VNPT giúp Thanh Hóa tăng cường các tiện ích, ứng dụng di động thông minh để thúc đẩy CĐS

PV| 15/11/2021 19:31
Theo dõi ICTVietnam trên

Hạ tầng mạng viễn thông, công nghệ thông tin (VT-CNTT) tại Thanh Hóa thời gian qua luôn được chú trọng đầu tư phát triển đồng bộ, hiện đại, an toàn… Điều này đã góp phần tích cực thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình chuyển đổi số (CĐS), xây dựng chính quyền điện tử (CQĐT) của địa phương.

Trong hướng đi đúng đắn này, Tập đoàn VNPT luôn tích cực đồng hành, hợp tác, hỗ trợ tỉnh và dấu ấn 05 năm qua (giai đoạn 2015-2020) đã tạo ra cho địa phương nhiều kết quả như: Vận hành hiệu quả Hệ thống phần mềm chuyên dụng, dịch vụ thành phố thông minh (TPTM), cải cách hành chính (CCHC) phát triển mạnh mẽ… Tất cả vì mục tiêu phát triển, đẩy nhanh quá trình CĐS trong các cơ quan nhà nước của địa phương.

Các giải pháp phần mềm đã hỗ trợ, tạo giá trị cho nhiều lĩnh vực

Cụ thể, trong quá trình hợp tác VNPT đã cung cấp các ứng dụng phần mềm chuyên dụng như: Giải pháp phòng họp không giấy tờ VNPT-Ecabinet cho HĐND tỉnh và các sở, ban, ngành (đơn vị); phần mềm phản ánh và tương tác trực tuyến giữa người dân và chính quyền thông qua ứng dụng di động thông minh cho thành phố Thanh Hóa.

Đặc biệt, phần mềm chấm điểm và đánh giá chỉ số CCHC, chấm điểm mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị trong toàn tỉnh. Phần mềm dự kiến mở rộng tới cấp xã trong năm 2021 sẽ tạo sự bứt phá về đánh giá kết quả, thúc đẩy CCHC.

Cùng với đó, là hệ thống các phần mềm: Kết nối cung cầu thực phẩm, nông sản sạch Thanh Hóa; phục vụ thi trực tuyến; quản lý hồ sơ công chức viên chức nhằm tin học hóa công tác quản lý hồ sơ của công chức viên chức tại các đơn vị.

VNPT giúp Thanh Hóa tăng cường các tiện ích, ứng dụng di động thông minh để phát triển CĐS - Ảnh 1.

VNPT tích cực cung cấp các ứng dụng phần mềm chuyên dụng cho Thanh Hóa để thúc đẩy CCHC hướng đến số hóa.

Trong lĩnh vực giáo dục, đến nay, giải pháp mạng giáo dục Việt Nam vnEdu đã triển khai tại 1.299 trường học, đạt tỷ lệ trên 60% số trường học trong tỉnh, quản lý trên 40.000 hồ sơ giáo viên, 550.000 hồ sơ học sinh, kết nối "Gia đình - Nhà trường - Xã hội" đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, tương tác cao, nâng cao chất lượng giáo dục trên toàn địa bàn.

Với mảng y tế, VNPT đã triển khai đến 559/559 trạm y tế trên địa bản tỉnh Thanh Hóa phần mềm duy nhất tích hợp giữa phần mềm khám chữa bệnh và phần mềm quản lý công tác y tế dự phòng. Đồng thời, đây là phần mềm ưu việt đáp ứng công tác số hóa sổ sách về y tế dự phòng, cho phép tạo lập hồ sơ sức khỏe người dân theo quy định của Bộ Y tế.

Hoàn thiện hạ tầng số để xây dựng chính quyền điện tử

Bên cạnh những kết quả tích cực trên được tạo ra, VNPT còn giúp Thanh Hóa quang hóa 100% hạ tầng đường truyền đến các Cơ quan Đảng, chính quyền, tổ chức, doanh nghiệp (DN), trường học, cơ sở y tế các cấp... Tất cả được đảm bảo kết nối liên thông trên trục liên thông văn bản quốc gia, Cổng dịch vụ công tỉnh Thanh Hóa, Cổng dịch vụ công quốc gia.

Ấn tượng hơn, VNPT đã triển khai và đưa vào vận hành, sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng cho các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng trên địa bàn tỉnh, gồm 80 kênh truyền cho các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện; 635 kênh truyền cho các đảng ủy xã, phường, thị trấn, đảm bảo tốc độ, chất lượng đường truyền giúp tăng cường an ninh thông tin, phục vụ tốt hơn cho việc triển khai các ứng dụng CNTT theo mô hình tập trung cho toàn Tỉnh.

VNPT giúp Thanh Hóa tăng cường các tiện ích, ứng dụng di động thông minh để phát triển CĐS - Ảnh 2.

Bản đồ COVID-19 tỉnh Thanh Hoá

Để phát huy, tạo ra nhiều kết quả, thành tựu hơn nữa, VNPT còn chủ động giúp địa phương triển khai nhiều chương trình: Phát triển nguồn nhân lực VT-CNTT (các chương trình hội thảo, đào tạo, phổ biến kiến thức về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và an toàn bảo mật thông tin đến các DN...)

Điển hình cho các chương trình trên, gần đây VNPT đã cử các chuyên gia, đội ngũ kỹ sư đến đào tạo, chuyển giao công nghệ cho cán bộ quản lý và cán bộ khai thác sử dụng các phần mềm ứng dụng của các đơn vị.

Theo  VNPT, "Kết quả được tạo ra, đảm bảo 9.700 cán bộ các xã có thể khai thác, sử dụng trang thông tin điện tử của địa phương; các trạm y tế xã, phường sử dụng phần mềm VNPT-HIS; 500 đơn vị ứng dụng phần mềm kết nối cung cầu nông sản, thực phẩm an toàn...".

Ứng dụng di động sẽ là công cụ số để người dân trải nghiệm

Theo đó, trong giai đoạn 2021 - 2025, VNPT và UBND tỉnh Thanh Hóa sẽ tăng cường xây dựng các ứng dụng di động để giúp người dân tham gia trải nghiệm, thụ hưởng các lợi ích, giá trị từ việc CĐS mang lại một cách thuận lợi, hiệu quả.

VNPT giúp Thanh Hóa tăng cường các tiện ích, ứng dụng di động thông minh để phát triển CĐS - Ảnh 3.

Việc xây dựng các ứng dụng di động sẽ giúp người dân tham gia trải nghiệm, thụ hưởng các lợi ích, giá trị từ việc CĐS mang lại một cách thuận lợi, hiệu quả.

Theo đó trong giai đoạn này, VNPT tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo phủ sóng thông tin di động, Internet tốc độ cao cáp quang đến 100% các thôn, bản trên địa bàn tỉnh; có chính sách hỗ trợ người dân nâng cao khả năng tiếp cận Internet đặc biệt là tại các khu vực khó khăn.

Nhấn mạnh tại sự kiện ký kết hợp tác quan trọng giữa UBND tỉnh Thanh Hoá và VNPT mới  đây, đại diện VNPT cho rằng, việc giúp Thanh Hóa sớm xây dựng thành công chính quyền số là góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân, DN và năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước các cấp.

Nội dung thỏa thuận hợp tác giai mới tập trung các giải pháp phát triển kinh tế số; giải pháp thúc đẩy CĐS cho DN; phát triển thương mại điện tử; xây dựng trung tâm điều hành thông minh IOC...

"Trong thời gian tới, Tập đoàn cam kết tăng cường các biện pháp hỗ trợ cụ thể để nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh, tiếp cận các tiện ích của điện thoại thông minh và triển khai ứng dụng cho người dân trong tỉnh để cập nhật nắm bắt, thông tin từ chính quyền, đồng thời trao đổi, phản ánh các kiến nghị tới các cấp chính quyền", đại diện VNPT nhấn mạnh.

Trong phòng chống dịch COVID-19 và trong chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp, Sở TT&TT đã tích cực, chủ động phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai các giải pháp công nghệ trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19; triển khai sâu rộng việc sử dụng các ứng dụng PC-COVID, Smart Thanh Hóa, nền tảng tiêm chủng, nền tảng QR và khai báo y tế điện tử, chuyên trang của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, thiết lập kênh Zalo của Ban Chỉ đạo tỉnh, Bản đồ số kiểm soát dịch bệnh tỉnh; phần mềm phòng, chống, đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 trong doanh nghiệp... 

Sở TT&TT đã phối hợp, hướng dẫn các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các đơn vị tăng cường điều hành, xử lý công việc trên môi trường điện tử; hiện nay, 100% các cơ quan hành chính Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện và trên 99% UBND cấp xã đã thực hiện trao đổi, tạo lập, xử lý, ký số văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường điện tử; tỷ lệ ký số cá nhân đạt trên 98,5%, tỷ lệ ký số cơ quan đạt trên 99%; tỷ lệ văn bản được gửi hoàn toàn dưới dạng điện tử đạt 99,8%. Toàn tỉnh hiện có 356 điểm cầu hội nghị truyền hình trực tuyến, gồm 40 điểm cầu tại các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện và 316 điểm cầu UBND cấp xã thuộc 14 huyện; hệ thống truyền hình trực tuyến đã phát huy hiệu quả tích cực, đảm bảo hoạt động liên tục vận hành tổ chức các hội nghị; hiện nay đã tích hợp với các nền tảng ứng dụng kết nối phục vụ cuộc họp của Thủ tướng Chính phủ với các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19 đến 27 UBND cấp huyện và 559 UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Vượt qua hơn 1.000 doanh nghiệp, Bưu điện Việt Nam đạt giải Thương hiệu Quốc gia 2024
    Đây là lần thứ 2 liên tiếp Bưu điện Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng danh giá này bởi những thành tựu lớn trong lĩnh vực logistics, bưu chính chuyển phát tại Việt Nam và Quốc tế.
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
  • Tuyên Quang: Kiên trì phương châm “mưa dầm thấm lâu” để nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào vùng DTTS&MN
    Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, góp phần giúp các kiến thức pháp luật về mọi mặt của đời sống ngày một đến gần hơn với người dân (đặc biệt là vùng đồng bào DTTS&MN).
  • Malaysia gây “sốc” khi trao giấy phép mạng 5G thứ hai
    Câu chuyện 5G của Malaysia đã có một bước ngoặt bất ngờ khi cơ quan quản lý nước này trao giấy phép triển khai mạng 5G thứ hai cho nhà mạng nhỏ nhất của đất nước là U Mobile.
Đừng bỏ lỡ
VNPT giúp Thanh Hóa tăng cường các tiện ích, ứng dụng di động thông minh để thúc đẩy CĐS
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO