Tối đa hóa lợi nhuận – Chiến thuật của ransomware tương lai

BN| 01/09/2016 09:50
Theo dõi ICTVietnam trên

Trong thời gian qua, các cuộc tấn công nhằm vào các tổ chức trong những ngành công nghiệp quan trọng tại tất cả các thị trường quốc tế có sự gia tăng đáng kể, từ 27.000.000 vụ tấn công năm 2014 – 2015 lên 158.600.000 trong năm 2015 -2016.

Báo cáo An ninh Mạng giữa năm 2016 của Cisco cho biết, năm 2016, ransomware đã trở thành phần mềm độc hại đem lại lợi nhuận cao nhất trong lịch sử cho các tin tặc. Cụ thể theo Báo cáo này, số tiền tổn thất hàng năm từ ransomware là khoảng 34 triệu USD, trung bình hàng tháng có tới 9.500 người phải trả tiền chuộc cho tội phạm mạng. Sức phá hoại của ransomware sẽ ngày càng lớn hơn, bởi chúng có thể tự lây lan và chiếm giữ toàn bộ mạng lưới để biến các công ty thành nạn nhân.

Các biến thể mới của ransomware có thể nhanh chóng chuyển đổi chiến thuật để tối đa hóa hiệu quả. Chẳng hạn, các cuộc tấn công ransomware trong tương lai tránh bị phát hiện bằng cách hạn chế sử dụng CPU và kiềm chế các hành động kiểm soát và điều khiển. Những biến thể ransomware mới này sẽ lây lan nhanh hơn và tự sao chép bên trong tổ chức, trước khi phối hợp các hoạt động đòi tiền chuộc. Ngoài ra, tin tặc sẽ tăng cường tập trung vào các cuộc tấn công nhằm vào máy chủ, phát triển các phương thức tấn công và gia tăng sử dụng mã hóa để che giấu hoạt động.

Báo cáo của Cisco cũng cho thấy, các tổ chức hiện nay không sẵn sàng để đối phó với những biến thể ransomware tinh vi hơn trong tương lai. Cơ sở hạ tầng không đảm bảo, việc quét kiểm tra mạng không được thực hiện thường xuyên và thời gian phát hiện khi bị tấn công chưa kịp thời, chính là cơ hội để tin tặc có đủ thời gian và không gian để thực hiện, che giấu các hoạt động tấn công mạng.

Trong nửa đầu năm 2016, số lượng các cuộc tấn công vào các tổ chức, câu lạc bộ, tổ chức từ thiện, các tổ chức phi chính phủ (NGO) và doanh nghiệp điện tử đều gia tăng, có tới 42% các doanh nghiệp nhỏ và vừa trở thành nạn nhân ransomware trong 12 tháng qua. Ở cấp độ toàn cầu, các quy định phức tạp và chính sách an ninh mạng mâu thuẫn giữa các quốc gia, nên yêu cầu kiểm soát và giới hạn truy cập dữ liệu có thể xung đột với thương mại quốc tế - chính là viễn cảnh của các mối đe dọa tinh vi.

Với cách thức tấn công ngày càng sáng tạo, việc đảm bảo an toàn của các thiết bị và hệ thống của các doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn. Thêm vào đó, hệ thống không được hỗ trợ và các lỗ hổng chưa được vá sẽ tạo thêm cơ hội cho kẻ tấn công dễ dàng truy cập và khiến cho mức thiệt hại của nạn nhân cũng như lợi nhuận mà tin tặc thu về là rất lớn. Theo Báo cáo của Cisco, thách thức này vẫn tồn tại trên quy mô toàn cầu.

 (Theo networksasia.net)

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Tập đoàn VNPT tăng trưởng 7% năm 2024
    Năm 2024, mặc dù thị trường viễn thông - công nghệ thông tin gặp khá nhiều khó khăn, song với nhiều nỗ lực và quyết tâm cao, Tập đoàn VNPT vẫn giữ vững thị phần với các dịch vụ trọng điểm, tối ưu chi phí, để doanh thu, lợi nhuận toàn Tập đoàn được duy trì và tăng trưởng so với cùng kỳ.
  • Zalo đã có hơn 17.000 tài khoản chính thức của cơ quan nhà nước, đơn vị tiện ích
    Tính đến hết năm 2024, có tổng cộng 17.273 tài khoản chính thức của các cơ quan nhà nước và đơn vị tiện ích (trường học, y tế…) đã được thiết lập và định danh trên nền tảng Zalo, phủ khắp 63 tỉnh thành trên cả nước. ‏
  • ‏FPT nhận chứng nhận CREST, củng cố vị thế dẫn đầu dịch vụ SOC‏
    Mới đây, FPT chính thức đạt chứng nhận quốc tế CREST cho dịch vụ giám sát và ứng cứu sự cố an toàn thông tin 24/7 (dịch vụ SOC), khẳng định cam kết của FPT với khách hàng về chất lượng dịch vụ an toàn thông tin đạt chuẩn thế giới.‏
  • Hướng tới vinh danh các "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” 2024
    Giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam" là giải thưởng vinh danh những sản phẩm, giải pháp, nền tảng xuất sắc, tiêu biểu, thể hiện năng lực của doanh nghiệp Việt và người Việt trong việc làm chủ về công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm công nghệ số.
  • 5,5 tỷ người trên thế giới sử dụng Internet
    Theo báo cáo mang tên “Thực tế và Con số 2024” của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), năm 2024 đã có thêm 227 triệu người được tiếp cận Internet, nâng tổng số người sử dụng Internet lên 5,5 tỷ người, chiếm 68% dân số toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Tối đa hóa lợi nhuận – Chiến thuật của ransomware tương lai
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO