Việt Nam giữ vai trò quan trọng, thành viên tích cực, trách nhiệm của IPU

PV| 03/11/2020 15:17
Theo dõi ICTVietnam trên

Phiên họp lần thứ 206 của Hội đồng điều hành IPU diễn ra theo hình thức trực tuyến trong 4 ngày từ ngày 1-4/11/2020 để thảo luận và đưa ra quyết định về các vấn đề cấp bách liên quan đến hoạt động của tổ chức, bao gồm cả việc thông qua ngân sách và chương trình làm việc của IPU cho năm 2021 và bầu cử chủ tịch IPU.

Phiên họp có sự tham gia của 454 nghị sĩ đến từ 144 đoàn đại biểu, trong đó có 46 Chủ tịch Nghị viện.

Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam do Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu làm Trưởng đoàn đã thể hiện vai trò là thành viên trách nhiệm của IPU, các diễn đàn nghị viện quốc tế và khu vực khác. Việt Nam khẳng định ủng hộ sự phát triển của IPU, thực hiện theo các quy định của IPU đồng thời bảo đảm nguyên tắc luân phiên vì quyền lợi chung của các nghị viện thành viên IPU.

Việt Nam đánh giá cao những đóng góp của Chủ tịch IPU Gabriela Cuevas Barron; tin tưởng rằng đó là những giá trị quý báu mà Chủ tịch IPU kế nhiệm có thể phát huy một cách hiệu quả, vì một nền ngoại giao nghị viện đa phương bền vững. Nhiều vấn đề qua trọng đã được thảo luận, nhất trí tại phiên họp, trong đó có việc khẳng định IPU có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thực hiện các cam kết quốc tế, nhất là trong lĩnh vực phát triển bền vững. Qua đó, IPU đã phát huy được sức mạnh trong tiếng nói chung, đại diện cho 179 nghị viện thành viên trên toàn thế giới, tham gia vào nghị trình quốc tế vì hòa bình, ổn định, dân chủ, pháp quyền, công bằng và bình đẳng, không ngừng đấu tranh đảm bảo cho quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, thanh niên trên mọi lĩnh vực.

Việt Nam giữ vai trò quan trọng, thành viên tích cực, trách nhiệm của IPU - Ảnh 1.

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu phát biểu trực tuyến tại phiên họp. - Ảnh: Văn Điệp, TTXVN

IPU (Inter-Parliamentary UNION) là một tổ chức liên minh các nghị viện của các quốc gia độc lập trên toàn cầu (Liên minh Nghị viện Thế giới), được thành lập vào năm 1889 ra đời với mục đích ngăn ngừa chiến tranh, bảo vệ hòa bình và giải quyết các tranh chấp quốc tế là mong muốn của các nhà sáng lập IPU, với nguyện vọng tập hợp các nghị sĩ của tất cả các quốc gia trên thế giới trong một tổ chức mang tính chất diễn đàn thường trực đầu tiên cho các cuộc đàm phán đa phương về chính trị.

Các đại biểu cũng đánh giá cao những đóng góp của Chủ tịch IPU Gabriela Cuevas Barron, đi vào lịch sử 130 năm của IPU là một nữ chủ tịch IPU trẻ nhất. IPU trở thành một biểu tượng của ngoại giao nghi viện, khẳng định mạnh mẽ hơn nữa sức sống của chủ nghĩa đa phương trong bối cảnh thế giới có những biến đổi hết sức nhanh chóng và phức tạp

Đặc biệt, các đại biểu đánh giá IPU trở thành một biểu tượng của ngoại giao nghị viện, khẳng định mạnh mẽ hơn nữa sức sống của chủ nghĩa đa phương trong bối cảnh thế giới có những biến đổi hết sức nhanh chóng và phức tạp.

Cũng tại phiên họp, 4 ứng cử viên đại diện các nhóm địa chính trị khác nhau (Bồ Đào Nha, Canada, Uzbekistan và Pakistan) đã ứng cử Chủ tịch IPU, đưa ra kế hoạch hành động, tầm nhìn của mình để đưa IPU trở thành tổ chức vững mạnh hơn.

Cụ thể, tầm nhìn của các ứng viên Chủ tịch IPU có nhiều điểm chung cốt lõi, đó là phát triển chủ nghĩa đa phương, phát triển IPU và quan hệ đối tác giữa IPU và Liên Hợp Quốc, hành động mạnh mẽ hơn vì các vấn đề toàn cầu, trong đó có phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, ngoại giao nghị viện, tăng cường đối thoại và hợp tác giữa các nghị viện.

Hội đồng Điều hành IPU cũng xem xét việc tổ chức Đại hội đồng IPU 142 vào năm 2021 tại Morocco nếu điều kiện cho phép.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5 startup công nghệ Việt Nam đang được chú ý
    Trong những năm qua, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, tạo được môi trường thuận lợi, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia.
  • Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hoãn cấm TikTok 75 ngày
    Ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức ngày 20/01, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp để hoãn việc thực thi lệnh cấm TikTok ở Mỹ trong ít nhất 75 ngày.
  • Tết sắm trang sức DOJI, nhân đôi xuân sắc và tài lộc
    Những ngày cận Tết, chị em tất bật sắm sửa quần áo, làm tóc để đón diện mạo mới, chào tân niên đầy hứng khởi. DOJI giới thiệu những bộ sưu tập tinh hoa như lời chúc xuân tròn đầy gửi đến mỗi khách hàng, cùng ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho năm mới Ất Tỵ.
  • Tân Tổng thống Mỹ thu hồi Sắc lệnh về giảm thiểu rủi ro AI
    Ngày 20/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thu hồi sắc lệnh hành pháp năm 2023 do cựu Tổng thống Joe Biden ký nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro mà trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra cho người dùng, người lao động và an ninh quốc gia.
  • Giải pháp xây dựng nền tảng ứng dụng AI trong doanh nghiệp
    Nền tảng công nghệ thông tin (CNTT) kỹ thuật số tích hợp nhiều công nghệ, bao gồm trí tuệ nhân tạo, các giải pháp CNTT điều khiển từ xa và phân tích dữ liệu để cải thiện việc cung cấp dịch vụ CNTT và điện tử viễn thông (ĐTVT).
Đừng bỏ lỡ
Việt Nam giữ vai trò quan trọng, thành viên tích cực, trách nhiệm của IPU
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO