Theo đó, dưới sự bảo trợ của Liên minh các thành phố thông minh toàn cầu G20 của WEF, hai mạng lưới này được thiết lập tại thành phố Medellin của Colombia và Mumbai của Ấn Độ, sẽ kết nối các thành phố tiên phong hàng đầu từ Liên minh toàn cầu với các thành phố nhỏ hơn trong khu vực.
(Ảnh minh họa)
Công nghệ TPTM cải thiện tính bền vững, khả năng phục hồi và chất lượng cuộc sống, tuy nhiên, hiện vẫn có khoảng 50% dân số đô thị trên thế giới sống ở các thành phố nhỏ hoặc trung bình. Với các cuộc tấn công mạng vào các thành phố tự trị đang gia tăng và công nghệ kỹ thuật số trở thành trọng tâm của khả năng cạnh tranh kinh tế, WEF cho rằng các thành phố nhỏ hơn này cần đầu tư vào các công nghệ mới để đảm bảo thực hiện quản trị một cách hiệu quả.
Trung tâm cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư ở Colombia và Ấn Độ sẽ là những đơn vị tổ chức các mạng lưới này, đồng thời các đối tác của WEF và Mạng lưới trung tâm CMCM lần thứ tư (C4IR) toàn cầu cũng sẽ hỗ trợ thực hiện.
Ông José Manuel Restrepo, Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Du lịch Colombia cho biết: "Châu Mỹ Latinh là nơi có một số sáng kiến thú vị nhất về TPTM ngày nay, nhưng thành công chưa được mở rộng".
"Colombia vinh dự đảm nhận nhiệm vụ điều phối các hoạt động của Liên minh các TPTM toàn cầu G20 ở Mỹ Latinh để các thành phố trong khu vực có thể hưởng lợi từ việc trao đổi tri thức toàn cầu cũng như trong khu vực với nhau", Bộ trưởng José Manuel Restrepo nhấn mạnh.
Theo Purushottam Kaushik, Giám đốc Trung tâm CMCN lần thứ tư ở Ấn Độ: "Ấn Độ đã có một trong những chương trình TPTM đầy tham vọng nhất thế giới, được thúc đẩy bởi sứ mệnh các TPTM (Smart Cities Mission) của Chính phủ Ấn Độ. Giờ đây, với đầu vào từ Liên minh các thành phố thông minh toàn cầu G20, các thành phố của Ấn Độ sẽ được tiếp cận với chuyên môn hàng đầu thế giới trong việc hoạch định chính sách TPTM".
"Sứ mệnh TPTM của Ấn Độ luôn nỗ lực để đi đầu trong đổi mới chính sách về dữ liệu và công nghệ cho khu vực đô thị. Với sự ra mắt của sứ mệnh đô thị số quốc gia, chúng tôi hy vọng sẽ mở ra một tầm cao mới", ông Kunal Kumar, Tổng thư ký Bộ Nhà ở và Đô thị Ấn Độ chia sẻ.
Mô hình này được khởi động tại khu vực Mỹ Latinh và Nam Á sau khi nó đã được thực hiện thành công tại một số thành phố của Nhật Bản do Trung tâm CMCN lần thứ tư của Nhật Bản chủ trì thực hiện.
Theo đó, sau khi được triển khai, các thành phố ở Mỹ Latinh và Ấn Độ sẽ được mời họp thường xuyên để phân tích các chính sách về TPTM và sẽ nhận được hỗ trợ kỹ thuật từ mạng lưới các chuyên gia toàn cầu của WEF.
Các thành viên sáng lập của Liên minh khu vực châu Mỹ Latinh bao gồm: Bogotá, Colombia; Brasília, Brazil; Buenos Aires, Argentina; Córdoba, Argentina; Medellín, Colombia và TP. Mexico, Mexico.
Các thành viên sáng lập của Liên minh Quốc gia cho Ấn Độ là Bengaluru, Bhopal, Faridabad, Hyderabad, Indore, Kohima, Mangalore, Raipur, Shillong và Thane.
Giám đốc Trung tâm CMCN lần thứ tư Nhật Bản Chizuru Suga cho biết: Khi chúng tôi ra mắt Liên minh các TPTM toàn cầu G20 trong nhiệm kỳ Thủ tướng của Nhật Bản, chúng tôi thấy rằng các chính quyền thành phố đã yêu cầu các phương pháp thực tiễn hay nhất toàn cầu có thể giúp họ cạnh tranh trong một nền kinh tế toàn cầu dựa trên công nghệ. Tuy nhiên, chúng tôi cũng biết rằng các thành phố nhỏ hơn sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện những phương pháp này nếu không có sự hỗ trợ của địa phương.
"Đó là lý do tại sao chúng tôi ra mắt liên minh toàn cầu song song với sáng kiến quốc gia nhằm hợp nhất các thành phố trên khắp Nhật Bản để thích ứng và chia sẻ những phương pháp hay nhất trên toàn cầu", ông Chizuru Suga cho biết thêm.
Theo ông Riku Miyamoto, Thị trưởng thành phố Kaga, hơn một năm qua thành phố Kaga đã chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức với 12 thành phố khác để đảm bảo rằng họ có các chính sách cần thiết nhằm triển khai công nghệ một cách "nhanh chóng và an toàn".
"Chúng tôi có thể học hỏi từ các phương pháp hay nhất toàn cầu nhưng vẫn có quan điểm riêng của địa phương về các vấn đề quan trọng đối với cư dân của chúng tôi", Thị trưởng Riku Miyamoto khẳng định.