Truyền thông

Xu hướng sử dụng nguồn mở ở Việt Nam

Đoàn Dũng 25/08/2024 11:49

Ngày 24/8/2024 tại Hà Nội, được sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông, Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) phối hợp với cộng đồng Vietnam Open Infrastructure (VietOpenInfra), Câu lạc bộ Điện toán đám mây và Trung tâm dữ liệu Việt Nam (VNCDC) tổ chức sự kiện OpenInfra Days 2024.

Diễn đàn kết nối hiệu quả

Sử dụng hạ tầng mở cho Internet và các mạng máy tính tổ chức doanh nghiệp đang trong giai đoạn phát triển và ngày càng mở rộng bởi những lợi ích to lớn và thiết thực của nó. Việc khuyến khích, phát triển sử dụng các sản phẩm nguồn mở tại Việt Nam được nhà nước ưu tiên triển khai thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Hằng năm, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã chủ trì tổ chức nhiều sự kiện hội thảo về phát triển hạ tầng, phần mềm nguồn mở. Tại Việt Nam, việc ứng dụng Openstack vẫn đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đóng góp không nhỏ trong việc xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin. Hầu hết các công ty đang ứng dụng OpenStack hiện nay tập trung ở các doanh nghiệp lớn hoặc đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ viễn thông như các big tech VNPT, Viettel, FPT…

Sự kiện OpenInfra Days 2024 tại Việt Nam với chủ đề “Empowering the Future through Open Infrastructure, Cloud & AI” (Trao quyền cho tương lai thông qua cơ sở hạ tầng mở, điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI). Đây là diễn đàn kết nối các nhà quản lý, kiến trúc sư, kỹ sư chính, lập trình viên thúc đẩy sử dụng hạ tầng và ứng dụng nguồn mở; Tiếp tục tạo ra một sân chơi về công nghệ, bổ ích đối với người sử dụng và người tham gia phát triển các sản phẩm liên quan tới hạ tầng mở, đồng thời tạo ra mối liên kết và sự gắn kết bền vững giữa người sử dụng, người phát triển, công ty kinh doanh và phát triển các sản phẩm về hạ tầng, phần mềm trên nền tảng nguồn mở.

anh-bai-26.8.jpg

Bên cạnh đó, sự kiện còn là cơ hội để những người tham dự được tiếp cận các sản phẩm, giải pháp công nghệ mới nhất về OpenStack, Private Cloud, máy chủ ảo, giải pháp lưu trữ dữ liệu và công nghệ bảo mật an toàn an ninh mạng. Sự kiện còn là dịp kết nối đầu tư công nghệ, tạo cơ hội trao đổi trực tiếp, chia sẻ kiến thức, tìm kiếm hợp tác và đầu tư.

Sự kiện đã nhận được sự đồng hành của các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực CNTT như: Công ty Công nghệ Thông tin VNPT IT cùng với hệ sinh thái điện toán đám mây VNPT Cloud; Viettel IDC - nhà cung cấp dịch vụ Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây hàng đầu Việt Nam với hệ sinh thái hơn 50 sản phẩm, dịch vụ……; FPT Smart Cloud (FCI - thành viên Tập đoàn FPT) với nền tảng điện toán đám mây FPT Cloud, cung cấp hệ sinh thái 80+ dịch vụ đáp ứng mọi nhu cầu doanh nghiệp; Công ty cổ phần NetNam; Tổng công ty Viễn thông MobiFone; CMC Telecom cùng đông đảo các đơn vị tham gia triển lãm và 1.000 khách tham dự quan tâm đến ứng dụng nguồn mở tại Việt Nam.

Giảm chi phí, tăng tính linh hoạt
Tại sự kiện OpenInfra Days 2024 với chủ đề "Trao quyền cho tương lai thông qua cơ sở hạ tầng mở, điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo", các chuyên gia nhận định rằng việc sử dụng các ứng dụng mã nguồn mở tại Việt Nam hiện nay đang ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục, doanh nghiệp, và chính phủ. Nhiều trường đại học và cơ sở giáo dục ở Việt Nam đã và đang sử dụng phần mềm mã nguồn mở để giảng dạy, nghiên cứu và phát triển. Phần mềm như Moodle (nền tảng học tập trực tuyến), các hệ thống quản lý nội dung học tập (LMS), và các ngôn ngữ lập trình như Python được sử dụng rộng rãi trong các khóa học CNTT.

Chính phủ Việt Nam cũng đã có những chính sách khuyến khích sử dụng phần mềm mã nguồn mở trong các cơ quan nhà nước. Một số bộ, ngành đã chuyển sang sử dụng hệ điều hành Linux thay cho các hệ điều hành thương mại như Windows nhằm giảm chi phí và tăng cường tính an toàn bảo mật.

Nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nghiệp nhỏ, đang chuyển sang sử dụng phần mềm mã nguồn mở để giảm chi phí, tăng tính linh hoạt và dễ dàng tùy chỉnh theo nhu cầu. Cộng đồng mã nguồn mở tại Việt Nam ngày càng phát triển với nhiều nhóm người dùng, diễn đàn, và các sự kiện như các buổi gặp mặt, hội thảo, và các cuộc thi hackathon để thúc đẩy việc học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm về các công nghệ mã nguồn mở.

Theo ông Vũ Thế Bình - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA), việc sử dụng mã nguồn mở tại Việt Nam đã trở nên phổ biến. Việc ứng dụng nền tảng mở cho điện toán đám mây (OpenStack) vẫn đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Hầu hết các doanh nghiệp đang ứng dụng OpenStack hiện nay là các doanh nghiệp lớn hoặc đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ như VNPT, Viettel, FPT...

Các chuyên gia đánh giá mặc dù còn một số thách thức như việc thiếu hụt nguồn nhân lực có kỹ năng về mã nguồn mở và sự hạn chế trong nhận thức của một số cơ quan, tổ chức, nhưng với sự phát triển của công nghệ và sự hỗ trợ từ chính phủ, xu hướng sử dụng nguồn mở dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong tương lai. Các công ty cung cấp dịch vụ cloud tại Việt Nam như Viettel IDC, FPT Smart Cloud, VNPT IT và CMC đều đã ứng dụng nền tảng mã nguồn mở vào các dịch vụ của mình để tận dụng lợi thế về chi phí, tính linh hoạt, và khả năng tùy chỉnh.

Đơn cử như Viettel IDC đã triển khai OpenStack để xây dựng hạ tầng cloud. OpenStack cho phép Viettel IDC cung cấp các dịch vụ như IaaS (Infrastructure as a Service) với khả năng mở rộng linh hoạt và hiệu quả. Viettel IDC cũng sử dụng Kubernetes, một hệ thống mã nguồn mở để tự động hóa việc triển khai, mở rộng và quản lý các ứng dụng ảo hóa, giúp Viettel IDC dễ dàng cung cấp các dịch vụ cloud-native cho khách hàng.

Lợi ích rõ rệt của việc sử dụng nền tảng mã nguồn mở là chi phí thấp. Sử dụng phần mềm mã nguồn mở giúp các công ty giảm chi phí bản quyền phần mềm và dễ dàng tùy chỉnh hệ thống theo nhu cầu riêng. Các nền tảng như OpenStack và Kubernetes cho phép các công ty dễ dàng mở rộng hạ tầng và cung cấp dịch vụ mới theo nhu cầu của thị trường. Sự hỗ trợ từ cộng đồng mã nguồn mở toàn cầu giúp nhanh chóng khắc phục các vấn đề và cập nhật công nghệ mới nhất.

OpenInfra Days lần đầu được tổ chức tại Việt Nam từ năm 2018 nhằm hưởng ứng sự kiện OpenInfra Days quốc tế. Qua 05 lần tổ chức, sự kiện thu hút cộng đồng các chuyên gia công nghệ thông tin tạo dựng cơ sở hạ tầng mở.

Sự kiện OpenInfra Days đã được tổ chức bởi hơn 20 cộng đồng OpenStack ở khắp nơi trên thế giới. Đây là sự kiện tầm vóc quốc tế, được ủy quyền bởi Open Infrastructure Foundation và được chủ trì bởi nhóm cộng đồng tại các nước theo sự chấp thuận và quy định chung, có sức ảnh hưởng rất rộng tới các công ty công nghệ trong những năm gần đây. Sự kiện sẽ mang tới các bài trình bày keynote và các bài chia sẻ chuyên môn sâu về các lĩnh vực đang là xu hướng hiên nay: AI, Cloud, NFV, SDN, CI/CD, Machine Learning, Big Data, IoT…

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Các dự đoán về AI năm 2025
    Năm 2024, chúng ta thấy trí tuệ nhân tạo (AI) đã chuyển từ giai đoạn thí điểm sang ứng dụng thương mại. Sang năm 2025, AI sẽ mở rộng triển khai toàn diện tại các doanh nghiệp.
  • Chuyển đổi ngành công nghiệp viễn thông bằng trí tuệ nhân tạo
    Việc triển khai AI trên quy mô lớn và chuyển đổi sang các tổ chức gốc AI có thể là chìa khóa để thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới cho các công ty viễn thông
  • 32 tập thể, 48 cá nhân nhận bằng khen về đóng góp dừng công nghệ 2G
    Bộ trưởng Bộ TT&TT đã ký quyết định khen thưởng cho 32 tập thể và 48 cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu đóng góp vào lộ trình dừng công nghệ 2G.
  • Khẳng định vị thế Việt Nam trong dòng chảy thời đại
    Năm 2024 ghi nhiều dấu ấn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, là năm có những chuyển động mạnh mẽ, tích cực, tạo ra luồng gió mới trong hầu hết các hoạt động của đời sống xã hội, tạo tiền đề quan trọng để cả nước bứt phá, tăng tốc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, vững vàng tiến vào kỷ nguyên mới ngay sau Đại hội XIV của Đảng. Nhân dịp đón năm mới 2025, Chủ tịch nước Lương Cường đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam.
  • Hy Lạp triển khai ứng dụng giúp bảo vệ trẻ em trên mạng
    Ngày 30/12, Hy Lạp đã công bố kế hoạch tăng cường quyền giám sát của phụ huynh đối với việc sử dụng thiết bị di động của trẻ em vào năm 2025 thông qua một ứng dụng do chính phủ điều hành.
  • Các xu hướng khai thác zero-day hàng đầu trong năm 2024
    Các lỗ hổng chưa được vá luôn là những điểm yếu để tin tặc xâm nhập vào hệ thống CNTT của doanh nghiệp. Hoạt động của tội phạm mạng xung quanh lỗ hổng zero-day cho thấy các xu hướng chính mà bộ phận an ninh mạng cần lưu ý.
  • VNPT 2024: Những dấu ấn nổi bật
    Không chỉ giữ vững thị phần với các dịch vụ trọng điểm, đạt mức tăng trưởng 7% so với cùng kỳ, năm 2024, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) còn ghi dấu ấn với nhiều hoạt động ý nghĩa, khẳng định trách nhiệm với cộng đồng.
  • Tổng Bí thư Tô Lâm: Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc là kỷ nguyên phát triển bứt phá
    Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh (3/2/1930 - 3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dành thời gian trả lời phỏng vấn TTXVN.
  • Các thảm họa CNTT lớn năm 2024
    Sự cố lớn của CrowdStrike đã làm lu mờ hầu hết các thảm họa CNTT khác, nhưng năm nay chúng ta còn chứng kiến việc ​​các hệ thống CNTT cáo buộc nhân viên trộm cắp, và các nhà sản xuất PC bán thiết bị có chứa phần mềm độc hại.
  • Hợp tác để quảng bá các sản phẩm công nghệ số "Make in Viet Nam"
    Bộ TT&TT và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã ký thỏa thuận hợp tác về hỗ trợ xúc tiến đầu tư, thương mại sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam phục vụ chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và xã hội số giai đoạn 2024 - 2026, tầm nhìn 2030.
Xu hướng sử dụng nguồn mở ở Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO