Xử lý sự cố ATTT kịp thời nhằm ngăn chặn nội dung xấu độc phát triển

NK| 30/11/2021 13:20
Theo dõi ICTVietnam trên

Hiện Việt Nam có trên 800 cơ quan báo chí, trong đó gần 250 báo điện tử. Do đó, nếu không bảo vệ kịp thời khi xảy ra sự cố an toàn thông tin (ATTT), sẽ không chỉ gây ảnh hưởng hoạt động của các cơ quan báo chí mà còn ảnh hưởng đến việc tiếp nhận thông tin của người dân, tạo điều kiện cho các nội dung xấu độc, không lành mạnh phát triển.

Ngày 30/11, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC), Cục ATTT, Bộ TT&TT chủ trì tổ chức chương trình diễn tập với chủ đề "Diễn tập ứng cứu sự cố tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) cho cơ quan báo chí".

Chương trình diễn tập được tổ chức kết hợp giữa hình thức trực tiếp và hình thức trực tuyến, thành phần tham dự diễn tập trực tiếp được giới hạn theo quy định về phòng chống dịch COVID. Tham dự chương trình có hơn 300 cán bộ kỹ thuật đến từ hơn 100 đơn vị báo chí, tạp chí điện tử.

Cơ quan báo chí cần tăng cường đầu tư, nâng cao năng lực ATTT

Chia sẻ tại buổi diễn tập, ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục ATTT cho biết, dòng chảy của kỷ nguyên số với sự phát triển vũ bão của Internet, báo chí Việt Nam đã có những bước chuyển mình để phù hợp với yêu cầu của thời đại công nghệ số. Với sức mạnh của Internet, các trang báo, tạp chí điện tử đang tạo ra những mạng lưới, thông tin sôi động, có sức thu hút hàng triệu lượt người truy nhập hàng ngày, trở thành nguồn cung cấp nội dung đa dạng trên các lĩnh vực. 

Tính đến nay, cả nước cả trên 800 cơ quan báo chí, trong đó có gần 250 báo điện tử. Gần đây, đã có những vụ tấn công DDoS nghiêm trọng nhắm vào các cơ quan báo chí điện tử, làm ngưng trệ hoạt động. "Do đó, nếu không được bảo vệ kịp thời khi xảy ra sự cố, sẽ không chỉ gây ảnh hưởng hoạt động của các cơ quan ngôn luận, tuyên truyền mà còn ảnh hưởng đến nhu cầu tiếp nhận thông tin chính thống của người dân, tạo điều kiện cho các nội dung xấu độc, không lành mạnh phát triển", ông Phúc bày tỏ.

Nếu không xử lý sự cố ATTT kịp thời thì sẽ tạo điều kiện cho nội dung xấu độc phát triển - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Thành Phúc: Hầu hết các báo, tạp chí điện tử đều đã thiết lập đầu mối ứng cứu sự cố và triển khai các giải pháp bảo đảm ATTT cơ bản.

Trước tình hình đó, ngày 25/6/2021, Cục ATTT đã ban hành văn bản số 793 hướng dẫn quy trình ứng cứu, xử lý sự cố tấn công mạng cho các cơ quan báo chí. Tiếp theo, ngày 5/8/2021, Cục ATTT đã phối hợp với 5 doanh nghiệp (DN) gồm Viettel, VNPT, CMC, FPT, VCCorp hỗ trợ cơ quan báo chí triển khai các dịch vụ, giải pháp đảm bảo ATTT.

"Với các hoạt động đó của Cục ATTT, đến nay, hầu hết các báo, tạp chí điện tử đều đã thiết lập đầu mối ứng cứu sự cố và triển khai các giải pháp bảo đảm ATTT cơ bản", ông Phúc nói.

Giả định tình huống có lượng truy cập tăng bất thường

Mục tiêu của diễn tập lần này nhằm đẩy mạnh hoạt động ứng cứu sự cố, tăng cường năng lực cho các cán bộ, bộ phận chuyên trách ứng cứu sự cố ATTT mạng tại các cơ quan báo chí trên toàn quốc; tạo kênh trao đổi, phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau trong việc bảo đảm an toàn, ứng cứu khi xảy ra sự cố; bổ sung kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của lực lượng kỹ thuật chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn, an ninh mạng cho các cơ quan báo chí trong tình huống phòng, chống tấn công từ chối dịch vụ. Đồng thời giúp cho các cán bộ, bộ phận nắm chắc các quy trình ứng cứu, xử lý sự cố tấn công mạng và cơ chế phối hợp với các đơn vị liên quan để có thể ứng cứu kịp thời khi có sự cố xảy ra.

Các cán bộ tham gia diễn tập sẽ gồm các nhóm sau: Nhóm triển khai diễn tập, cán bộ kỹ thuật, chuyên gia của Trung tâm VNCERT/CC phối hợp với Công ty An ninh Mạng Viettel (VCS) để tổ chức diễn tập; Các đơn vị ISP gồm Tổng Công ty mạng lưới Viettel Network phối hợp với VCS để thực hiện nhiệm vụ tham gia trực tiếp xây dựng và triển khai kịch bản tấn công và phòng thủ về DDoS; Nhóm các đơn vị tham gia diễn tập là các cán bộ quản lý, chuyên viên kỹ thuật đại diện đến từ các đơn vị chủ quản của cơ quan báo chí.

Nếu không xử lý sự cố ATTT kịp thời thì sẽ tạo điều kiện cho nội dung xấu độc phát triển - Ảnh 2.

Chương trình diễn tập được lồng ghép giữa lý thuyết và tấn công mô phỏng

Chương trình diễn tập được lồng ghép giữa lý thuyết và tấn công mô phỏng, cũng như cơ chế điều phối ứng cứu của VNCERT/CC và các ISP khi có tấn công xảy ra, qua đó giúp các đơn vị hiểu rõ hơn về tấn công từ chối dịch vụ cũng như hoạt động ứng cứu sự cố và vai trò điều phối của VNCERT/CC. Nội dung chương trình gồm 2 tình huống: Tình huống 1 là thực hành mô phỏng tấn công khi tổ chức chưa có sự chuẩn bị tốt; Tình huống 2 là việc thực hành mô phỏng tấn công khi tổ chức có sự chuẩn bị về hạ tầng và có sự tham gia hỗ trợ của VNCERT/CC để điều phối các ISP từ trước.

Diễn tập tập trung vào tình huống giả định hệ thống cảnh báo sớm của đơn vị báo chí phát hiện thấy trang thông tin điện tử của đơn vị có lượng truy cập tăng bất thường, qua xem xét ban đầu nhận định trang thông tin điện tử đang xuất hiện các dấu hiệu của một cuộc tấn công DDoS. Đội ứng cứu khẩn cấp của đơn vị nhanh chóng phối hợp nội bộ đánh giá cấp độ nghiêm trọng, xử lý ban đầu nhưng chưa có kết quả. 

Nhận thấy nguy cơ hệ thống quá tải, không đáp ứng khả năng sẵn sàng cung cấp dịch vụ, Lãnh đạo phía đơn vị báo chí đã đề nghị VNCERT/CC chi viện. Dưới sự chỉ đạo của Cục ATTT, VNCERT/CC đã tiến hành điều phối các đơn vị ISP vào cuộc, tham gia hỗ trợ cơ quan báo chí. Với quy trình nghiệp vụ phối hợp được huấn luyện từ trước, kết hợp với sự hỗ trợ của công nghệ, các đơn vị tham gia ứng cứu đã giảm thiểu và ngăn chặn thành công cuộc tấn công, đưa hệ thống trở lại hoạt động bình thường./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5 khác biệt trong đào tạo nhân lực bán dẫn chất lượng cao tại Tập đoàn Phenikaa
    Trung tâm Phenikaa Đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn (đơn vị thành viên của Tập đoàn Phenikaa) cùng các đối tác cam kết đào tạo tối thiểu 8.000 kỹ sư thiết kế chip và 12.000 kỹ sư/kỹ thuật viên bậc cao có chứng chỉ quốc tế, đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nhân sự dự kiến của ngành.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
  • Cựu Ngoại trưởng Mỹ nói về 6 nhà lãnh đạo kiệt xuất “định hình thế giới”
    Bằng những kinh nghiệm trong nhiều thập kỷ làm chính trị gia, Henry Kissinger trong cuốn sách cuối cùng của mình “Lãnh đạo: 6 chiến lược gia kiệt xuất định hình thế giới”, đã xem xét chiến lược của 6 nhà lãnh đạo vĩ đại của thế kỷ XX và đưa ra một lý thuyết về lãnh đạo và ngoại giao.
  • Xây dựng Việt Nam thành trung tâm toàn cầu về nhân lực bán dẫn
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Việt Nam đang ở trung tâm toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn. Một trong những bước đi của chiến lược Quốc gia về công nghiệp bán dẫn Việt Nam là xây dựng Việt Nam thành hub nhân lực toàn cầu về nhân lực bán dẫn”.
Đừng bỏ lỡ
Xử lý sự cố ATTT kịp thời nhằm ngăn chặn nội dung xấu độc phát triển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO