Xu hướng công nghệ số nào đang được doanh nghiệp quan tâm?

Quỳnh Như| 22/04/2022 15:49
Theo dõi ICTVietnam trên

Hiện nay, các doanh nghiệp (DN) hoạt động trên thị trường đã đầu tư nhiều hơn cho công cuộc chuyển đổi số. Vậy nhóm xu hướng công nghệ chiến lược nào được DN đầu tư áp dụng? là vấn đề được quan tâm.

Nhóm xu hướng công nghệ chiến lược hàng đầu các DN đang áp dụng: Công nghệ thúc đẩy tăng trưởng để tạo trải nghiệm cho khách hàng một cách hoàn hảo; Công nghệ thúc đẩy tự động hóa, giúp DN đưa ra được các quyết định điều hành hoặc kinh doanh thông minh, đồng thời giúp DN tối ưu hóa hoạt động và tạo được sự khác biệt; Công nghệ nền tảng dữ liệu kết nối, nền tảng ứng dụng và hạ tầng đám mây linh hoạt, dễ mở rộng và bảo mật.

Thứ nhất, nhóm công nghệ thúc đẩy tăng trưởng để tạo trải nghiệm cho khách hàng một cách hoàn hảo. Nhóm công nghệ này bao gồm: Generative AI là công nghệ được sử dụng để mô tả tất cả các trí thông minh nhân tạo sử dụng để tạo ra các tiện ích về hình ảnh, video, âm thanh, văn bản… cho người dùng sử dụng trong các lĩnh vực hoạt động của mình;

Autonomic Systems là công nghệ hệ thống tự động đã được giới thiệu để điều chỉnh các tổ chức như các nhà cung cấp dịch vụ Internet, các tổ chức giáo dục và các cơ quan chính phủ,những hệ thống này được tạo thành từ nhiều mạng khác nhau nhưng đều hoạt động dưới một máy chủ duy nhất cho việc quản lý dễ dàng, các DN lớn thường có cơ sở hạ tầng mạng lưới rộng lớn với nhiều mảng nhỏ, phân tán về mặt địa lý nhưng kết nối này cho phép DN sử dụng một môi trường hoạt động đồng nhất ở các chi nhánh;

Total experience công nghệ là tổng hợp những trải nghiệm của người dung, điều này mang đến cho các nhân viên trong DN có thể nắm bắt được những kinh nghiệm làm việc của các nhân viên phòng ban khác, chi nhánh khác, đồng thời mang đến những trải nghiệm sản phẩm của các khách hàng đã sử dụng sản phẩm đối với các khách hàng mới;

Distributed Enterprise là công nghệ cho phép hệ thống DN lớn (enterprise) có khả năng xử lý tác nghiệp độc lập (kinh doanh, hoạt động, bảo trì...) trên nhiều hệ thống vật lý khác nhau một cách rất linh hoạt mà không ảnh hưởng đến các phòng ban hay chi nhánh còn lại.

Thứ hai, công nghệ thúc đẩy tự động hóa, giúp DN đưa ra được các quyết định điều hành hoặc kinh doanh thông minh, đồng thời giúp DN tối ưu hóa hoạt động và tạo được sự khác biệt, nhóm công nghệ này bao gồm: AI Engineering là các công nghệ do các kỹ sư lập trình, làm việc với dữ liệu, tìm kiếm công cụ và đánh giá để cho ra mô hình tối ưu nhất cho DN hoạt động; Hyperautomation là công nghệ cho phép tự động hóa các quy trình vận hành trong DN.

Hyperautomation có thể giải quyết các vấn đề gây tắc nghẽn vận hành của một số quy trình kinh doanh bằng cách kết hợp trí tuệ nhân tạo với tự động hóa quy trình bằng robot, công nghệ tiên tiến này có thể giải quyết những công việc thủ công lặp đi lặp lại nhằm giải phóng sức lao động và nâng cao năng suất;

Decision Intelligence là công nghệ tiến hành phân tích thông qua thói quen làm việc, hành động, chi tiêu của nhân viên, doanh nghiệp hay khách hàng từ đó đặt ra một đường cơ sở, rồi tiến hành so sánh và chấm điểm các hành động mới để đưa ra các phân tích hướng dẫn cho nhân viên, DN tối ưu được hiệu quả hoạt động của mình;

Composable Applications là công nghệ được xây dựng từ các thành phần chức năng được module hóa, Composable Applications giúp việc sử dụng và tái sử dụng mã code dễ dàng hơn, đẩy nhanh thời gian tiếp thị các giải pháp phần mềm mới và nâng cao giá trị DN.

Thứ ba, DN áp dụng công nghệ nền tảng dữ liệu kết nối, nền tảng ứng dụng và hạ tầng đám mây linh hoạt, dễ mở rộng và bảo mật, nhóm công nghệ này bao gồm: Cloud-Native Flatforms là công nghệ cho phép DN xây dựng các kiến trúc ứng dụng mới có khả năng phục hồi, đàn hồi và nhanh chóng – giúp doanh nghiệp phản ứng với sự thay đổi kỹ thuật số nhanh chóng, Cloud-Native Platforms cải tiến theo cách tiếp cận lift-and-shift (là kỹ thuật đặc biệt trong việc di chuyển ứng dụng, phần mềm hoặc hệ thống từ từ môi trường này sang môi trường khác mà không làm thay đổi đáng kể thiết kế cơ bản của ứng dụng, phần mềm hoặc hệ thống đó) truyền thống đối với đám mây. Phương pháp này không tận dụng được các lợi ích của đám mây và làm tăng thêm độ phức tạp cho việc bảo trì; Privacy-Enhancing Computation là công nghệ đảm bảo việc xử lý dữ liệu cá nhân trong môi trường không đáng tin cậy.

Đảm bảo quyền riêng tư đang trở nên quan trọng do luật bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư ngày càng phát triển cũng như người dùng ngày càng quan tâm đến vấn đề này, Privacy – Enhancing Computation sử dụng nhiều kỹ thuật bảo vệ quyền riêng tư để cho phép trích xuất giá trị từ dữ liệu trong khi vẫn đáp ứng các yêu cầu tuân thủ.

Cybersecurity Mesh là một kiến trúc linh hoạt, có thể kết hợp và tích hợp các dịch vụ bảo mật khác nhau hoặc phân tán rộng rãi, Cybersecurity Mesh cho phép các giải pháp bảo mật độc lập hoạt động cùng nhau để cải thiện bảo mật tổng thể trong khi di chuyển các điểm kiểm soát đến gần các dữ liệu mà chúng được thiết kế để bảo vệ, Cybersecurity Mesh có thể xác minh danh tính, ngữ cảnh và tuân thủ chính sách nhanh chóng và đáng tin cậy trên các môi trường đám mây hoặc mạng nội bộ.

Data Fabric cung cấp sự tích hợp linh hoạt giữa các nguồn dữ liệu trên các nền tảng và người dùng doanh nghiệp, làm cho dữ liệu có sẵn ở mọi nơi cần thiết cho dù dữ liệu đó ở đâu, Data Fabric có thể phân tích để tìm hiểu và đề xuất nơi lưu trữ dữ liệu, điều này giúp giảm bớt công việc quản lý dữ liệu lên tới 70%./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Xu hướng công nghệ số nào đang được doanh nghiệp quan tâm?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO