Trồng cây để trung hòa carbon, hướng đến mục tiêu Net Zero giai đoạn 2023 - 2027

TC| 26/11/2022 09:02
Theo dõi ICTVietnam trên

Giải pháp trồng thêm cây xanh, trồng rừng đã được nhiều quốc gia và tổ chức môi trường thực hiện để đạt hiệu quả giảm hiệu ứng nhà kính.

Mới đây, lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Báo Tài nguyên và Môi trường và Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã diễn ra, nhằm triển khai hoạt động trồng cây với mục tiêu góp phần trung hòa carbon, hướng đến Net Zero giai đoạn 2023 - 2027.

Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đã ghi nhận và đánh giá cao sáng kiến trồng cây để trung hòa carbon. Với những định hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước, Chính phủ, cũng như những nỗ lực của các cấp chính quyền và sự chung tay của mỗi người dân, cộng đồng doanh nghiệp, với những hành động cụ thể như trồng cây để trung hòa carbon, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tin tưởng các thành tựu thích ứng với biến đổi khí hậu của Việt Nam sẽ đạt được, góp phần hiện thực hóa cam kết mạnh mẽ của Việt Nam tại các Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc.

Hoạt động trồng cây để trung hòa carbon hướng đến Net Zero giai đoạn 2023 - 2027 giữa Báo Tài nguyên và Môi trường và Công ty Vinamilk nhằm hưởng ứng và đồng hành cùng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường góp phần giảm tác động của biến đổi khí hậu, giảm và cân bằng carbon trong không khí, tăng độ che phủ rừng trên cả nước và hỗ trợ tạo sinh kế cho người dân. Ngoài trồng cây, các hoạt động bên lề cũng sẽ được hai bên phối hợp thực hiện, tăng cường truyền thông và nâng cao nhận thức cộng đồng về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tầm quan trọng của cây xanh trong việc giảm thiểu lượng khí CO2 trong khí quyển. Những hành động này sẽ giúp môi người dân tăng cao nhận thức về môi trường, biến đổi khí hậu và có những việc làm thiết thực, thân thiện với môi trường, thay đổi hành vi, thói quen tiêu dùng, hướng đến sống xanh và chan hòa với thiên nhiên, vì một môi trường sống trong lành, an toàn và bền vững.

Trồng thêm cây xanh, trồng rừng được nhiều quốc gia và tổ chức môi trường xác định là giải pháp hiệu quả nhằm giảm hiệu ứng nhà kính. Tại Việt Nam, trồng thêm cây xanh, trồng rừng cũng là một trong những mục tiêu được Đảng và Nhà nước đặt ra, khuyến khích, kêu gọi các chương trình, chiến dịch trồng cây ở nhiều cơ sở, tổ chức để cải thiện môi trường sống, cảnh quan và nâng cao chất lượng sống, hướng đến phát triển bền vững.

Trong quá trình quang hợp, cây xanh với đặc tính sinh trưởng tự nhiên sẽ hấp thụ lượng lớn khí CO2 và cả các chất độc hại khác từ không khí như SO2, Clo, NH3, HCL,… Bên cạnh đó, cây xanh còn có thể hấp thụ, chuyển hóa nhiều chất độc hại trong đất và nguồn nước. Tác dụng trồng cây xanh để nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên đã được chứng minh.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang đề xuất sớm ban hành các văn bản pháp lý để bảo vệ môi trường bền vững như Nghị định quy định giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ôzôn; giám sát và đánh giá các hoạt động về mức độ thích ứng với biến đổi khí hậu cấp quốc gia; Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam… Những quy định, chính sách này là cơ sở pháp lý để các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện cam kết về ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam. Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tiến hành rà soát các chiến lược, quy hoạch liên quan và điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 của Việt Nam./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Từ Telco đến Techco: Mở ra kỷ nguyên đổi mới chuyển đổi số ngành Viễn thông
    Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà khai thác viễn thông Telco chủ yếu tập trung vào kết nối, với các thiết bị của người dùng cuối sử dụng tài nguyên mạng. Tuy nhiên, bối cảnh đã thay đổi kể từ đó, với một lượng lớn nội dung hiện được tạo ra bởi các ứng dụng như dịch vụ truyền thông qua mạng (OTT), nền tảng trực tiếp đến người tiêu dùng và các dịch vụ truyền thông khác.
  • Phát triển cáp quang biển trên thế giới năm 2024: Một năm “khốc liệt”
    Năm 2024 kết thúc với việc lần đầu tiên Liên hợp quốc đã thành lập Nhóm tư vấn cáp quang biển của tổ chức này (United Nations Submarine Cable Advisory Group). Nhóm có mục tiêu xây dựng các thỏa thuận về các biện pháp thực thi tốt nhất để bảo vệ cáp quang biển trên thế giới.
  • Quảng bá hình ảnh đất nước thông qua các tác phẩm văn học nghệ thuật
    Văn học nghệ thuật không chỉ là di sản văn hóa quý báu mà còn là công cụ hiệu quả để quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với thế giới. Thông qua những tác phẩm mang đậm bản sắc độc đáo, lịch sử hào hùng và vẻ đẹp con người Việt Nam, chúng ta có thể giới thiệu nền văn hóa đa dạng và giàu truyền thống tới bạn bè quốc tế.
  • Để các giải pháp an ninh mạng Make in Viet Nam chiếm lĩnh thị trường?
    Mặc dù có khá đầy đủ những sản phẩm, giải pháp an ninh mạng như bảo vệ đường truyền, tường lửa, giám sát, phát hiện tấn công và chống tấn công… nhưng các giải pháp an ninh mạng của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường cũng như cạnh tranh với các giải pháp nước ngoài.
  • Những dấu ấn của MobiFone trong năm 2024
    Năm 2024, MobiFone ghi nhận nhiều thành tích xuất sắc trên hành trình chuyển mình trở thành doanh nghiệp công nghệ.
Đừng bỏ lỡ
Trồng cây để trung hòa carbon, hướng đến mục tiêu Net Zero giai đoạn 2023 - 2027
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO