Vai trò quan trọng của truyền thông trong việc nâng cao nhận thức công chúng về môi trường và chống biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu và cần có giải pháp toàn cầu. Hầu hết các quốc gia đều thể hiện vai trò tích cực trong việc giải quyết vấn đề này.
Tóm tắt:
- Đưa tin về môi trường như thế nào để thu hút công chúng?
- Kỹ thuật COMBI và cách các nhà báo khai thác để tác động tích cực đến các hành vi, hành động và chính sách môi
trường. - Tăng cường các hoạt động truyền thông, báo chí về môi trường
Các phương tiện truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục công chúng. Do lượng thông tin lưu hành ngày càng tăng nên công chúng yêu cầu những thông tin đáng tin cậy, chính xác và hấp dẫn. Nghĩa vụ của những nhà báo, đội ngũ làm truyền thông là phục vụ lợi ích cộng đồng và vấn đề biến đổi khí hậu đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Các nhà báo nên đưa tin về môi trường như thế nào để thu hút?
Cuộc tranh luận về việc liệu các nhà báo môi trường nên có hoặc không ủng hộ theo quan điểm này, kế hoạch kia là một câu hỏi phổ biến trong lĩnh vực đưa tin về môi trường.
Một số tờ báo, nhà báo môi trường thực hiện đúng nghĩa như một sứ mệnh trong khi những người khác chống lại với bất kỳ mục đích nào, ngoài việc thông báo cho công chúng một cách chính xác. Khi xem xét các mục đích khác nhau về bảo vệ môi trường của báo chí, xuất hiện nhiều địnhnghĩa khác nhau.
Các bài viết nghiên cứu về giao tiếp và môi trường có thể được tìm thấy ngay từ năm 1973 trên The Journal of Environmental Education (Tạp chí Giáo dục Môi trường). Học thuật hàn lâm đã tăng lên trong các nghiên cứu về truyền thông môi trường dưới dạng sách, bài báo và trong các cuộc thảo luận trên các tạp chí thương mại truyền thông trong 50 năm qua. Một thách thức mà cá nhân các nhà báo phải đối mặt là họ không có trình độ học vấn hoặc kiến thức nền tảng về các vấn đề môi trường hoặc khoa học.
Các nhà báo, chuyên viên truyền thông có thể tránh những câu hỏi quan trọng vì họ không thể đánh giá được những gì họ được nghe. Một số nhà báo hay chuyên viên truyền thông của một tổ chức cụ thể không thể giải thích được dữ liệu ô nhiễm môi trường hay chỉ số tín chỉ carbon, chủ đề liên quan đến phát thải nhà kính. Ngoài ra, nhiều nhà báo môi trường, giống như các nhà báo nói chung, làm việc trong các phòng tin tức trong đó những hạn chế cấp cao hơn ảnh hưởng đến công việc của họ.
Một xã hội nhận thức kịp thời, đúng đắn và đầy đủ là vũ khí tốt nhất chống lại biến đổi khí hậu. Đây là lúc các nhà báo môi trường đóng một vai trò quan trọng: nhà báo đưa tin, thông báo và họ nâng cao nhận thức của mọi người.
Ở những quốc gia phát triển, các cơ quan công quyền cần có sự đồng thuận của dư luận để ban hành chính sách của mình. Các chính sách liên quan đến tính bền vững, mục tiêu phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu cũng không ngoại lệ. Với tư cách là một xã hội, các chính sách môi trường chỉ có thể tiến bộ nếu mọi người nhận thức được sức khỏe của hành tinh, sự phát triển bền vững và cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Đó là lúc báo chí môi trường đóng vai trò quyết định. Đó có thể chỉ đơn giản bắt đầu từ nâng cao thách thức đưa tin về cuộc khủng hoảng lớn nhất trong thời đại chúng ta và nâng cao những câu chuyện từ các khu vực và nhóm dân cư đang phải trả giá cao nhất, có liên quan đến người trong cuộc.
Nếu các nhà báo có thể cho mọi người thấy, cho dù đó là một công chức về hưu, một bà mẹ trẻ, hay một người bảo thủ về tài chính hay một người nào đó ở vùng nông thôn.... những câu chuyện môi trường liên quan đến hơi thở, sức khỏe của chính họ ra sao, thì điều đó thực sự nâng cao bản sắc của họ qua các bài viết, bản tin liên quan chủ đề môi trường. Bởi vì đối với nhiều người, sự liên quan của những câu chuyện này với cộng đồng của họ chính là cánh cửa dẫn đến hành động vì môi trường. Giá trị tin tức gần gũi này là vậy.
Tại sao truyền thông về môi trường lại quan trọng và đặc biệt?
• Sự phức tạp của vấn đề môi trường: liên quan đến khoa học, kinh tế, luật, quản lý kinh doanh, chính trị, con người và hành vi của họ.
• Khoảng cách hiểu biết: những gì công chúng biết và hiểu về kỹ thuật kích thước của môi trường rất khác với kiến thức của các chuyên gia.
• Tác động cá nhân: Vì “tự nhiên” thường được liên kết với niềm tin truyền thống và các chuẩn mực văn hóa xã hội, truyền thông môi trường kích hoạt phản ứng không hợp lý (ví dụ: cảm xúc và tinh thần) của hành vi con người và thực hành.
• Yếu tố rủi ro: Rủi ro là yếu tố thường xuyên xảy đến với truyền thông môi trường, đặc biệt là sự khác biệt giữa thụ động, không thể kiểm soát hoặc các hành động chủ động, tự nguyện.
• Can thiệp quy mô lớn: Can thiệp môi trường. Ví dụ trong quản lý lưu vực sông, thường yêu cầu hành động phối hợp của dân số quy mô rộng lớn, trong điều kiện giao tiếp, không thể được tạo điều kiện bởi chủ nghĩa cá nhân hoặc phương pháp tiếp cận nhóm nhỏ.
Kỹ thuật COMBI và cách các nhà báo khai thác để tác động tích cực đến các hành vi, hành động và chính sách môi trường
Trước hết, cần hiểu khái niệm được gọi vắn tắt COMBI, tức Communication for Behavioral Impact, nghĩa là truyền thông để tác động đến hành vi.
Như chúng ta đã thấy với cả phong trào Black Lives Matter và phong trào MeToo, chắc chắn có những điểm bùng phát trong nhận thức của công chúng mà sau đó có những thay đổi rộng rãi trong các chuẩn mực và hành vi xã hội, bao gồm cả sự thay đổi trong cách các tổ chức tin tức chính thống đưa tin về những vấn đề này.
Câu hỏi đặt ra là: vấn đề biến đổi khí hậu đã đạt đến đỉnh điểm như vậy trong nhận thức của công chúng chưa? Câu trả lời cho điều đó phụ thuộc rất nhiều vào khu vực trên thế giới mà bạn đang ở và mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến quốc gia tương ứng của bạn. Tuy nhiên, tương tự như Black Lives Matter hay Phong trào MeToo, rất khó, nếu không muốn nói là không thể dự đoán được điểm bùng phát hoặc sự kiện kích hoạt đó có thể là gì đối với một quốc gia và tại sao một thảm họa có thể gây ra tác động kích thích đối với công chúng.
Chúng ta biết rằng, việc chứng kiến người khác thay đổi hành vi liên quan đến bảo vệ môi trường của họ có thể có tác động lớn hơn đến những thay đổi thái độ và hành vi tích cực của chính chúng ta so với việc đọc hoặc xem các báo cáo về thảm họa khí hậu.
Tuy nhiên, hậu quả của biến đổi khí hậu và các câu hỏi về cách giảm thiểu biến đổi khí hậu hơn nữa cũng như cách thích ứng với biến đổi khí hậu, đều là những câu hỏi chính trị sâu sắc. Đó cũng là những câu hỏi về phân bổ chi phí, gánh nặng thuế và lợi nhuận.
Chuyển từ nền kinh tế dựa vào nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo, thiết kế lại nền nông nghiệp, các ngành công nghiệp thép, xi măng, dệt may và hóa chất cũng như lĩnh vực giao thông vận tải đều gây ra những hậu quả chính trị to lớn. Các xã hội sẽ phải đưa ra những lựa chọn khó khăn về những gì cần ưu tiên và trình tự hành động vì khí hậu của họ. Những quyết định này chủ yếu thuộc lĩnh vực chính trị để chúng ta có thể đảm bảo tính minh bạch, gắn kết xã hội và lý tưởng nhất là đưa ra quyết định đúng đắn.
Tăng cường các hoạt động truyền thông, báo chí về môi trường
Cựu nhà báo Kristin Tilley, hiện đang giữ chức Đại sứ về Biến đổi Khí hậu của Úc, tại một cuộc họp diễn ra ở thành phố Cần Thơ, tháng 4/2024 đã nhấn mạnh rằng, Úc đóng vai trò lãnh đạo trong chính sách ngoại giao khí hậu quốc tế ở Úc, tập trung vào việc hợp tác với Thái Bình Dương và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Truyền thông ở Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, nhưng tiềm năng phần lớn vẫn chưa được khai thác. Đã đến lúc người dân Việt Nam kể câu chuyện của chính mình. Những thách thức môi trường mà chúng ta phải đối mặt hiện nay phản ánh một vấn đề toàn cầu.
Bà cho biết biết, thật đáng khích lệ khi thấy các nhà báo chủ động tăng cường hoạt động báo chí về môi trường, đặc biệt là ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và nêu bật việc xây dựng khả năng phục hồi của cộng đồng trước biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường khác.
Việc liên kết các nhà báo với các chuyên gia sẽ cực kỳ có lợi trong việc hiểu và nâng cao thông tin về biến đổi khí hậu, chẳnCg hạn như trên các phương tiện truyền thông ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
1. Environmental Journalism Center (1999). Covering key
environmental issues: A handbook for journalists (4th
Ed.). Washington, D.C. : Radio-Television News Directors
Foundation.
2. Keating, M. (1993). Covering the environment: A handbook
on environmental journalism. Ottawa: National Round Table
on the Environment and the Economy.
3. Logan, R.A. (1995). Environmental issues for the ‘90s: A
handbook for journalists (1995) Washington D.C.: The Media
Institute.
4. Nelson, P. (1995). Ten practical tips for environmental
reporting. Washington D.C.: International Center for
Journalists.
5. West, B.M, Lewis, M.J., Greenberg, M.R., Sachsman, D.B., &
Rogers, R.M. (2003).
6. The reporter’s environmental handbook (3rd Ed.). New
Brunswick: Rutgers University Press
(Bài viết đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 5 tháng 5/2024)