Việt Nam và Ấn Độ sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ

PV| 13/04/2020 20:19
Theo dõi ICTVietnam trên

Chiều ngày 13/4, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi để trao đổi về hợp tác phòng chống dịch bệnh và tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cập nhật tình hình, chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam trong ứng phó với dịch bệnh COVID-19 và những kết quả tích cực đã đạt được. 

Thủ tướng nhấn mạnh các biện pháp quyết liệt của Chính phủ Việt Nam nhằm kiểm soát lây lan dịch bệnh, thực hiện "nhiệm vụ kép" vừa ưu tiên chống dịch, vừa ổn định, phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, được người dân đồng tình, ủng hộ, chung tay hành động.

Việt Nam sẵn sàng hợp tác và hỗ trợ Ấn Độ trong khả năng của mình - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao nỗ lực của cá nhân Thủ tướng Narendra Modi và Chính phủ Ấn Độ đã có nhiều biện pháp kịp thời, đồng bộ trong việc ứng phó dịch COVID-19 thời gian qua, nhất là đã giành 22 tỷ USD cho "gói phúc lợi của Thủ tướng cho người nghèo", có nhiều sáng kiến vận động suy nghĩ tích cực trong nhân dân cùng chống dịch.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định sẵn sàng hợp tác và hỗ trợ Ấn Độ trong khả năng của Việt Nam; đề nghị Chính phủ và các cơ quan hữu quan Ấn Độ quan tâm, tạo điều kiện để công dân Việt Nam yên tâm sinh sống và học tập tại Ấn Độ.

Thủ tướng Narendra Modi đánh giá cao nỗ lực và các biện pháp của Chính phủ Việt Nam ứng phó với dịch COVID-19, chia sẻ những điểm tương đồng cũng như một số đặc thù trong các biện pháp mà Chính phủ Ấn Độ đang triển khai.

Hai Thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cần phối hợp chặt chẽ, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong cuộc chiến chống dịch hiện nay. Hai Thủ tướng cũng nhất trí không để quan hệ hai nước bị ngưng trệ do tác động của dịch bệnh, hai bên sẽ linh hoạt điều chỉnh thời gian hoặc họp trực tuyến các cơ chế hợp tác sẵn có, cùng nhau nỗ lực làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện, nhất là trên các lĩnh vực hợp tác trụ cột như quốc phòng, thương mại, đầu tư, năng lượng và văn hóa.

Hai bên cũng coi hợp tác dầu khí là lĩnh vực chiến lược trong quan hệ hai nước trong thời gian tới, hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại 15 tỷ USD trong năm 2020, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước tăng cường giao thương, mở cửa thị trường cho các nông sản của nhau.

Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí tăng cường phối hợp và hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và quốc tế. 

Thủ tướng Ấn Độ đánh giá cao vai trò quan trọng và linh hoạt của Việt Nam trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020, nhấn mạnh sẽ tiếp tục ủng hộ và phối hợp chặt chẽ với Việt Nam trong các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm trong bối cảnh mới hiện nay, vì hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới.

Bài liên quan
  • Xây dựng hạ tầng cho mạng 5G tương lai của Việt Nam
    Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Dự kiến tới năm 2030, ASEAN (gồm 10 quốc gia Đông Nam Á) sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư toàn cầu. Phần lớn động lực thúc đẩy sự phát triển này đến từ sự vận động và tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế số trong khu vực, với giá trị ước tính lên đến gần 1 nghìn tỉ đô-la vào năm 2030.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • ĐMST mở xã hội mang lại cho 90% doanh nghiệp cơ hội tạo giá trị kinh doanh bền vững
    Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, hơn 90% các doanh nghiệp cho rằng đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở xã hội mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tạo ra giá trị kinh doanh bền vững, tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
  • ‏FPT đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc‏
    ‏Mới đây, FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm với OutSystems, chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai tại thị trường Hàn Quốc, đảm bảo thời gian ra mắt phần mềm của khách hàng được rút ngắn và tối ưu chi phí.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
  • Tuyên Quang: Kiên trì phương châm “mưa dầm thấm lâu” để nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào vùng DTTS&MN
    Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, góp phần giúp các kiến thức pháp luật về mọi mặt của đời sống ngày một đến gần hơn với người dân (đặc biệt là vùng đồng bào DTTS&MN).
Đừng bỏ lỡ
Việt Nam và Ấn Độ sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO