Xét nghiệm nhanh, trả kết quả sớm sẽ quyết định thắng lợi chiến dịch phòng, chống Covid-19

Đỗ Minh| 25/08/2021 10:32
Theo dõi ICTVietnam trên

Việc triển khai nhanh, thần tốc, sớm ra đời các nền tảng, sản phẩm, giải pháp công nghệ số phục vụ công tác phòng, chống Covid-19 trở thành nhiệm vụ ưu tiên, quan trọng hàng đầu góp phần tạo thành quả trong công tác khống chế, kiểm soát dịch bệnh.

Vì điều này, trách nhiệm, nhiệm vụ lớn lao đã đặt lên vai Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia và Trung tâm đã không ngừng nỗ lực hỗ trợ, đưa vào vận hành nhiều công cụ, giải pháp công nghệ số. Một trong những sản phẩm điển hình mới là nền tảng "Hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến".

Nền tảng đã được Trung tâm chủ trì, nhanh chóng triển khai tại nhiều địa phương thời gian qua - Đây được coi là chủ trương thể hiện tinh thần "chống dịch như chống giặc. Và như thêm sự khẳng định về tầm quan trọng của công cụ nền tảng này, tối 24/8, Trung tâm công nghệ phòng, chống Covid-19 quốc gia tổ chức Lễ ra mắt nền tảng theo hình thức hội thảo công nghệ trực tuyến (Webinar).

Giảm 50% thời gian chờ đợi, trả kết quả xét nghiệm

Tại hội thảo, ông Nguyễn Tử Quảng, Kiến trúc sư trưởng Hệ thống Công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia giới thiệu những nét cơ bản về nền tảng. Theo ông Quảng giờ đây việc xét nghiệm đóng vai trò quan trọng mang tính quyết định trong một chiến dịch phòng, chống, dập dịch bệnh Covid-19.

Hiện nay các tỉnh, thành trên toàn quốc đang đẩy mạnh công tác xét nghiệm để truy tìm các đối tượng là F0, tuy nhiên, cũng chỉ là cách làm thủ công, truyền thống nên chưa phát huy những ưu điểm về: độ chính xác, tốc độ thời gian, tinh hiệu quả… Do đó, việc áp dụng các nền tảng công nghệ lấy mẫu, trả kết quả online mới thực sự có giá ý nghĩa quan trọng, hàng đầu, cấp thiết.

Theo cách xét nghiệm truyền thống, người dân khi đợi để lấy mẫu xét nghiệm thường phải đợi lấy giấy và điền mọi thông thông tin và phải nộp lại bản giấy… điều này chính là một hạn chế bởi dễ gây nhầm lẫn, sai sót, chậm trễ, có khi tăng nguy cơ lây nhiễm cho các cán bộ trực tiếp lấy máu.

Với những hạn chế này, ông Quảng cho rằng, khi xét nghiệm xong mà có kết quả chậm, điều này giống như chúng ta "đánh giặc" nhưng không thắng, bởi trận đánh chọn sai thời điểm, thiếu chiến thuật, chiến lược tổng quan.

Do đó, ông Quảng nhấn mạnh, nền tảng "Hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến" đã giải quyết những hạn chế trong phương pháp xét nghiệm truyền thống. Đặc biệt khi sử dụng nền tảng mới này, người dân tham gia lấy mẫu sẽ được đảm bảo: Có mã QR định danh chính xác; có thể lấy mẫu xét nghiệm theo hình thức gộp; được trả kết quả sớm ngay trên ứng dụng Bluezone.

Theo ông Quảng, đáp ứng cho công tác phòng, chống dịch hiệu quả, điều quan trọng nữa cần thực hiện là phải giảm thời gian trả kết quả (nền tảng này đã giảm 50% thời gian), đồng thời, hình thành được nguồn dữ liệu tập trung đồng bộ, hình thành nên mạng lưới triển khai công nghệ phòng, chống dịch xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương.

"Khi có nguồn dữ liệu tập trung đồng bộ, điều này còn giúp các đơn vị, ban chỉ đạo phòng chống dịch biết được thực trạng địa điểm các vùng dịch đang lây nhiễm và biết trước các xu hướng lây lan từ đó giúp chúng ta hoạch định, đưa ra các chiến lược kịp thời nên xét nghiệm tất cả hay khoanh vùng, trọng tâm, trọng điểm… ", ông Quảng khẳng định.

Xét nghiệm nhanh, trả kết quả sớm sẽ quyết định thắng lợi chiến dịch phòng, chống Covid-19 - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Tử Quảng: khi xét nghiệm xong mà có kết quả chậm, điều này giống như chúng ta "đánh giặc" nhưng không thắng, bởi trận đánh chọn sai thời điểm, thiếu chiến thuật, chiến lược tổng quan.

Cũng theo ông Quảng, điểm tích cực mà nền tảng này tạo ra chính là có sự hội tụ của các hệ thống như: Hệ thống truy vết F0, hệ thống tiếp xúc gần… như tự động tìm, truy vết các đối tượng các F1, F2, những người tiếp xúc có nguy cơ nhiễm bệnh… đưa ra thông báo giúp cơ quan chức năng quản lý, giám sát, cách ly chặt chẽ.

Ông Quảng cũng khẳng định thêm, trong thời gian tới, Trung tâm sẽ nỗ lực phát triển hơn nữa các ưu điểm của nền tảng, đồng thời cam kết hỗ trợ các địa phương, tổ công nghệ Covid-19, Sở TT&TT và cùng đất nước chung tay phòng, chống, đẩy lùi hiệu quả dịch bệnh.

