Việt Nam là đối tác thương mại quan trọng của Bun-ga-ri ở Đông Nam Á

Đỗ Thêu| 20/09/2018 09:52
Theo dõi ICTVietnam trên

Mối quan hệ này được xây dựng trên nhiều cơ sở quan trọng, lấy những tiềm năng và lợi thế của hai nền kinh tế là trọng tâm

Với  mong muốn tăng cường hợp tác hơn nữa giữa doanh nghiệp (DN) hai nước Việt Nam và Bun-ga-ri, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phối hợp với Đại sứ quán Bunga-ri tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn DN Việt Nam – Bun-ga-ri. Diễn đàn là cơ hội để các DN hai nước trực tiếp gặp gỡ, trao đổi và tìm kiếm quan hệ đối tác, góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Thứ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Cao Quốc Hưng phát biểu

Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Cao Quốc Hưng, cho biết: Việt Nam và Bun-ga-ri đang quyết tâm cao trong hợp tác kinh tế, tăng nhanh kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều, hợp tác tích cực trên các lĩnh vực: kinh tế, đầu tư, công nghệ thông tin, giáo dục đào tạo và phát triển du lịch. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) dự kiến được phê chuẩn trong thời gian tới cũng sẽ tạo điều kiện hơn nữa để tăng cường mạnh mẽ hợp tác thương mại của hai nước Việt Nam - Bun-ga-ri.

Bộ trưởng Bộ Kinh tế Bun-ga-ri Emil Karanikolov phát biểu

Tại Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Bun-ga-ri Emil Karanikolov cũng khẳng định Việt Nam là đối tác thương mại của Bun-ga-ri ở khu vực Đông Nam Á và châu Á. Mối quan hệ này được xây dựng trên nhiều cơ sở quan trọng, trong đó lấy những tiềm năng và lợi thế của hai nền kinh tế là trọng tâm.

Trong bảng xếp hạng cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), nếu như vào năm 2006, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 77 thì đến năm 2017, Việt Nam đã được nâng hạng lên vị trí thứ 55/155 quốc gia. Trong xếp hạng về tính thuận lợi của môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đứng ở vị trí thứ 68/137 nền kinh tế trong năm 2017, trong khi đó vào năm 2007 Việt Nam ở vị tri 104.

Những xếp hạng cao này cho thấy những nỗ lực của Việt Nam và đó cũng là lý do thu hút ngày càng đông các DN Bun-ga-ri mong muốn được đầu tư và tìm kiến cơ hội kinh doanh tại mảnh đất này, Bộ trưởng Kinh tế Emil Karanikolov nhấn mạnh.

Phát biểu tại Diễn đàn, Giám đốc điều hành Ủy ban Đầu tư Bun-ga-ri Stamen Yanev cho biết: tại Diễn đàn lần này, có 20 DN của Bun-ga-ri hoạt động trong các lĩnh vực như: dầu mỡ động cơ, thức ăn chăn nuôi/nông sản, chiếu sáng đô thị, bảo hiểm xuất nhập khẩu, công nghiệp quốc phòng, công nghệ nghe nhìn, lắp ráp và bảo dưỡng động cơ diesel và khí ga, kho bãi vận tải, công nghệ xử lý chất thải... cùng các DN Việt Nam trao đổi, chia sẻ thông tin, tìm kiếm cơ hội hợp tác. Buổi gặp gỡ sẽ là tiền đề mở ra hợp tác lâu dài trong tương lai.

Toàn cảnh Diễn đàn

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, tính đến năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam - Bun-ga-ri đạt 109,16 triệu USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Bun-ga-ri đạt 38,36 triệu USD, nhập khẩu của Việt Nam từ Bun-ga-ri đạt 70,80 triệu USD. Trong 8 tháng đầu năm 2018, tổng kim ngạch thương mại 2 chiều đạt hơn 55 triệu USD. Trong đó xuất khẩu từ Việt Nam đi Bun-ga-ri đạt khoảng 21,6 triệu USD.

Về hợp tác trong lĩnh vực đầu tư, hiện tại Bun-ga-ri có 9 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 30,99 triệu USD, đứng thứ 65 trong số 129 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam.

Mặc dù kết quả hợp tác giữa các DN hai nước Việt Nam và Bun-ga-ri đã có được những thành công nhất định, tuy nhiên, nó vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của hai bên. Vì vậy, hai nước cần tăng cường thông tin về thị trường, sản phẩm, văn hóa kinh doanh và tiêu dùng. Hai nước cũng cần khai thác tiềm năng thế mạnh của mỗi bên để trở thành đối tác tin cậy của nhau trong thời gian tới. Đồng thời, các DN hai nước cần chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh và đầu tư vào thị trường của nhau, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư thông qua các tiếp xúc, hội thảo, hội chợ quốc tế… để phát huy thế mạnh của mỗi nước.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • ĐMST mở xã hội mang lại cho 90% doanh nghiệp cơ hội tạo giá trị kinh doanh bền vững
    Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, hơn 90% các doanh nghiệp cho rằng đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở xã hội mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tạo ra giá trị kinh doanh bền vững, tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
  • ‏FPT đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc‏
    ‏Mới đây, FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm với OutSystems, chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai tại thị trường Hàn Quốc, đảm bảo thời gian ra mắt phần mềm của khách hàng được rút ngắn và tối ưu chi phí.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
  • Tuyên Quang: Kiên trì phương châm “mưa dầm thấm lâu” để nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào vùng DTTS&MN
    Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, góp phần giúp các kiến thức pháp luật về mọi mặt của đời sống ngày một đến gần hơn với người dân (đặc biệt là vùng đồng bào DTTS&MN).
Đừng bỏ lỡ
Việt Nam là đối tác thương mại quan trọng của Bun-ga-ri ở Đông Nam Á
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO