Ngày 1/8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 950/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh (ĐTTM) bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Đến nay, trên cả nước có 54/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã và đang triển khai xây dựng đề án ĐTTM; 30 tỉnh, thành phố đã phê duyệt Đề án/Chương trình/Kế hoạch phát triển ĐTTM; 15 tỉnh, thành phố đã phê duyệt Kiến trúc ICT phát triển ĐTTM; 38 tỉnh, thành phố đã triển khai Trung tâm IOC cấp tỉnh; 21 tỉnh, thành phố đã triển khai Trung tâm IOC cấp đô thị, thành phố thuộc tỉnh, 17/63 tỉnh đã triển khai ứng dụng dịch vụ du lịch thông minh, khoảng trên 10 tỉnh triển khai các ứng dụng về giao thông thông minh, kiểm soát trật tự an toàn đô thị, ngoài ra còn một số ứng dụng trong các lĩnh vực khác như giáo dục thông minh, y tế thông minh.
Tại Hội nghị TPTM Việt Nam 2022, ông Nguyễn Mạnh Hổ, Tổng Giám đốc Viettel Solutions, đồng thời đang giữ vai trò Phó Chủ tịch VINASA kiêm Chủ tịch Ủy ban TPTM của VINASA đã trực tiếp chủ trì phiên tọa đàm "Hạ tầng pháp lý - thúc đẩy phát triển ĐTTM". Trong tọa đàm, nhiều diễn giả là các lãnh đạo các Sở TT&TT, chuyên gia và lãnh đạo các tổ chức công nghệ hàng đầu trong và ngoài nước đã chia sẻ các góc nhìn về chính sách thúc đẩy TPTM, quan điểm triển khai TPTM trong chiến lược Chuyển đổi số Quốc gia.
Cũng tại phiên tọa đàm trên, ông Nguyễn Danh Thành, Giám đốc Sản phẩm chiến lược của Viettel Solutions đã trình bày về "Ứng dung hạ tầng điện toán đám mây cho TPTM", giới thiệu các giải pháp điện toán đám mây trong hệ sinh thái TPTM bao trùm các khía cạnh chính phủ số, doanh nghiệp số và cuộc sống số.
Theo ông Thành, điện toán đám mây (cloud) là công nghệ phù hợp, quan trọng và thiết yếu đối với hệ sinh thái TPTM nhờ việc cung cấp cơ sở hạ tầng số với khả năng lưu trữ dữ liệu gần như không giới hạn, hỗ trợ đa dạng các công nghệ Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR) và khả năng triển khai các hệ thống nhanh chóng. Với việc ứng dụng công nghệ này, đại diện Viettel Solutions cũng đưa ra nhiều dẫn chứng về hiệu quả của ứng dụng công nghệ điện toán đám mây tại các quốc gia khác như Vương Quốc Anh, Canada, Indonesia.
Nói về hệ sinh thái Viettel Cloud, qua quá trình nghiên cứu và phát triển, các chuyên gia công nghệ Viettel khẳng định giải pháp này đáp ứng đủ 4 tiêu chí để triển khai cho các địa phương bao gồm đảm bảo an toàn dữ liệu; tốc độ, hiệu suất và sự ổn đinh; chi phí hợp lý; cam kết chất lượng dịch vụ và đồng hành cùng các tổ chức suốt lộ trình triển khai, vận hành.
Cũng trong khuôn khổ của Hội nghị, tại Lễ trao Giải thưởng TPTM Việt Nam 2022, Phần mềm Dịch vụ công và Một cửa điện tử (VPS Cloud) của Viettel Solutions đã được vinh danh hạng 5 sao dành cho các giải pháp xuất sắc nhất với hạng mục Các sản phẩm, giải pháp cho Chính phủ số.
VPS Cloud cung cấp Cổng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) và Phần mềm một cửa điện tử cho bộ, ngành, tỉnh, địa phương trên nền tảng cloud nhằm đơn giản hóa, công khai, minh bạch tạo sự thuận tiện cho công dân, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính. Với hệ thống này, toàn bộ quá trình tiếp nhận, xử lý, chuyển trả kết quả cũng như tra cứu về tình trạng xử lý hồ sơ thủ tục hành chính các cơ quan nhà nước sẽ được tối ưu.
VPS Cloud cung cấp Cổng DVCTT và Phần mềm một cửa điện tử cho bộ, ngành, tỉnh, địa phương trên nền tảng cloud nhằm đơn giản hóa, công khai, minh bạch tạo sự thuận tiện cho công dân, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính. Với hệ thống này, toàn bộ quá trình tiếp nhận, xử lý, chuyển trả kết quả cũng như tra cứu về tình trạng xử lý hồ sơ thủ tục hành chính các cơ quan nhà nước sẽ được tối ưu.
Các dịch vụ như SMS, chữ ký số, thanh toán điện tử, hóa đơn điện tử, chuyển phát nhanh cũng được đưa vào hệ thống nhằm tạo sự thuận tiện cho các cơ quan quản lý, đơn vị tiếp nhận và công dân, DN, tổ chức gửi yêu cầu./.