Cần tăng thêm tài khoản cho các bệnh viện, phòng khám tư nhân

Theo báo cáo sơ bộ, đến nay qua nền tảng này nhiều địa phương đã thực hiện lấy mẫu xét nghiệm cho gần 800.000 người; trả kết quả xét nghiệm trên ứng dụng Bluezone cho gần 700.000 người; nhiều địa phương đã tổ chức các lớp tập huấn để sử dụng, triển khai hiệu quả nền tảng này.

Là một địa phương là điểm nóng dịch bệnh trong dịch vừa qua, Bắc Giang đã thận trọng, cân nhắc khi chọn các giải pháp nền tảng mới. Trong sự lựa chọn này, tỉnh đã sử dụng nền tảng "Hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến".

Chia sẻ về những kinh nghiệm, hiệu quả khi sử dụng nền tảng, đại diện Sở TT&TT Bắc Giang cho biết, tỉnh đã yêu cầu toàn bộ người xét nghiệm (các công nhân tại các khu công nghiệp) phải cài đặt, sử dụng nền tảng Bluezone (trường hợp công nhân nào không có smatphone hoặc không cài đặt được sẽ phải tiến hành khai báo gộp).

Cũng theo đại diện Sở TT&TT Bắc Giang, vì trước đó tỉnh có sự kế thừa, hỗ trợ của CDC Hoa Kỳ nên khi triển khai sử dụng nền tảng này, các hệ thống phần mềm có sự tương thích giữa đầu ra lấy mẫu và đầu vào xét nghiệm. "Do đó, toàn bộ tỉnh hiện nay kết quả việc lấy mẫu sẽ nhập ngay được lên hệ thống - chính điều này tạo sự thuận tiện, bảo vệ cho mọi người dân", đại diện Bắc Giang nhấn mạnh.

Xét nghiệm nhanh, trả kết quả sớm sẽ quyết định thắng lợi chiến dịch phòng, chống Covid-19 - Ảnh 2.

Với quy trình khép kín, nền tảng có giá ý nghĩa quan trọng góp phần đẩy lùi dịch bệnh Covid-19

Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả khi sử dụng nền tảng, đại diện Sở TT&TT Bắc Giang nêu các đề xuất với Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia là đẩy mạnh, tăng cường việc tạo mới, cấp thêm tài khoản cho các bệnh viện tỉnh, phòng khám tư nhân; mở rộng thêm các trường thông tin đăng ký; đẩy mạnh việc liên thông các thông tin đối với các phần mềm xét nghiệm…

Cũng là đơn vị có những kết quả điển hình khi sử dụng nền tảng như Bắc Giang, Tây Ninh khi sử dụng nền tảng này đã sáng tạo hơn khi cho phép cán bộ hỗ trợ cài đặt ứng dụng xét nghiệm trên nền tảng hệ điều hành Android và iOS, hỗ trợ quét mã hóa mã QR trên Bluezone...

Trong trường hợp đối với các trường hợp người dùng không có smartphone là những người già, người ở vùng sâu vùng xa không có mạng Internet… khi tiến hành xét nghiệm sẽ được các tình nguyện viên, nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm hỗ trợ điền các thông tin trên thiết bị chính tình nguyện viên, nhân viên y tế; tải các biểu mẫu nhập thông tin qua Excel… mục đích nhằm lưu lại các dữ liệu và đến vùng có Internet sẽ tiến hành kết nối với hệ thống liên thông.

Cũng theo đại diện Sở TT&TT Tây Ninh, đơn vị đã huy động thêm lực lượng nhân lực từ VNPT của tỉnh để hỗ trợ các điểm lấy mẫu xét nghiệm. Đặc biệt, sử dụng phương án ưu tiên, luân chuyển những người có kinh nghiệm trước hướng dẫn cho các cán bộ đi sau để nhân rộng hiệu quả mô hình.

"Trên nền tảng này, tỉnh đã có những số liệu cụ thể và thống kê được các vùng có dịch qua hình thức trực tuyến, giám sát chặt chẽ các đối tượng, trường hợp bị cách ly, nghi nhiễm", đại diện Sở TT&TT Tây Ninh nhấn mạnh.

Bài liên quan
  • Khát vọng về Đại học số 1 về công nghệ số
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã chỉ đạo và định hướng quan trọng về hướng phát triển của Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) trong thời gian tới tại buổi thăm và làm việc với Học viện ngày 19/3.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Việt Nam: một trong số ít quốc gia có năng lực sản xuất tấm tấm bán dẫn
    Mới đây, hơn 100 công ty từ Úc và Việt Nam đã hội tụ tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh tế Xanh tại TP. Hồ Chí Minh để thảo luận về năng lượng xanh, công nghệ, giáo dục và tài chính.
  • 5 cách để nâng cao bảo mật khi sử dụng trình duyệt Chrome
    Trình duyệt Chrome đang được rất nhiều người tin dùng bởi độ ổn định và khả năng bảo mật. Tuy nhiên, sự phổ biến này cũng khiến nó trở thành mục tiêu của tin tặc.
  • Mỹ phạt nhà mạng vì chia sẻ vị trí của người dùng
    Chính phủ Mỹ đã đưa ra mức phạt hàng triệu USD đối với các nhà mạng AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon sau một cuộc điều tra cho thấy các nhà mạng lớn của nước này đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của thuê bao mà không có sự đồng ý của họ.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
Đừng bỏ lỡ
Xét nghiệm nhanh, trả kết quả sớm sẽ quyết định thắng lợi chiến dịch phòng, chống Covid-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO