‘Vạch mặt’ những chiêu lừa đảo phổ biến trên mạng xã hội Facebook

Trung Hiền| 13/11/2017 13:54
Theo dõi ICTVietnam trên

Trong một thông báo mới đây của Facebook, mạng xã hội lớn nhất thế giới này đã “chỉ mặt” những chiêu lừa đảo phổ biến cũng như hướng dẫn cách tăng cường an ninh cho tài khoản.

Hình chỉ mang tính minh họa. (Nguồn: Reuters)

Đầu tiên là “bẫy” lừa tình. Kẻ lừa đảo thường gửi tin nhắn cho người lạ tự giới thiệu mình đã ly dị, góa bụa hoặc đang gặp vấn đề trong hôn nhân với mong muốn được chia sẻ và có một mối quan hệ trên mạng. Mục đích của kẻ gian là xây dựng được lòng tin với nạn nhân, qua đó chiếm dụng tiền, tài sản để chi trả cho vé máy, Visa…

Thứ hai là lừa đảo trúng thưởng. Chiêu lừa đảo này thường bắt nguồn từ những tài khoản, trang mạo danh người quen của nạn nhân hay tổ chức nào đó (cơ quan Chính phủ hoặc Facebook). Người dùng sẽ nhận được tin nhắn thông báo đã trúng thưởng và sẽ nhận được giải thưởng khi đặt cọc một khoản phí nhỏ.

Thông thường, kẻ lừa đảo có thể sẽ yêu cầu người dùng cung cấp thông tin cá nhân, như địa chỉ nhà hoặc thông tin tài khoản ngân hàng.

Thứ ba là lừa đảo cho vay. Đối tượng sẽ gửi tin nhắn hoặc đăng thông báo cung cấp cho vay ngay với lãi suất thấp, người vay phải đóng một khoản phí nhỏ. Để gia tăng tính hợp pháp cho những đề nghị này, các đối tượng sẽ giả mạo thành các tổ chức, cơ quan chính phủ.

Phía Facebook cũng đề nghị người dùng cần cảnh giác trước những dấu hiệu như người lạ hỏi vay tiền; yêu cầu đặt cọc trước khi vay hay nhận giải; những tin nhắn hoặc bài đăng sai chính tả, ngữ pháp; Những đối tượng hoặc tài khoản điều hướng người dùng đến một trang khác để tiến hành thủ tục nhận giải….

Về phía mình, Facebook cũng đưa ra các công cụ như xác thực hai yếu tố; kiểm tra an ninh; nhận thông báo khi có đăng nhập từ thiết bị lạ; chặn (block)… nhằm giúp người dùng tăng cường an ninh cho tài khoản./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
‘Vạch mặt’ những chiêu lừa đảo phổ biến trên mạng xã hội Facebook
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO