Vì sao không ai làm CPU 128-bit thương mại hóa?

Phương Nguyễn| 18/05/2021 08:49
Theo dõi ICTVietnam trên

Việc CPU 128-bit xuất hiện trên thị trường là không cần thiết và nó quá xa vời với kiến trúc CPU ở thời điểm hiện tại

Chuẩn 64-bit đã được sử dụng trên các siêu máy tính từ thập niên 70 của thế kỷ trước. Đến đầu thập niên 90, nó bắt đầu được sử dụng trên các máy chủ và máy trạm.

Đến những năm 2000, chuẩn 64-bit mới bắt đầu được sử dụng rộng rãi trên các máy tính cá nhân nhờ các nhà sản xuất như Intel và AMD. Sang thập niên 2010, ARM và Apple mới bắt đầu giới thiệu hệ thống trên một con chip (SoC) sử dụng kiến trúc 64-bit.

Từ đó đến nay, chuẩn 512-bit mở rộng của 256-bit đã được giới thiệu, nhưng vì sao ngay đến CPU 128-bit còn chưa bao giờ được sản xuất đại trà? Để trả lời câu hỏi này, trước tiên hãy cùng ngược dòng trở lại hành trình sản xuất CPU của Intel.

Năm 1978, Intel ra mắt vi xử lý 8086 mà được gọi là kiến trúc x86. Họ nhà x86 có các phiên bản 8086, 80186, 80286 sử dụng số lượng địa chỉ bộ nhớ là 16-bit. Năm 1985, vi xử lý 80386 mới được Intel cho ra mắt sử dụng chuẩn 32-bit.

Vì sao không ai làm CPU 128-bit thương mại hóa? - Ảnh 1.

x86 là cách gọi tắt của con chip cổ của Intel.

Năm 2000, đối thủ của Intel là AMD đã có một bước đột phá mang tính cách mạng khi giới thiệu kiến trúc AMD64 hay còn gọi là x86-64, sử dụng chuẩn 64-bit cho phép lưu trữ nhiều hơn và nâng cấp số thanh ghi địa chỉ (register) lên 16. Ở các phiên bản mở rộng về sau, x86-64 chính thức được gọi là x64 để hệ thống không bị lẫn giữa x86-32 và x86-64.

Về sau, để dễ nhớ và đỡ mất thời gian, người ta gọi x86 là 32-bit còn x64 là 64-bit. Điều này lý giải vì sao trong hệ điều hành thường có một thư mục “nhân bản” đặt tên là x86, được sử dụng trong trường hợp người dùng muốn chạy giả lập môi trường 32-bit trên hệ điều hành 64-bit.

Vậy trở lại câu hỏi vì sao 64-bit đã ra đời từ cuối thế kỷ trước mà đến nay vẫn không có CPU 128-bit? Câu trả lời là vì việc này không cần thiết.

Từ 32-bit lên 64-bit không đơn thuần là tăng gấp đôi luồng dữ liệu, bởi số thanh ghi chứa địa chỉ cũng đã tăng gấp đôi. Tưởng tượng nó giống địa chỉ nhà và bạn muốn lấy thứ gì đó từ ai đó, bạn phải biết chính xác địa chỉ của họ. Trong thế giới máy tính, việc này tương đương với đọc và ghi còn căn nhà là thanh ghi.

Như đã biết, một bit máy tính có giá trị là 0 hoặc 1. Mỗi thanh ghi sẽ chứa 32-bit địa chỉ, tương đương với 2^32 bit x 8 (vì có 8 thanh ghi). Bấm máy tính và bạn sẽ ra kết quả bằng 4.294.967.296 bit x 8, quy đổi ra là 4,29 GB.

Đây là một con số hết sức quen thuộc với người dùng máy tính lâu năm, bởi hệ điều hành 32-bit có giới hạn dung lượng cũng chính là 4 GB (Gigabytes).

Vì sao không ai làm CPU 128-bit thương mại hóa? - Ảnh 2.

Card màn hình đã có đến 256-bit, nhưng thực tế nó là 8 chip nhớ với luồng băng thông mỗi cái cũng chỉ là kiến trúc 32-bit.

Tương tự, 64-bit ta có 2^64 (2 mũ 64) bằng một kết quả ‘siêu to khổng lồ’ là 18.446.744.073.709.551.616. Quy đổi ra GB hay TB (Terabyte) vẫn là không đủ mà phải dùng đến đơn vị PB và (Petabyte) và EB (Exabyte). Nó tương đương 16,8 triệu TB hoặc 16 EB. Dung lượng này là gấp vài triệu lần bộ nhớ máy trạm cần dùng.

Những siêu máy tính mạnh nhất thế giới hiện nay cũng chỉ cần đến PB, người dùng phổ thông cũng chỉ cần đến 64 GB hoặc 128 GB RAM đã là quá thừa thãi.

Tưởng tượng từ 64-bit lên 128-bit lại tiếp tục là một sự gấp ít nhất tỷ lần như vậy, tức 2^128 bit x 8. Đó là một con số cực kỳ khổng lồ mà hiện nay thế giới cũng chưa có thuật ngữ nào để mô tả về nó.

Bên cạnh đó, từ 32-bit lên 64-bit đã là một quá trình biên dịch lại (compile) cực kỳ vất vả do độ rộng của địa chỉ đã tăng lên. Khối lượng công việc sẽ còn đồ sộ hơn nữa nếu người ta chuyển sang dùng CPU 128-bit.

Vì thế 128-bit là một thứ gì đó khá xa vời với kiến trúc CPU ở thời điểm hiện tại, dù GPU có thể đã dùng đến thuật ngữ 256-bit băng thông từ khá lâu. Lý do chính là vì mỗi thanh ghi 128-bit của CPU tương đương 16 bytes dữ liệu đi qua bộ nhớ (có thể lên tới 32 cái) trong khi 256-bit của GPU thực ra lại là 8 chip nhớ với mỗi cái có băng thông chỉ là 32-bit (4 bytes).

Ngoài ra, nếu nâng cấp lên kiến trúc 128-bit, hệ điều hành và tất cả các phần mềm, trình điều khiển (drivers) cũng phải được viết lại. Vì thế dù các công ty đã đầu tư hàng tỷ USD để xây dựng nhà máy với kiến trúc bóng bán dẫn có mật độ ngày càng nhỏ (xuống tới 2nm), nhưng không ai đầu tư vào việc chuyển từ kiến trúc dữ liệu 64-bit lên 128-bit cả.



Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành tại trung tâm IOC: Kinh nghiệm của Bình Phước
    Xác định dữ liệu là nguồn tài nguyên quý trong kỷ nguyên số - một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Bình Phước đã sớm tập trung quan tâm tạo lập, khai thác, sử dụng, tăng cường chia sẻ, kết nối dữ liệu số cùng với việc thành lập IOC và những kết quả bước đầu thu được rất đáng ghi nhận.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
  • Háo hức khám phá di tích lịch sử theo một cách mới
    Ứng dụng công nghệ số giúp nhiều du khách gia tăng trải nghiệm thú vị khi tới thăm các di tích lịch sử như Địa đạo Củ Chi, Dinh Độc Lập…
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Oracle đầu tư mạnh vào AI tạo sinh, đáp ứng xu hướng "chủ quyền dữ liệu"
    Nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây của Hoa Kỳ Oracle đang tăng cường các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của mình khi cạnh tranh trên thị trường điện toán đám mây (ĐTĐM) ngày càng khốc liệt và ngày càng có nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực AI.
  • Mỹ lập hội đồng khuyến nghị ứng dụng AI an toàn cho hạ tầng trọng yếu
    Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) đưa ra khuyến nghị cách sử dụng công nghệ AI để bảo vệ các hãng hàng không, dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, đặc biệt là chống các cuộc tấn công sử dụng AI.
  • Làm gì để phát triển tài năng chuyển đổi?
    Partha Srinivasa, Giám đốc CNTT (CIO) của nhà cung cấp bảo hiểm tài sản và tai nạn Erie có trụ sở tại Pennsylvania, Mỹ đã chia sẻ về cách tiếp cận của ông trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên có tinh thần chuyển đổi.
  • Báo chí ở mặt trận Điện Biên Phủ
    Chiến dịch Điện Biên Phủ là cuộc “hội quân” của cả nước. Trong cuộc “hội quân” lịch sử đó có sự tham gia và đóng góp không nhỏ của “đội quân báo chí”.
  • Những ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
    Bộ ấn phẩm kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ do Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng ấn hành, góp phần nhắc nhớ thế hệ trẻ về một thời hoa lửa, tự hào về khí phách Việt Nam, biết ơn các thế hệ cha anh đi trước, và trân trọng nền hòa bình mà chúng ta đang sống hôm nay.
  • Công nghệ đang thay đổi du lịch Việt Nam như thế nào?
    Trong những năm gần đây, sự giao thoa giữa du lịch và công nghệ, thường được gọi là công nghệ du lịch, đã khơi dậy sự đổi mới, với nhiều công ty khởi nghiệp (startup) về công nghệ du lịch đi đầu trong cuộc cách mạng này.
Vì sao không ai làm CPU 128-bit thương mại hóa?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO