TS. Cấn Văn Lực: Không nên quá lo ngại về sự cạnh tranh giữa mobile money và các ví điện tử khác

Phạm Hậu| 11/06/2020 10:08
Theo dõi ICTVietnam trên

Chuyên gia cho rằng các bên trung gian thanh toán hiện tại hay các ví điện tử hoặc các mobile money và cả ngân hàng thương mại đều có thể hợp tác với nhau.

Theo TS Cấn Văn Lực, khi dịch vụ Mobile Money triển khai, đi vào hoạt động chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của hơn 20 ví điện tử khác hiện nay. Tuy nhiên, vị chuyên gia này đánh giá sự ảnh hưởng này sẽ không nhiều và không đáng lo ngại. Bởi vì các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, các phân khúc khách hàng của những loại hình này tương đối khác nhau, chẳng hạn như đối với mobile money sẽ chủ yếu tập trung vào những người đã có số điện thoại, đặc biệt là những người có điện thoại smartphone.

Thứ hai, đối tượng chi tiêu của Mobile Money rất nhỏ lẻ và ở khắp mọi nơi kể cả ở nông thôn, thành thị, miền núi xa xôi hẻo lánh.

Thứ ba, tiềm năng phát triển dịch vụ Mobile Money của Việt Nam rất lớn và ở mức độ tương đối cao. Bởi vì hiện nay phía người dùng còn rất nhiều dư địa để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.

Thứ tư, nếu dịch vụ mobile money triển khai bây giờ cũng chỉ là hình thức thí điểm, tức là nếu thí điểm thì chắc chắn sẽ có quy trình làm và tổng kết, đánh giá. Mặt khác trong thí điểm này sẽ có quy định về hạn mức chi tiêu để vừa mang tính chất thí điểm, vừa có thể giúp ngăn chặn, kiểm soát chuyện rửa tiền, đánh bạc…

Cuối cùng, các bên trung gian thanh toán hiện tại hay các ví điện tử hoặc các mobile money và cả ngân hàng thương mại đều có thể hợp tác với nhau theo tinh thần 3C (vừa hợp tác, vừa phối kết hợp, vừa cạnh tranh lành mạnh).

Chuyên gia Cấn Văn Lực nhấn mạnh, khi dịch vụ Mobile Money triển khai trên thực tế chắc chắn sẽ diễn ra tình trạng cạnh tranh với các mô hình ví điện tử khác, nhưng là cạnh tranh theo tinh thần 3C - cạnh tranh lành mạnh, có kết hợp, có hợp tác với nhau, như thế sẽ có lợi, mang lại nhiều lợi ích hơn. Nhiều nước trên Thế giới cũng đã trải qua giai đoạn này như: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan….

Tuy nhiên, vị chuyên gia cũng khẳng định, Việt Nam nếu muốn thực hiện được điều này bắt buộc Chính Phủ phải có một hệ sinh thái thích hợp để các bên có thể cùng chia sẻ thông tin dữ liệu và kết quả thẩm định, đánh giá khách hàng cho nhau. Điều đó cũng đòi hỏi Việt Nam cần phải hoàn thiện môi trường pháp lý, yêu cầu có tính pháp lý cho tiền di động, hơn thế Chính Phủ cũng phải cho phép tính pháp lý này chuyển động.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số” (*)
    Phát biểu tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thực tế hiện nay, còn tỷ lệ lớn người dân, kể cả cán bộ trong cơ quan nhà nước chưa nắm vững về chuyển đổi số; trong khi đó, Bộ Chính trị đã bàn và quyết định sẽ ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số quốc gia. Để thực hiện thành công Nghị quyết này, yêu cầu nhanh chóng phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số cho toàn dân đang đặt ra cấp thiết.
  • 12 cách toà soạn khai thác AI để tăng hiệu quả hoạt động (Phần 1)
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đang cách mạng hóa các ngành, lĩnh vực trên toàn thế giới và báo chí cũng không ngoại lệ. Các tổ chức tin tức đang tích hợp các công cụ AI nhằm kết hợp hiệu quả của công nghệ với sự sáng tạo của người làm báo.
  • Cảnh sắc chỉ có thể được bảo tồn khi chúng ta rung động trước vẻ đẹp của chúng
    Cuốn sách “Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường” mở ra cho người đọc một cách nhìn mới về vẻ đẹp của thiên nhiên, về cách rung cảm trước nhiều hình thái khác nhau của tạo hóa, thay vì chỉ qua những bức hình trên mạng xã hội.
  • An ninh mạng là rủi ro kinh doanh hàng đầu trên toàn cầu
    Trước đây, an ninh mạng chỉ là vấn đề bên lề của hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp, nhưng giờ đây đã, an ninh mạng đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức trên toàn thế giới.
  • Ngành an ninh mạng sẽ có những thay đổi lớn trong năm 2025
    Dự báo an ninh mạng 2025 của Google cung cấp cái nhìn toàn diện về bối cảnh mối đe dọa mạng đang phát triển và các chiến lược mà các tổ chức nên cân nhắc để giải quyết các mối đe dọa.
Đừng bỏ lỡ
TS. Cấn Văn Lực: Không nên quá lo ngại về sự cạnh tranh giữa mobile money và các ví điện tử khác
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO