Tuyên Quang hướng tới nông thôn mới thông minh

Đỗ Thêu| 25/11/2022 13:42
Theo dõi ICTVietnam trên

Tuyên Quang thực hiện Chương trình chuyển đổi số (CĐS) trong xây dựng nông thôn mới (NTM), hướng tới NTM thông minh tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 -2025.

Với mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới (NTM) nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, từng bước hướng tới NTM thông minh… UBND tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Kế hoạch số 215/KH-UBND về thực hiện Chương trình chuyển đổi số (CĐS) trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025.

Kế hoạch nêu rõ giải pháp thực hiện bao gồm: Nâng cao năng lực về CĐS, trong đó tổ chức các hội nghị, các lớp tập huấn về kiến thức CĐS, khả năng tiếp cận thông tin cho các cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ xây dựng NTM các cấp (tỉnh, huyện, xã) và người dân, cộng đồng ở nông thôn; Tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) và tổ chức kinh tế ở khu vực nông thôn tham gia các lớp đào tạo kỹ năng chuyên sâu về công nghệ thông tin (CNTT), sử dụng dịch vụ số an toàn trên không gian mạng.

Đồng thời, thực hiện các cơ chế, chính sách về CĐS như: Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách, mức hỗ trợ theo quy định từ Trung ương về CĐS để áp dụng trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh; chính sách khuyến khích các tổ chức và DN cung cấp dịch vụ số về các lĩnh vực (kinh tế, thương mại, y tế, giáo dục, văn hóa, du lịch,…) đầu tư vào khu vực nông thôn; Áp dụng triển khai thực hiện tốt hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (CSDL) số về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và quy chế, quy trình vận hành hệ thống phần mềm đánh giá, công nhận đạt chuẩn NTM từ trung ương đến cấp tỉnh, huyện, xã.

Tuyên Quang hướng tới NTM thông minh - Ảnh 1.

Đường liên xóm xã Phúc Ninh, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang được bê tông hóa.

Cùng với đó, đẩy mạnh phát triển hạ tầng số và dữ liệu số: Đẩy mạnh xã hội hóa trong phát triển hạ tầng và kết nối mạng Internet đến cấp xã, thôn/bản (hạ tầng băng thông rộng chất lượng cao; hạ tầng mạng di động 4G/5G; hạ tầng kết nối Internet, hạ tầng kết nối IoT,…), nâng cao chất lượng và năng lực tiếp cận dịch vụ viễn thông của người dân; hạ tầng công nghệ để phát triển hệ thống thông tin điện tử trên các lĩnh vực: giáo dục, y tế, văn hóa, du lịch và thương mại điện tử (TMĐT); Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nhằm cung cấp cho mỗi hộ dân nông thôn có ít nhất một điện thoại thông minh theo hình thức xã hội hóa; Xây dựng phương án tổng thể hệ thống quản lý CSDL, chuẩn hóa dữ liệu, hệ thống định danh gắn với đối tượng quản lý, giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM; Đẩy mạnh ứng dụng và xây dựng dữ liệu số trong xây dựng nông thôn mới…

Đi liền đó, triển khai thí điểm mô hình CĐS trong xây dựng NTM: Xây dựng thí điểm các mô hình xã NTM thông minh gắn với lĩnh vực nổi trội ở các địa phương (quản lý quy hoạch xây dựng, kinh tế, y tế, giáo dục, văn hóa, an ninh trật tự, du lịch nông thôn…); Phối hợp thực hiện tốt mô hình chỉ đạo điểm của Trung ương về xây dựng xã NTM thông minh theo danh sách được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Nghiên cứu, đề xuất thực hiện thí điểm mô hình xã TMĐT cho sản phẩm nông nghiệp, nông thôn chủ lực của địa phương (liên kết hợp tác giữa địa phương, các doanh nghiệp thương mại điện tử, ngân hàng và người dân)./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Tuyên Quang hướng tới nông thôn mới thông minh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO