Xã hội số

Vĩnh Long quyết tâm trở thành hình mẫu về chuyển đổi số trong cả nước.

PV 23/10/2024 15:22

Công tác chuyển đổi số toàn diện đang được toàn tỉnh Vĩnh Long triển khai tích cực, tỉnh đặt ra nhiều nhiệm vụ cụ thể ở cả 3 trục chính là Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số, phấn đấu trở thành một trong những hình mẫu về chuyển đổi số trong cả nước. Với quyết tâm cao và nhiều giải pháp hiệu quả, tỉnh đã và đang thu được nhiều kết quả khả quan trên nhiều ngành, lĩnh vực.

Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022- 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 06). Đây là một trong những nhiệm vụ lớn của Chính phủ với mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số. Theo đó công tác chuyển đổi số toàn diện cũng đang được toàn tỉnh Vĩnh Long triển khai tích cực, tỉnh đặt ra nhiều nhiệm vụ cụ thể ở cả 3 trục chính là Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số, phấn đấu trở thành một trong những hình mẫu về chuyển đổi số trong cả nước.

ict-imgs.vgcloud.vn-2021-11-24-17-_vi-nh-long-do-thi-thong-minh.jpg
Vĩnh Long tập trung chuyển đổi số, phát triển chính quyền điện tử, đô thị thông minh.

Tỉnh Vĩnh long đã và đang thực hiện chỉ đạo quyết liệt chỉ đạo của Chính phủ, trong đó tập trung chỉ đạo quyết liệt các thành viên Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số, Tổ triển khai Đề án 06 cùng sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành, địa phương, sự nỗ lực, chung tay đồng hành và sự tham gia có hiệu quả của doanh nghiệp công nghệ cùng sự đồng lòng, ủng hộ, tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp.

Theo Ông Lữ Quang Ngời - Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Chuyển đổi số, Tổ trưởng Tổ triển khai Đề án 06 của tỉnh, ông đã nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Ông đề nghị các ngành, địa phương cần tập trung rà soát, xem xét các tồn tại, hạn chế để có phân công cụ thể và có giải pháp khắc phục trong thời gian tới như: Một số dữ liệu chuyên ngành chưa được quan tâm triển khai phục vụ tạo lập dữ liệu dùng chung và hình thành kho dữ liệu dùng chung, chuyên ngành. Việc triển khai thực hiện một số nhiệm vụ chuyển đổi số của tỉnh còn chậm so với kế hoạch được phê duyệt. Một số cơ quan, đơn vị chưa quan tâm nhiều đến công tác đảm bảo an toàn thông tin, một số thông tin chia sẻ trên mạng xã hội chưa đảm bảo theo quy định. Việc thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch của UBND các huyện, thị xã, thành phố còn chậm với tiến độ đề ra; việc tái sử dụng lại thông tin, dữ liệu số hóa phục vụ giải quyết thủ tục hành chính theo nguyên tắc người dân, doanh nghiệp chỉ cung cấp thông tin một lần trong 06 tháng đầu năm còn hạn chế.

Toàn tỉnh tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ được giao, bên cạnh các nhiệm vụ, giải pháp theo Kế hoạch. Đặc biệt Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Chuyển đổi số, Tổ trưởng Tổ triển khai Đề án 06 của tỉnh đề nghị các ngành, địa phương cần chú ý tập trung một số nội dung trọng tâm sau:

Thủ trưởng các sở, ngành, địa phương, các thành viên Ban chỉ đạo, Tổ công tác phải tiên phong, gương mẫu thúc đẩy chuyển đổi số thuộc phạm vi quản lý và theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; mạnh dạn "tăng tốc", tạo "bứt phá" trong chuyển đổi số; thống nhất, nâng cao nhận thức, hành động theo nguyên tắc "lãnh đạo, chỉ đạo từ trên xuống nhưng tổ chức thực hiện, tháo gỡ vướng mắc phải từ dưới lên". Chủ động xây dựng kế hoạch, đưa ra lộ trình, giải pháp, phân công trách nhiệm rõ người, rõ việc, rõ thời gian, đảm bảo thực hiện hiệu quả, đúng tiến độ các nhiệm vụ của Chuyển đổi số và Đề án 06 theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Trong đó, tập trung quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ đã được UBND tỉnh phân công cụ thể tại Kế hoạch thực hiện Đề án 06 năm 2024, Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2024 của tỉnh đồng thời, phải thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo về tiến độ, kết quả thực hiện.

Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về các nội dung liên quan đến chuyển đổi số, Đề án 06, nhất là về những tiện ích mang lại cho người dân và doanh nghiệp, những kết quả nổi bật trong triển khai thực hiện chuyển đổi số và Đề án 06... nhằm góp phần nâng cao nhận thức và sự đồng thuận của xã hội. Tiếp tục phát huy vai trò của Tổ công nghệ số cộng đồng, Tổ công tác triển khai Đề án 06 cấp huyện, cấp xã và ấp, khóm, khu trong công tác thông tin tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân và doanh nghiệp ưu tiên sử dụng các dịch vụ công trực tuyến khi thực hiện các thủ tục hành chính, nhằm góp phần nâng cao tỷ lệ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến; trong đó, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang phải phát huy vai trò tiên phong trong việc thực hiện và tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè và Nhân dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến.

Các ngành, các cấp và địa phương tiếp tục rà soát, làm sạch các dữ liệu chuyên ngành thuộc thẩm quyền quản lý của mình, đảm bảo dữ liệu luôn duy trì ở mức độ “đúng, đủ, sạch, sống” nhằm phục vụ công tác kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cơ sở dữ liệu của các ngành. Đồng thời, trong quá trình kết nối, khai thác, sử dụng hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các ngành, địa phương phải đảm bảo an ninh, an toàn thông tin hệ thống, trang thiết bị theo đúng quy định của pháp luật. Đối với các sở, ban, ngành tỉnh được giao chủ trì triển khai thực hiện các mô hình điểm của Đề án 06 tiếp tục triển khai, nhân rộng các mô hình đạt hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho người dân và doanh nghiệp. Đối với các đơn vị chưa triển khai các mô hình đã đăng ký, đề nghị khẩn trương đảm bảo các điều kiện để tổ chức triển khai thực hiện, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ Đề án 06 trên địa bàn tỉnh.

Đẩy nhanh tiến độ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính; tập trung triển khai phấn đấu đến hết năm 2024 đạt các chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao, đó là: 80% dịch vụ công trực tuyến toàn trình, 40% dân số trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến, 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng trong giải quyết thủ tục hành chính; đến năm 2025 đạt 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được gắn định danh cá nhân. Cần đẩy mạnh việc khai thác, tái sử dụng thông tin, dữ liệu số hóa. Kịp thời rà soát, nâng cấp các trang thiết bị đầu cuối tại bộ phận một cửa các cấp đáp ứng yêu cầu số hóa, tái sử dụng dữ liệu theo quy định tại Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 6/12/2021 của Chính phủ.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời chấn chỉnh những hạn chế, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Chuyển đổi số, Tổ trưởng Tổ triển khai Đề án 06 của tỉnh giao Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng Công an các cấp tiếp tục tuyên truyền các quy định của Luật Căn cước, định danh và xác thực điện tử, tạo sự đồng thuận của người dân trong quá trình thực hiện. Tiếp tục duy trì công tác cấp thẻ căn cước của người dân, nhất là đối với các đối tượng công dân dưới 14 tuổi. Thực hiện việc cấp tài khoản định danh điện tử (VNeID) cho 100% người dân đủ điều kiện, đảm bảo người dân có thể sử dụng được các tiện ích từ thẻ căn cước, tài khoản VNeID và phục vụ việc chuyển đổi sang sử dụng VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Long tiếp tục phối hợp với các đơn vị có liên quan khẩn trương hoàn thành Đề án chuyển đổi số của tỉnh và Kho dữ liệu dùng chung của tỉnh, đảm bảo vận hành an toàn, thông suốt, phục vụ tốt cho hoạt động của UBND tỉnh và công tác triển khai Đề án 06, chuyển đổi số của tỉnh. Hướng đến phát triển Vĩnh Long trở thành một trong những hình mẫu về chuyển đổi số trong cả nước.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • "Chuyến xe nông dân" đồng hành cùng bà con chuyển đổi số nông nghiệp
    Đề án chuyển đổi số nông nghiệp 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã chính thức được mobiAgri hiện thực hóa bằng hành trình xanh mang tên “Chuyến xe nông dân - Cân triệu ha lúa”.
  • ‏Coolmate huy động thành công 6 triệu USD tại vòng gọi vốn Series B
    Ngày 30/10, Coolmate đã hoàn tất vòng gọi vốn Series B do Quỹ đầu tư Vertex Ventures SEA & India dẫn dắt. Khoản đầu tư này sẽ thúc đẩy việc mở rộng ra thị trường quốc tế và tăng cường sự hiện diện bán lẻ đa kênh tại Đông Nam Á trong 2 năm tới.
  • Bộ TT&TT phổ biến công cụ RIA cho cán bộ xây dựng văn bản pháp luật
    RIA là công cụ hỗ trợ để “lượng hóa” được những tác động đối với các đối tượng bị điều chỉnh, từ đó hạn chế những quy định kém hiệu quả, giảm tác động xấu đến kinh tế xã hội nói chung cũng như quyền lợi của doanh nghiệp và người dân.
  • Cao Bằng: Chuyển đổi số “mở lối thoát nghèo” cho người dân
    Trong nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững được các cấp uỷ Đảng, chính quyền tỉnh Cao Bằng đưa ra, thì chuyển đổi số được đánh giá là công cụ hữu hiệu, có sức tác động mạnh mẽ tới nhận thức của người dân.
  • Đẩy mạnh sử dụng chữ ký số để xây dựng xã hội số
    Thực tế cho thấy số lượng cá nhân có chữ ký số so với quy mô dân số của Việt Nam còn khá khiêm tốn dù tỷ lệ này đã có nhiều chuyển biến tích cực trong vài năm gần đây. Vì thế, thực hiện các giải pháp đẩy mạnh sử dụng chữ ký số đang trở nên cấp bách để xây dựng xã hội số.
  • Tập trung xây dựng, phát triển nguồn tài nguyên dữ liệu số
    Tại Hội thảo quốc gia về Chính phủ số với chủ đề “Đà Nẵng - thành phố xanh và bền vững: Cơ hội đầu tư và phát triển thương mại trong thời đại mới” mới đây, các nhà quản lý, đại diện doanh nghiệp đã có những chia sẻ về giải pháp chuyển đổi số, phát triển tài nguyên dữ liệu số, hình thành hệ sinh thái dịch vụ công trực tuyến.
  • Phát triển nội dung số vừa mang tính giáo dục, vừa giải trí để thu hút trẻ là “thách thức lớn”
    Nội dung số lành mạnh là một trong những biện pháp giúp trẻ em nâng cao nhận thức, tránh xa mặt tiêu cực của Internet. Tuy nhiên, để có những sản phẩm nội dung số vừa mang tính giáo dục, vừa giải trí và thu hút trẻ là "một thách thức lớn".
  • Bốn nguy cơ an toàn bảo mật của ngành ngân hàng
    Ngành ngân hàng đang chuyển mình mạnh mẽ với việc áp dụng công nghệ mới như AI, blockchain và phát triển dịch vụ tài chính số hóa, giúp cải thiện hiệu quả và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Tuy nhiên, bên cạnh các cơ hội, ngành tài chính ngân hàng cũng đối mặt với thách thức lớn về bảo mật thông tin.
  • Chú trọng đầu tư phát triển Gen AI “made in Việt Nam”
    Sự xuất hiện và bùng nổ của AI tạo sinh (Gen AI) trong 2 năm gần đây đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế - xã hội toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam không đứng ngoài cuộc chơi khi cho thấy nỗ lực ứng dụng công nghệ này một cách toàn diện từ cấp chính phủ cho tới doanh nghiệp, nhằm rút ngắn khoảng cách với thế giới.
  • Kinh nghiệm triển khai kho dữ liệu mở của chính phủ Hàn Quốc
    Kho dữ liệu mở của chính phủ Hàn Quốc tạo điều kiện cho mọi người dân và doanh nghiệp có thể truy cập dữ liệu, ứng dụng đào tạo AI, thúc đẩy các ý tưởng đổi mới sáng tạo về ứng dụng AI trong khu vực tư nhân.
Vĩnh Long quyết tâm trở thành hình mẫu về chuyển đổi số trong cả nước.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO