầu ByteDance, công ty mẹ của TikTok, thoái vốn khỏi mọi hoạt động mạng xã hội tại nước này. Công ty này có trụ sở ở Trung Quốc và từ lâu đã bị Washington lo ngại là mối đe dọa an ninh lớn.

Tuy nhiên, sau đó, công ty tuyên bố trên nền tảng mạng xã hội X cho biết đang làm việc cùng các nhà cung cấp dịch vụ để khôi phục truy cập. Đến 1 giờ chiều ngày 19/1 theo giờ địa phương, TikTok đã hoạt động trở lại, mặc dù ứng dụng này chưa xuất hiện trên App Store của Apple và Google Play Store.

TikTok cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi cảm ơn Tổng thống đắc cử Trump vì đã mang lại sự rõ ràng và đảm bảo cần thiết cho các nhà cung cấp dịch vụ của chúng tôi rằng họ sẽ không phải chịu bất kỳ hình phạt nào khi cung cấp TikTok cho hơn 170 triệu người Mỹ và hỗ trợ hơn 7 triệu doanh nghiệp nhỏ phát triển mạnh".

Trước đó, Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington đã từng cáo buộc Mỹ sử dụng quyền lực nhà nước không công bằng để đàn áp TikTok. "Trung Quốc sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để kiên quyết bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình", một phát ngôn viên Trung Quốc cho biết.

Tuy nhiên, Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết ông sẽ ban hành một sắc lệnh nhằm hoãn lệnh cấm TikTok trong 90 ngày sau khi nhậm chức, để ứng dụng này có thêm thời gian tìm kiếm đối tác mua lại nền tảng hoặc thiết lập một nhượng bộ nào đó.

Việc ông Trump "cứu" TikTok thể hiện sự đảo ngược lập trường so với nhiệm kỳ đầu tiên của ông tại nhiệm. Vào năm 2020, Tổng thống Donald Trump cũng từng cố gắng buộc ByteDance bán TikTok cho một công ty Mỹ, tương tự như những gì chính quyền ông Joe Biden đang làm hiện nay.

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người trong Đảng Cộng hòa của ông Trump đều đồng ý với những nỗ lực lách luật và "cứu TikTok". Các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Tom Cotton và Pete Ricketts cho biết trong một tuyên bố chung: "Bây giờ luật đã có hiệu lực, không có cơ sở pháp lý nào cho bất kỳ sự “gia hạn” nào đối với ngày có hiệu lực của luật. Để TikTok hoạt động trở lại trong tương lai, ByteDance phải đồng ý bán và thoái vốn khỏi mạng xã hội TikTok tại Mỹ”.

Các ứng dụng khác do ByteDance sở hữu, bao gồm ứng dụng chỉnh sửa video CapCut và ứng dụng xã hội về phong cách sống Lemon8, cũng đã ngoại tuyến và không khả dụng trên các cửa hàng ứng dụng của Mỹ tính đến cuối ngày 18/1.

Cơ hội nào cho TikTok?

Theo Google Trends, các tìm kiếm trên web về "VPN" tăng đột biến trong vài phút sau khi người dùng Mỹ mất quyền truy cập vào TikTok.

Người dùng trên Instagram lo lắng về việc liệu họ có vẫn nhận được hàng hóa đã mua trên TikTok Shop, nhánh thương mại điện tử của nền tảng video này hay không.

Các công ty tiếp thị phụ thuộc vào TikTok đã nhanh chóng lên các kế hoạch dự phòng trong khoảnh khắc "bùng cháy" này.

Một nguồn tin cho biết với Reuters rằng CEO của TikTok là Shou Zi Chew có kế hoạch tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ và tham dự một cuộc mít tinh với ông Trump vào 19/1.

Các phương tiện truyền thông đưa tin Bắc Kinh cũng đã tổ chức các cuộc đàm phán về việc bán hoạt động kinh doanh của TikTok tại Mỹ cho tỷ phú và đồng minh của Trump là Elon Musk, mặc dù công ty đã phủ nhận điều đó.

Công ty khởi nghiệp công cụ tìm kiếm của Mỹ Perplexity AI đã gửi đề xuất cho ByteDance đề nghị sáp nhập với TikTok U.S. Theo đó, Perplexity sẽ sáp nhập với TikTok U.S. và tạo ra một thực thể mới bằng cách kết hợp công ty đã sáp nhập với các đối tác khác, người này nói thêm.

Perplexity AI là startup vận hành công cụ tìm kiếm trí tuệ nhân tạo. Công ty được định giá khoảng 500 triệu USD hồi đầu năm 2024, nhưng tăng vọt lên 9 tỷ USD vào cuối năm do sức hút của AI tạo sinh.

Perplexity cung cấp công cụ tìm kiếm kiểu hội thoại dựa vào chatbot AI để tóm tắt kết quả tìm kiếm, liệt kê các trích dẫn cho câu trả lời và giúp người dùng tinh chỉnh các truy vấn để nhận được phản hồi tốt nhất. Perplexity hiện đang cung cấp các phiên bản miễn phí và trả phí với doanh thu ước tính hàng năm từ người dùng khoảng 20 triệu USD.

TikTok hiện có 170 triệu người dùng tại Mỹ, sử dụng khoảng nửa dân số, là đối tác lớn của các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu, ứng dụng, hay dịch vụ tiếp theo.

ByteDance (công ty tư nhân) có khoảng 60% thuộc sở hữu của các nhà đầu tư tổ chức như BlackRock và General Atlantic, trong khi các nhà sáng lập và nhân viên sở hữu mỗi bên 20%. Công ty có hơn 7.000 nhân viên tại Mỹ./.

Theo reuters
Copy Link
Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Tăng cường hợp tác số với ASEAN và các nước đối thoại
    Từ ngày 16-17/01/2025, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và đoàn công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Số ASEAN lần thứ 5 (ADGMIN-5) được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan.
  • Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế TP. HCM - Nhìn từ thành công của Singapore trên góc độ công nghệ và kỹ thuật
    Việt Nam đang có tham vọng xây dựng thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) và Đà Nẵng thành các trung tâm tài chính quốc tế và khu vực.
  • Đại học Oxford và Viện Nghiên cứu, Bệnh viện Tâm Anh ký hợp tác song phương
    Đại học Oxford và Viện Nghiên cứu Tâm Anh (TAMRI), Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa công bố ký kết hợp tác trao đổi nghiên cứu khoa học và đào tạo y khoa. Đây là hợp tác song phương đầu tiên của trường đại học danh tiếng thế giới với một viện nghiên cứu, hệ thống bệnh viện đa khoa uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
  • Tết còn, còn cơ hội cho sách Tết
    Trong cuốn “Sách mùa xuân xem tết” do NXB Nhật Nam thư quán Dược Phòng xuất bản năm 1933, ở bài mở đầu với tiêu đề “Văn chương với mùa xuân” có viết về thú chơi tết của người Việt như sau: “Coi đó biết chơi xuân là thói quen của người mình, làm người không biết chơi xuân người ta cho là thiệt thòi nhiều lắm”.
  • Chống lại các cuộc tấn công AI bằng phòng thủ AI
    Những kẻ tấn công mạng đang sử dụng AI ngày càng nhiều để tiến hành các cuộc tấn công mạng nhanh hơn, diện rộng hơn và hiệu quả hơn. Do đó, điều quan trọng là các tổ chức phải phản ứng tương tự bằng cách khai thác AI trong các chiến lược phòng thủ an ninh mạng của họ.
  • Sáu nhóm giải pháp trọng tâm truyền thông chính sách về đa văn hóa Việt Nam
    Xây dựng và truyền thông chính sách về hình ảnh văn hóa đất nước và con người Việt Nam mang bản sắc văn hóa dân tộc và những thành tựu phát triển đất nước đến từng người dân trong nước và bạn bè quốc tế hiện nay là nhiệm vụ chiến lược.
  • Hội chợ sách xuân Ất Tỵ: Tết tri thức-sum vầy
    Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) và đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, Ủy ban nhân dân phường Trần Hưng Đạo và Công ty Cổ phần Phát triển Giải pháp Giáo dục Vivi Education tổ chức chương trình Hội chợ sách xuân 2025 với chủ đề "Tết tri thức - sum vầy".
  • Liệu TikTok có thật sự "biến mất" tại Mỹ vào ngày mai?
    Hạn cuối của số phận TikTok đang đến gần khi ngày mai đã là 19/1/2025, nhưng hàng loạt câu hỏi xung quanh ứng dụng này vẫn chưa có câu trả lời.
  • FPT hợp tác cùng Đà Nẵng đẩy mạnh phát triển lĩnh vực bán dẫn và AI
    FPT đã ký kết hợp tác cùng Sở TT&TT TP Đà Nẵng với mục tiêu đầu tư nghiên cứu, phát triển công nghệ và nguồn lực trong ngành bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI), đưa Đà Nẵng trở thành một trong những “địa hạt” công nghệ tại Việt Nam.‏
  • Ngã rẽ nào cho TikTok?
    TikTok, mạng xã hội với 170 triệu người dùng tại Mỹ, đang đứng trước ngã rẽ đầy bất định khi hạn chót ngày 19/1 của đạo luật yêu cầu ByteDance, công ty mẹ, thoái vốn khỏi nền tảng này đang đến gần.
TikTok và câu chuyện cung cấp dịch vụ tại Mỹ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO