Trưởng thành của sự đọc

Uông Triều| 29/04/2020 09:46
Theo dõi ICTVietnam trên

Đọc cũng cần sự trưởng thành ư? Tất nhiên, nó cũng là một kĩ năng như muôn vàn kĩ năng khác của đời sống, nhất là với những người làm việc với chữ nghĩa và các văn bản.

Đọc sách là cả một quá trình

Người viết tin rằng đa số mọi người không chú ý tới rèn luyện sự đọc và trưởng thành với nó. Cho nên, nhiều người suốt bao nhiêu năm, khả năng đọc vẫn giậm chân tại chỗ, đọc rất chậm, không đọc được những sách khó hoặc khác với gu của mình. Từ lúc có thể đọc thành thạo đến khi không còn đọc nữa, sự tiến triển của kĩ năng đọc rất chậm hoặc không phát triển chút nào.

Trưởng thành của

Sách là món ăn tinh thần không thể thiếu. Ảnh minh họa

Còn một số người khác, dù có thể không ý thức rõ ràng nhưng vẫn rèn luyện khả năng đọc cho mình, thử nghiệm với những thể loại sách mới hoặc kiên nhẫn với những cuốn "khó nhằn". Sự cố gắng này sẽ được đền đáp xứng đáng sau một thời gian dài, hầu như không còn cuốn sách nào quá khó với những người đó nữa, biên độ đọc được mở rộng, trình độ thưởng thức, thẩm mĩ đọc cũng tiến lên một mức rất cao.

Tôi đã từng nói rằng ban đầu tôi không thể đọc nổi hai tác phẩm "Linh Sơn" của Cao Hành Kiện và "Cái trống thiếc" của Gunter Grass. "Linh Sơn" thì quá phân mảnh, rời rạc, khó nắm bắt, tôi đọc được chục trang rồi buông sách và nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ đọc nổi nó và ngạc nhiên một quyển sách như vậy lại được giải Nobel văn học! Với "Cái trống thiếc" cũng vậy, tôi gần như không đủ kiên nhẫn để đọc, nó dài dòng, tràng giang đại hải với một khả năng non nớt của tôi ban đầu. Nhưng "Cái trống thiếc" cũng được giải Nobel và ở đoạn sơ khởi việc đọc của tôi, đó cũng là một dấu hỏi lớn.

Bản thân người viết cũng biết rất nhiều bạn bè văn chương của mình không đọc nổi hai cuốn sách này, đến cả thời điểm bây giờ vẫn vậy. Họ từng thất bại trong quá khứ với chúng và không muốn thử thêm nữa, hoặc sự rèn luyện không được thực thi thêm một bước nào. Họ tiếp tục đọc những cuốn sách dễ dãi và tránh xa những cuốn sách tương tự. Sự đọc ở đây rõ ràng đã không tiến thêm hoặc người đọc đã không thể trưởng thành dù tuổi tác và thời gian đã trải qua rất lâu.

Chúng ta tạm thời quên "Cái trống thiếc" và "Linh Sơn" nhưng vẫn tiếp tục với những tác phẩm khác, có thể là những sách không quá khó nhằn như hai cuốn trên nhưng cũng không quá dễ. Tôi đọc từ từ, có ý thức và mang một "niềm cay cú" về một ngày có thể giải mã được hai cuốn nói trên. Tôi rèn luyện với những cuốn sách mà sự đọc cũng chẳng dễ chịu gì, đó là "Lâu đài" của Kafka, "Dịch hạch" của Camus, "Âm thanh và cuồng nộ" của Faulkner.... và cũng thay đổi quan điểm trong cách đọc: không nhất thiết phải hiểu được mọi thứ trong những lần đầu tiên, "cảm nhận" là mục tiêu chính và nỗ lực đọc hết cuốn sách.

Về mặt hình thức, cuốn "Âm thanh và cuồng nộ" còn "khó chịu" hơn nhiều so với hai cuốn tôi nói ban đầu. Đó là lời của một kẻ điên loạn và tác giả lại chủ ý làm khó người đọc với sự lộn xộn và rời rạc cao độ, nhưng đã sẵn một tâm thế mới với nó, tôi chiến đấu từng bước một và không bỏ cuộc.

Tất nhiên tôi còn đọc rất nhiều cuốn sách khó nữa trong hành trình chinh phục của mình. Tôi hiểu rằng mọi sự trưởng thành đều không dễ dàng, ngay với một kĩ năng tưởng như rất cơ bản và thiên nhiều về giải trí như đọc. Nhưng bất cứ sự hoạt động nào, kể cả chơi bời mà đều không phải rèn luyện. Muốn uống được cà phê cũng phải tập luyện, ai mà lần đầu ưa được cái chất đắng kinh khủng ấy và còn có thể gây mất ngủ nữa. Ai mới tập chơi bóng bàn đều chẳng rất khó khăn khi điều khiển quả bóng rơi trúng mặt bàn, và cả lái xe nữa, làm sao bình tĩnh để đi xe trong một địa hình toàn những con phố hẹp gấp khúc và đông nghịt người như ở Hà Nội. Bất cứ hình thức giải trí và lao động nào đều cần những rèn luyện đáng kể và kiên trì. Nếu như ta muốn thưởng thức được cà phê ngon, đánh được đường bóng đẹp và xử lí các tình huống trên đường bình tĩnh và an toàn.

Sau rất nhiều năm, tôi mới quay lại với "Cái trống thiếc" và "Linh sơn." Và công sức của tôi đã được đền bù, cả hai cuốn sách đều rất hay và tôi đọc nó ngấu nghiến, thậm chí là nhiều lần. Đặc biệt với "Linh sơn", tôi đã đọc lại không ít hơn bốn lần và những lần đọc sau này luôn cho tôi những khoái cảm. Tôi đã hiểu vì sao người ta trao giải Nobel cho nó và cũng hiểu tại sao giới phê bình Trung Hoa khi sách mới ra đời đã chia làm hai nửa đối lập. Một nửa khen ngợi nó và một nửa (nhiều hơn) chê bai kịch liệt. Nhưng tôi cũng tin rằng sau hai mươi năm chẳng hạn, nếu vẫn là những người ấy, họ đọc lại "Linh Sơn", có thể họ sẽ nói khác.

Thể loại văn học hư cấu dù sao cũng là những tác phẩm có tính giải trí ít nhiều và không đòi hỏi quá nhiều nỗ lực. Văn học phi hư cấu, phê bình còn đòi hỏi những điều kiện "thế chấp" khác biệt hơn nhiều, đó là sự đọc rộng và được trang bị những khái niệm cơ bản. Tôi đã đọc một số cuốn tiểu luận của Milan Kundera: "Nghệ thuật tiểu thuyết", "Những di chúc bị phản bội", "Một cuộc gặp gỡ", "Màn"... Đặc biệt hai cuốn đầu được coi là những tác phẩm kinh điển về phê bình, hai cuốn sau thì Kundera tham chiếu rất nhiều người, ông nhắc đến Anatole France, Malaparte, Sterne, Musil, Broch, Gombrowicz... và những tác phẩm quan trọng của họ. Ông mặc định người đọc phải biết những người ấy, tác phẩm ấy hoặc độc giả ông hướng tới là Âu Mỹ, những người với những nhân vật kể trên ít nhiều đã quen thuộc hay cũng từng biết đến nhưng với tôi, một độc giả châu Á ở Việt Nam, rõ ràng ông không dành cho bất cứ sự ưu tiên nào, hầu như rất ít những chỉ dẫn địa lí hoặc lịch sử hoặc sơ đồ tìm theo.

Sự trải nghiệm của việc đọc

Đó vừa là thách thức vừa là cơ hội của tôi. Tôi lần theo dấu vết các tác giả, tác phẩm được Kundera đề cập. Sự bồi đắp của tôi cứ lớn dần cùng với kiên trì và thời gian. Chính Milan Kundera đã kích thích mở rộng biên độ đọc của tôi. Để hiểu được ông, tôi đã phải khám phá người khác trước và dần dần khi đã tiệm cận sự gần gũi về tri thức, kinh nghiệm, cùng nhìn về đường chân trời trước mặt, tôi đọc ông rất thích thú. Tôi đưa những cuốn sách của ông cho vài người bạn, đa số họ cũng thất bại như tôi lúc ban đầu vì chưa được trang bị những nền tảng để đọc ông, cũng như sẵn sàng về mặt tâm thức đón nhận.

Sự kích thích việc đọc của tác giả này với tác giả khác là điều rất lí thú. Khi Haruki Murakami nhắc đến "Đại gia Gatsby" của Fitzgeralt và "Anh em nhà Karamazov" của Dostoievsky, hai cuốn sách này liền đột biến bán chạy ở Nhật Bản. Nên nhớ cả Fitzgeralt và Dostoievsky đều là những tác giả kinh điển và sách của họ đã được dịch ở Nhật từ lâu, nhưng chính nhờ sự kích thích của Murakami mà chúng hồi sinh mạnh mẽ. Gu đọc và sự trưởng thành của Murakami đã thúc đẩy sự đọc và rèn luyện của độc giả với những tác phẩm khác, lưu ý rằng "Anh em nhà Karamazov" là cuốn sách không hề dễ dàng, nó rất dầy và có những chương triết luận, lịch sử rất tốn sức và lòng kiên trì.

Chính tôi cũng có những trải nghiệm thú vị về sự phân tầng độc giả với những tác phẩm của mình. Cuốn sách của tôi được giới "siêu độc giả" và có kinh nghiệm đánh giá cao nhất là tiểu thuyết "Tưởng tượng và dấu vết." Đa số những người làm phê bình và nghiên cứu đều thích cuốn này, thậm chí có người còn cho rằng nó là cuốn thuộc thể loại "siêu hư cấu" đáng đọc bậc nhất trong vòng 20 năm đầu thế kỉ XX của văn học Việt. Nhưng những độc giả bình dân và ít kinh nghiệm thì gần như không "tiêu hóa" nổi nó, nó quá khó và phức tạp với đa số công chúng. Có một vài người được tôi hỏi ý kiến sau khi đọc sách thì bảo, làm sao em có thể nói gì, em không hiểu một tí tẹo gì về nó!

Quay lại về sự rèn luyện việc đọc, có người sẽ bảo, ôi dào, sao phải rèn luyện làm gì, thích thì đọc thôi, không hợp gu thì vứt. Thì đúng như thế, không đọc sách người ta không chết và không đọc được sách hay cũng càng không chết nhưng điều tôi muốn nói đến ở đây là khả năng nâng cao năng lực thẩm mĩ cũng như kĩ năng làm việc và hưởng thụ cuộc sống. Rõ ràng là uống một ly rượu vang ngon thì thú vị hơn một ly vang trung bình rất nhiều, xem một trận đá bóng đỉnh cao thì thích hơn một trận bóng đá dở và một cuốn sách kinh điển thì đáng đọc hơn một cuốn sách tầm thường. Tất nhiên, với mỗi đối tượng khác nhau thì sự hay dở, tốt xấu, cao thấp, gu thẩm mĩ cũng khác nhau nhưng chẳng phải cuộc sống là mong ước tiến lên phía trước với những cái tốt, đẹp, chất lượng hơn sao.

Với những người không làm việc với chữ nghĩa thì tôi không dám kì vọng quá nhiều, sự đọc của họ hoàn toàn là sở thích và nhu cầu tự thân, còn những người làm việc liên quan tới văn bản, rõ ràng sự trưởng thành của đọc có một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của công việc. "Nhược điểm" của việc đã đọc một cuốn sách hay và có giá trị, thậm chí hơi khó một chút là người ta sẽ ít châm chước cho những thứ cẩu thả dễ dãi được nữa. Tự nâng cao năng lực thẩm mĩ của chính mình và đòi hỏi cao hơn với sản phẩm của chính mình và người khác là ích lợi nhìn thấy của sự trưởng thành của đọc.

(Bài viết từ ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số đặc biệt kỷ niệm Ngày sách Việt Nam 21/4/2020).

Bài liên quan
  • Tác giả Nhật Bản với những ý tưởng lôi cuốn trẻ đọc sách
    Với máy ảnh bằng bìa giấy, các món đồ chơi hết sức đơn giản bằng kẹp quần áo và giấy màu…, tác giả Yuichi Kimura với mái đầu bạc phơ đã khiến cho khoảng 20 em nhỏ ở nhiều lứa tuổi quên hẳn đi những thiết bị điện tử, game hay những trò giải trí cuốn hút khác từ công nghệ.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Xu hướng ChatGPT-Ghibli: Thử nghiệm sáng tạo hay mối đe dọa sự sáng tạo của con người?
    Xu hướng ChatGPT-Ghibli đang gây bão trên mạng xã hội khi người dùng có thể biến ảnh cá nhân thành những tác phẩm mang phong cách Ghibli độc đáo. Tuy nhiên, bên cạnh sự ấn tượng về sáng tạo, trào lưu này cũng dấy lên những lo ngại về sự đe dọa đối với tính sáng tạo của con người và các vấn đề đạo đức trong việc sử dụng AI trong nghệ thuật.
  • Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh phòng ngừa, tấn công tội phạm sử dụng công nghệ cao lừa đảo
    Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung triển khai có hiệu quả đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm sử dụng công nghệ cao, chủ động phát hiện, nhận diện, ngăn chặn, xử lý các trang web, địa chỉ IP, ứng dụng, phần mềm độc hại sử dụng trong hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
  • Bộ KH&CN ban hành Thông tư đầu tiên sau sau hợp nhất
    Ngày 31/3/2025, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BKHCN về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BTTTT ngày 14/10/2021 quy định Danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác kèm theo.
  • Quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện cho nghiệp vụ cố định băng tần 71 - 76 GHz và 81 - 86 GHz
    Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư số 02/2025/TT-BKHCN về Quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện cho nghiệp vụ Cố định băng tần 71 - 76 GHz và 81 - 86 GHz.
  • Bảo đảm an toàn dữ liệu người sử dụng dịch vụ bưu chính là ưu tiên hàng đầu
    Mới đây, Bộ KH&CN vừa phát hành văn bản số 509/KHCN-BC gửi các doanh nghiệp bưu chính về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn dữ liệu người sử dụng dịch vụ bưu chính.
  • Tăng cường huy động nguồn lực KOLs trong hoạt động thông tin đối ngoại
    Năm 2024, Cục Thông tin đối ngoại (TTĐN) đã thành công việc đưa TTĐN lên không gian mới - không gian mạng - với nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong đó, có việc thí điểm thành công trong huy động những người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội (MXH) cùng chung tay trong thực hiện nhiệm vụ cơ bản thứ hai của TTĐN đó là quảng bá hình ảnh quốc gia.
  • Tác giả Nhật Bản với những ý tưởng lôi cuốn trẻ đọc sách
    Với máy ảnh bằng bìa giấy, các món đồ chơi hết sức đơn giản bằng kẹp quần áo và giấy màu…, tác giả Yuichi Kimura với mái đầu bạc phơ đã khiến cho khoảng 20 em nhỏ ở nhiều lứa tuổi quên hẳn đi những thiết bị điện tử, game hay những trò giải trí cuốn hút khác từ công nghệ.
  • VPBank hợp tác cùng GTEL mang đến những đột phá công nghệ cho giải pháp tài chính
    Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Tổng công ty Công nghệ - Viễn thông Toàn cầu (GTEL) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mang đến những sản phẩm tài chính công nghệ ưu việt và đột phá . Thỏa thuận này được kỳ vọng sẽ trở thành mô hình hợp tác kiểu mẫu giữa tổ chức tài chính với công ty công nghệ, mang đến lợi ích tối đa cho hai đơn vị hợp tác cũng như cho khách hàng và đối tác của các bên.
  • Tài chính số thúc đẩy SME bứt tốc: The Asian Banker vinh danh HDBank
    Trong bối cảnh khu vực kinh tế tư nhân - mà nòng cốt là doanh nghiệp SME - được xác định là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng kinh tế quốc gia, các mô hình ngân hàng số đồng hành toàn diện trở thành trợ lực cần thiết để SME bứt tốc. Khẳng định hiệu quả trong hướng đồng hành này, HDBank vừa được The Asian Banker vinh danh là “Ngân hàng cung cấp dịch vụ tài chính số tốt nhất cho SME tại Việt Nam”.
  • Microsoft và 15 cột mốc định hình tầm nhìn về AI
    Gã khổng lồ công nghệ Microsoft sắp bước qua cột mốc 50 năm thành lập với nhiều thách thức trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI). Hãy cùng khám phá cách Microsoft sẽ phát triển nền tảng, công cụ và cơ sở hạ tầng AI cho tương lai.
Trưởng thành của sự đọc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO