Trường học vùng cao mong có những chiếc máy vi tính

Lan Phương - Mạnh Vỹ| 13/03/2017 12:50
Theo dõi ICTVietnam trên

Đó là mong muốn của các thầy cô giáo tại trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học Nậm He, xã Mường Tùng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.

Chúng tôi có dịp đến với các em tiểu học nơi đây vào đầu tháng 3 này. Trường tiểu học bán trú dân nuôi Nậm He hiện dạy học và chăm sóc cho hơn 300 em học sinh tiểu học, đa số các con em các gia đình vùng sâu, xa của các hộ nghèo, cận nghèo. Trường có 1 điểm trường Trung tâm và 13 điểm trường lẻ. Các điểm trường lẻ nằm cách điểm trung tâm hàng chục cây số đường núi.

Đầu năm mới này, nhà trường đã có thêm một số thầy cô giáo rất trẻ về dạy học, trong đó có cô giáo Lù Thị Mắn mới về dạy tin học tại trường từ đầu tháng 2/2017.  Mắn mới tốt nghiệp Đại học Tây Bắc vào tháng 6/2016, chuyên ngành sư phạm Tin.

Mắn sinh ra và lớn lên tại huyện vùng cao Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La, thuộc Tây Bắc, nên Mắn luôn khát khao truyền kiến thức mình đã học được cho các em học sinh trên chính vùng cao nơi đây. Mắn chia sẻ giản dị: "Học xong em muốn được đi dạy học ngay, để giúp các em biết đến máy tính, biết sử dụng để rồi tiếp cận với công nghệ thông tin đã và đang mang lại những cơ hội to lớn cho mỗi người". Tuy nhiên, mơ ước này của cô giáo trẻ vẫn chưa thể thực hiện bởi cơ sở vật chất còn thiếu thốn, lớp học còn đơn sơ nên máy tính dành cho các em có lẽ vẫn còn là xa.

Những lớp học đơn sơ

Hiện tại, cô giáo Lù Thị Mắn mới chỉ hướng dẫn các thầy cô giáo trong trường sử dụng một số phần mềm hỗ trợ giảng dạy như là Violet, LectureMaker,.. để làm bài giảng sinh động giúp cho học sinh thêm hứng thú học tập. Đồng thời, Mắn cho biết, em sẽ học hỏi thêm chuyên môn để có thể hỗ trợ nhà trường nhiều hơn nữa trong dạy và học.

Trao đổi với PV Tạp chí CNTT&TT, cô Nguyễn Thị Đức, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, là trường bán trú dân nuôi nhưng hầu hết cơ sở vật chất tối thiểu, gạo cho các cháu được nhà nước hỗ trợ. Hiện sách vở, gạo ăn cho các em đã được nhà nước cấp tương đối đầy đủ. Về cơ sở vật chất, cô Đức chỉ cho chúng tôi một khu nhà nhỏ xây theo kiểu nhà “3 cứng” đó là nền cứng, khung cứng, mái cứng, được các thầy cô giáo của nhà trường đóng góp vừa xây dựng xong. Xung qua khu nhà nhỏ mới này là các lớp học còn khá đơn sơ.

"Nhà trường vẫn rất cần thêm những sự ủng hộ về vật chất, nhu yếu phẩm và những chiếc máy vi tính để các em có điều kiện được tiếp xúc với những điều mới mẻ mà máy tính và Internet có thể mang lại", cô Đức chia sẻ.

Những gương mặt thơ ngây

Theo cô Đức, trường đang chuẩn bị giảng dạy theo mô hình trường học mới VNEN của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là mô hình sư phạm nhằm xây dựng mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục Việt Nam. Học sinh sẽ được rèn các kĩ năng tham gia, hợp tác trong các hoạt động và thậm chí có thể tự tổ chức các hoạt động nên rất cần các công cụ giảng dạy, học tập như máy vi tính để hỗ trợ.

Tại trường, hiện nay các thầy cô giáo đã có thể truy cập Internet và sử dụng thư điện tử nhờ sóng 3G của Vinaphone nhưng đường truyền cũng rất giới hạn bởi bị che chắn do nằm trong vùng núi cao bao quanh.

Cô giáo Ngô Thị Hồng Tuyên, người Phú Thọ cũng mới lên nhận công tác tại trường, giảng dạy môn âm nhạc cho các em cũng chia sẻ khó khăn về đường truyền Internet này. Cô vẫn luôn truy cập Internet để tải về các bản nhạc về quê hương đất nước, bản nhạc mới để các em được tiếp cận và truyền cảm hứng cho các em học sinh thân yêu.

Vui chơi trong nắng ấm

Chia sẻ thêm, cô Nguyễn Thị Đức cho biết việc hỗ trợ cơ sở vật chất sẽ giúp các em học sinh của nhà trường có đẩy đủ điều kiện học tập được tốt hơn, cán bộ giáo viên nhà trường yên tâm công tác, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của xã nhà.

Và mong ước đó của các thầy cô giáo trường tiểu học vùng cao, tôi xin được chia sẻ để trường học nơi vùng cao Tây Bắc này có thêm sự hỗ trợ.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • "Báo chí trong kỷ nguyên mới phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ"
    Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Phan Xuân Thuỷ nhấn mạnh: Báo chí trong kỷ nguyên mới phải sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của công chúng, theo kịp sự phát triển của thời đại, công cuộc chuyển đổi số của đất nước.
  • 75 năm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam: Những truyền thống vẻ vang
    Cách đây 75 năm, ngày 21/4/1950, tại xóm Roòng Khoa, xã Ðiềm Mặc, huyện Ðịnh Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra Đại hội thành lập Hội Những người viết báo Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.
  • Báo chí trong bối cảnh bùng nổ mạng xã hội và chuyển đổi số
    Báo chí là một trong những loại hình phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại. Các tác phẩm, sản phẩm báo chí luôn phải mang đến công chúng những giá trị thông tin thời sự, chân thật, khách quan về các sự kiện, vấn đề diễn ra trong đời sống xã hội. Dù trong bối cảnh phát triển nào thì các loại hình báo chí vẫn đóng vai trò quan trọng là phương tiện truyền thông chủ lực, thiết yếu dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội.
  • Duy trì cam kết với cổ đông, VPBank năm thứ 3 liên tiếp trả cổ tức tiền mặt
    Năm thứ 3 liên tiếp, VPBank dự kiến duy trì chính sách cổ tức tiền mặt, thể hiện năng lực tài chính vững mạnh, chiến lược tăng trưởng hợp lý và cam kết mang lại lợi ích lớn nhất cho cổ đông.
  • Cảnh báo lợi dụng hình thức "xe ôm công nghệ" để lừa đảo
    Công an thành phố Hà Nội cho biết thời gian qua, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố đã xử lý nhiều vụ việc liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản của khách hàng do các đối tác tài xế xe công nghệ thực hiện.
Đừng bỏ lỡ
Trường học vùng cao mong có những chiếc máy vi tính
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO