Bước vào giờ làm việc tại Cetropolis, một tòa nhà kinh doanh cao tầng ở trung tâm thành phố Seoul (Hàn Quốc), nhân viên văn phòng thực sự không phải chuẩn bị gì khác mà đã có thể bắt đầu làm việc.
Họ không cần trình hoặc quẹt thẻ ra vào. Tất cả những gì họ cần là một điện thoại thông minh kết nối với mạng 5G. Sau khi đi qua một cánh cửa có nhận diện khuôn mặt, họ ngay lập tức có thể bắt đầu làm việc tại các bàn của mình sau khi kết nối điện thoại với hệ thống điện toán đám mây. Không cần máy tính để bàn hay cáp nối khi đã sử dụng hệ thống cơ sở hạ tầng ảo 5G.
Khung cảnh này do SK Telecom trình diễn tại một sự kiện báo chí ngày 13/2 đã cho một cái nhìn khái quát về các văn phòng 5G trong tương lai sẽ như thế nào, khi Hàn Quốc đang cố gắng tận dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao tối đa năng suất lao động.
Ông Shin Sang-kyu, người phụ trách quan hệ công chúng tại SK Telecom giới thiệu văn phòng tương lai cho biết: “Văn phòng này được thiết kế để tạo ra các điều kiện làm việc đơn giản, nơi mọi người chỉ cần tập trung vào công việc của họ. Kết hợp 5G và CNTT - Truyền thông, văn phòng thông minh sẽ giúp người lao động tăng năng suất, có được sự cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi... Họ không phải bận tâm đến những thứ không liên quan đến công việc của mình".
Nhân viên của SK Telecom trình diễn cách sử dụng hệ thống kết nối cơ sở hạ tầng ảo 5G (VDI) của công ty tại tòa nhà Centrop ở Seoul vào thứ Tư. Ảnh: Yonhap
Kể từ khi ba công ty viễn thông lớn của Hàn Quốc - SK Telecom, KT và LG Uplus - ra mắt mạng 5G vào tháng 12/2018, các gã khổng lồ viễn thông này đã tìm cách kết hợp công nghệ mới vào cuộc sống hàng ngày.
Văn phòng thông minh 5G là một trong những ví dụ, trong đó, mạng siêu tốc có thể định hình môi trường làm việc, do ngày càng có nhiều công ty đang cố gắng tìm cách giảm bớt những nhu cầu thiết lập cơ sở hạ tầng văn phòng vật lý.
SK Telecom cho biết trong khi cần thêm thời gian để văn phòng tương lai trở nên phổ biến như đã thấy trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, vẫn có nhiều việc cần triển khai khi công ty này đang tìm cách thu thập thêm dữ liệu và giảm chi phí cơ sở hạ tầng.
“Ưu tiên của chúng tôi trong năm nay là thu thập dữ liệu nhiều nhất có thể. Chúng tôi phải xem xét vấn đề chi phí vì khách hàng chính của chúng tôi sẽ là các doanh nghiệp nhỏ... Sau khi dùng dịch vụ, chúng tôi sẽ tiếp cận khách hàng của mình bằng các kế hoạch kinh doanh,” một quan chức của SK Telecom cho biết.
Nhân viên của SK Telecom trình bày cách sử dụng hệ thống trình diễn từ xa T-real, hệ thống được thiết kế để có một cuộc họp thông qua hệ thống thực tế tăng cường.
Trong số các công nghệ khác được áp dụng cho văn phòng thông minh 5G là “hệ thống đi bộ 5G”, nơi mà mọi người có thể đi qua lối vào thông qua nhận dạng khuôn mặt. Nhân viên cần phải mang theo thẻ nhận dạng để đi qua cổng bảo vệ ở lối vào.
Nhân viên cũng có thể triệu tập các cuộc họp từ xa tương tự như các cuộc họp được thấy trong các bộ phim khoa học viễn tưởng. Mặc dù không tiên tiến như tạo hình ba chiều trong thế giới thực, những người tham dự có thể nói chuyện với các avatar (hình đại diện) của nhau trong không gian ảo.
SK Telecom cho biết tất cả những nỗ lực này được thiết kế để tạo ra không gian làm việc bất kể vị trí địa lý hoặc cấp bậc nhân viên. Không có rào cản ngăn cách người lao động với những người có trách nhiệm khác và vị trí cao hơn.
Ông Shin cho biết: “Chúng tôi đang cố gắng vượt ra khỏi khái niệm "văn phòng cá nhân" sang văn phòng chia sẻ. Bất kể đi công tác hay ở nhà, họ vẫn sẽ làm việc với năng suất tương tự như ở văn phòng”.
Shin đưa ra tuyên bố táo bạo rằng văn phòng tương lai này cũng giúp cải thiện điều kiện làm việc. Theo khảo sát của 300 nhân viên SK Telecom làm việc tại đây, 80% số người được hỏi cho biết họ đã có được sự cân bằng tốt hơn giữa công việc và nghỉ ngơi.
Một số hệ thống thân thiện với nhân viên vẫn cần thêm thời gian để hoàn thiện. Ví dụ: hệ thống đề xuất ghế ngồi dựa trên AI cần thu thập thêm dữ liệu trước khi đưa ra các lựa chọn phù hợp với sở thích của nhân viên.
Tuy nhiên cũng có những lo ngại về bảo mật trong môi trường làm việc không có máy tính để bàn, nơi mà người lao động chỉ dựa vào điện thoại thông minh và dịch vụ đám mây. Một số lo lắng về việc dữ liệu cá nhân được lưu trữ trên đám mây có thể dễ bị tấn công và kiểm soát công ty.
Tuy nhiên, SK Telecom cũng cho biết thêm, hệ thống cơ sở hạ tầng máy tính để bàn ảo 5G có thể chống lại các mối đe dọa như vậy với các hệ thống bảo mật tiên tiến. Người dùng không chỉ có thể bắt được ảnh màn hình gửi từ điện thoại thông minh, mà họ còn có thể chỉ định các mạng tin cậy hơn cho các mục đích liên quan đến công việc. “Chỉ với các dấu vân tay và mã PIN được cấp, nhân viên có thể truy cập hệ thống cơ sở hạ tầng ảo. Một khi chúng tôi áp dụng đầy đủ công nghệ cắt lớp mạng, chúng tôi sẽ cung cấp các dịch vụ bảo mật đáng tin cậy hơn,” Ryu Hee-Jung, phụ trách mảng kinh doanh hạ tầng làm việc của SK Telecom, khẳng định.