Việt Nam – Điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư ASEAN

NB| 15/12/2015 02:36
Theo dõi ICTVietnam trên

Dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, nhưng Việt Nam vẫn được đánh giá là quốc gia có nền chính trị - xã hội ổn định, nguồn nhân công dồi dào, thị trường lớn, đặc biệt là những cải cách hành chính có chuyển biến đáng kể.

Đến thời điểm hiện tại,Việt Nam đã thu hút được trên 56 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp (FDI) từ khu vựcASEAN, chiếm 21,7% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Bên cạnh đó, sự kiện Cộng đồngKinh tế ASEAN (AEC) được thành lập vào cuối năm 2015 sẽ mở racơ hội lớn cho Việt Nam trong thu hút FDI.

AEC - Cơ hội hút vốn FDI

ChâuÁ đã và đangtrở thành khu vực nhận nhiều vốnđầu tư trực tiếp (FDI) nhất trong hơn 1 thập kỷ vừa qua. Chỉ tính riêng năm 2014, châu Á nhận280 tỷ USDvốn FDImớitrên tổng số 696 tỷ USD của toàn cầu. Đồng thời, dòng vốn FDI mới đổ vào TrungQuốc liên tục giảm qua các năm, từ mức đỉnh 83 tỷ USD của năm 2009 xuống chỉcòn 14 tỷ USD trong năm 2014.

Do đó, việc Cộng đồng kinh tếASEAN (AEC)ra đời vào cuối năm 2015 cùng với một loạt các hiệp định chung điều chỉnh vềđầu tư (Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN- ACIA), thương mại (Hiệp định Thươngmại hàng hóa ASEAN - ATIGA) và Hiệp định Khung ASEAN về dịch vụ - AFAS sẽ làmtăng sức hấp dẫn của khu vực trong thu hút FDI. Kết quả làđẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa giúp AECtiến lên trên chuỗi giá trị toàn cầu.

Theo báo cáo của Ngân hàng ANZ công bố mới đây, Việt Nam, Indonesia và Malaysialà những nước dẫn đầu về thu hútFDI. Có thể nói, Việt Namcũng là một trong những quốc gia được thụ hưởng nhiều từ nguồn vốn này, và thu được nhiều thành tựa to lớn về phát triển kinh tế xã hội. Đặcbiệt đã thành công trong nỗ lực xoá nghèo và đang trở thành quốc gia có thu nhậptrung bình.

So với các quốc gia trong khu vựcASEAN, Việt Nam có những lợi thế nổi trội, do chế độ chính trị ổn định, dân sốđông, trong đó phần lớn là trong độ tuổi lao động, chính sách thu hút đầu tưđang được cải thiện theo hướng tích cực... Đây là cơ hội tốt để Việt Nam nhậnđược nhiều hơn nguồn vốn đầu tư nội khối ASEAN.

Ngoài ra, trong quan hệ đầu tư, AEClà cầu nối để nhiều khoản đầu tư của công ty đa quốc gia có trụ sở tại ASEANđầu tư vào Việt Nam, đem lại cơ hội thu hút nguồn vốn FDI từ bên ngoài khốiASEAN. Dòngvốn đã giúp ngành công nghiệp của Việt Nam có những chuyển biến rất lớn, đặc biệtlà trong mảng điện tử đã có những bước tiến trên chuỗi giá trị.

Những điểm cần lưu ý                                                     

Theo đánh giácủa các chuyên gia,Việt Nam đang có sự tiến bộ về môi trường đầu tư kinh doanh; công nghệ kỹthuật; chất lượng nguồn lao động và các lĩnh vực xã hội khác.  Chính vì thế, các tiêu chí để thu hút và lựachọn những dự án FDI cần phải được thay đổi theo hướng tích cực, chặt chẽ, tiếnbộ hơn, nhằm phát huy tác động tích cực vàhạn chế tác động tiêu cực, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của đất nước cũng như manglại lợi ích hợp pháp cho nhà đầu tư. Trong đó, chú trọng thu hút FDI không chỉđể tạo giá trị xuất khẩu đơn thuần mà phải có chuyển giao công nghệ, quản trịtiên tiến, nâng cao chất lượng kinh tế Việt Nam.

Nguồn vốn FDI cần tập trung vào cáclĩnh vực cụ thể, ưu tiên cho hoạt động sản xuất tạo giá trị gia tăng hay ưutiên cho dự án công nghệ cao. Đặc biệt, lĩnh vực phát triển công nghiệp phụtrợ, phải xây dựng mô hình liên kết ngang, hình thành doanh nghiệp vệ tinh, sảnxuất linh kiện cho doanh nghiệp FDI xuất khẩu. 

Gắn chặt thu hút FDI với quá trìnhtái cấu trúc nền kinh tế, phù hợp với từng ngành, khu vực và các điều kiện kinhtế, địa lý, nhân lực, hướng vào ngành nghề, sản phẩm cụ thể, phục vụ quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm lôi cuốn các doanh nghiệp nội địa tham gia vàochuỗi giá trị toàn cầu, đồng thời khai thác tối đa tiềm năng và hiệu quả nguồnvốn FDI mang lại.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Việt Nam – Điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư ASEAN
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO