Việt Nam đăng cai Giải thưởng CNTT - Viễn thông APICTA 2019

Lan Phương| 30/07/2019 15:02
Theo dõi ICTVietnam trên

Năm 2019, Việt Nam là nước chủ nhà đăng cai Giải thưởng APICTA. Giải thưởng sẽ được tổ chức từ ngày 18 - 22/11/2019 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

UBND tỉnh Quảng Ninh và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) là các đơn vị tổ chức Giải thưởng. Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ là các cơ quan bảo trợ giải thưởng.

Giải thưởng APICTA là giải thưởng Quốc tế do Liên minh các tổ chức CNTT khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APICTA) tổ chức nhằm ghi nhận những sản phẩm, giải pháp phần mềm, CNTT, dự án khởi nghiệp… xuất sắc của các quốc gia/nền kinh tế thành viên, hỗ trợ phát triển kinh doanh trong khu vực và quốc tế.

Giải thưởng được tổ chức hàng năm và luân phiên tại các quốc gia thành viên của APICTA. Việt Nam là thành viên của APICTA từ năm 2016.

ViettelPay nhận Giải thưởng APICTA 2018 tại Quảng Châu, Trung Quốc

Giải thưởng năm nay sẽ được trao cho các đề cử xuất sắc thuộc:

5 lĩnh vực chính: Khách hàng (Consumer); Các dịch vụ tổng quát và cộng đồng (Inclusions and Community Services); Các dịch vụ công nghiệp (Industrial); Các dịch vụ kinh doanh (Business Services) và Khu vực công và Chính phủ (Public Sector and Government)

2 lĩnh vực bổ sung: Nghiên cứu và phát triển (R&D) và khởi nghiệp (Startup)

3 lĩnh vực công nghệ: Phân tích dữ liệu lớn (Big data analytics), Internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI).

Đối tượng và điều kiện tham gia là các:

  • Doanh nghiệp (DN) được thành lập  theo pháp luật Việt Nam có 100% vốn chủ sở hữu của Việt Nam hoặc là DN liên doanh giữa Việt Nam và  nước ngoài,  trong đó tỉ lệ góp vốn của Việt Nam phải chiếm tối thiểu 51%. DN nước ngoài tham gia  liên  doanh có thể đến từ các quốc gia thuộc hoặc không thuộc thành viên APICTA.

  • DN khởi nghiệp thành lập không quá 3 năm cho đến ngày đăng ký giải thưởng APICTA tháng 8/2019: Người sáng lập và/hoặc phát triển sản phẩm đề cử phải là cổ  đông chính của DN khởi nghiệp; DN khởi nghiệp phải là một DN độc lập không phải  là chi nhánh hoặc công ty con của một công ty khác.
  • Học sinh/sinh viên/nghiên cứu sinh: Từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông và sinh viên các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu.

Lưu ý những sản phẩm/dịch vụ đã đạt giải thưởng APICTA trong vòng 3 năm trở lại đây sẽ không được đăng ký dự thi; Sản phẩm/giải pháp được phát triển mới từ sản phẩm/dịch vụ đã đạt giải, có thể được xem xét đăng ký, tuy nhiên, Hội đồng Giám khảo APICTA sẽ đưa ra quyết định cuối cùng; Sản phẩm dùng cho dịch vụ code cutting thuê ngoài sẽ không được dự thi.

Hội đồng giám khảo bao gồm các đại diện đến từ 16  quốc gia/nền kinh tế  thành viên.

Năm nay, Ban Tổ chức xây dựng một chiến dịch truyền thông, quảng bá hùng hậu cho giải thưởng danh giá này, trong đó tận dụng tối đa lợi thế của các kênh truyền thông mạng xã hội để đưa hình ảnh của từng sản phẩm,  dịch vụ CNTT xuất  sắc đến với người dùng trong khu vực cũng như thế giới.

Năm nay cũng là năm thứ 4 Việt Nam tham gia giải thưởng APICTA. Năm 2018, Giải thưởng APICTA được tổ chức tại Quảng Châu, Trung  Quốc. Tại đây, sản phẩm ViettelPay của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) đã xuất sắc vượt qua các sản phẩm, giải pháp của các nước tiên tiến khác giành Cúp chiến thắng (Winner) tại hạng mục Business - Finance và Marketing, tự hào đưa Việt Nam ghi dấu ấn trên bản đồ công nghệ châu lục.

APICTA là liên minh của các tổ chức về CNTT - Viễn thông đại diện cho các quốc gia và nền kinh tế thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, được thành  lập từ năm 2001 tại Malaysia. Nhiệm vụ của tổ chức là tăng cường hợp tác, thúc đẩy CNTT, tăng cường đổi mới công nghệ, năng lực và khuyến khích phát triển các giải pháp CNTT bản địa cho thị trường toàn cầu.

Hiện APICTA có 16 quốc gia/nền kinh tế thành viên đến từ Australia, Bangladesh, Brunei Darussalam, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Indonesia, Nhật Bản, Macao, Malaysia,  Myanmar, Pakistan, Singapore, Sri  Lanka, Thái  Lan và Việt  Nam. 

Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) là thành viên chính thức, đại diện cho Việt Nam của APICTA từ tháng 4/2016.

Các tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ giải thưởng, có thể xem thông tin  tại: http://www.apicta.org/awards/submit-yournomination.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bộ KH&CN ban hành Thông tư đầu tiên sau sau hợp nhất
    Ngày 31/3/2025, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BKHCN về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BTTTT ngày 14/10/2021 quy định Danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác kèm theo.
  • Bảo đảm an toàn dữ liệu người sử dụng dịch vụ bưu chính là ưu tiên hàng đầu
    Mới đây, Bộ KH&CN vừa phát hành văn bản số 509/KHCN-BC gửi các doanh nghiệp bưu chính về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn dữ liệu người sử dụng dịch vụ bưu chính.
  • Tăng cường huy động nguồn lực KOLs trong hoạt động thông tin đối ngoại
    Năm 2024, Cục Thông tin đối ngoại (TTĐN) đã thành công việc đưa TTĐN lên không gian mới - không gian mạng - với nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong đó, có việc thí điểm thành công trong huy động những người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội (MXH) cùng chung tay trong thực hiện nhiệm vụ cơ bản thứ hai của TTĐN đó là quảng bá hình ảnh quốc gia.
  • Tác giả Nhật Bản với những ý tưởng lôi cuốn trẻ đọc sách
    Với máy ảnh bằng bìa giấy, các món đồ chơi hết sức đơn giản bằng kẹp quần áo và giấy màu…, tác giả Yuichi Kimura với mái đầu bạc phơ đã khiến cho khoảng 20 em nhỏ ở nhiều lứa tuổi quên hẳn đi những thiết bị điện tử, game hay những trò giải trí cuốn hút khác từ công nghệ.
  • Microsoft và 15 cột mốc định hình tầm nhìn về AI
    Gã khổng lồ công nghệ Microsoft sắp bước qua cột mốc 50 năm thành lập với nhiều thách thức trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI). Hãy cùng khám phá cách Microsoft sẽ phát triển nền tảng, công cụ và cơ sở hạ tầng AI cho tương lai.
Đừng bỏ lỡ
Việt Nam đăng cai Giải thưởng CNTT - Viễn thông APICTA 2019
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO