Xuất khẩu xanh, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững

TC| 30/11/2022 09:15
Theo dõi ICTVietnam trên

Nhiều đề xuất, kiến nghị được đưa ra liên quan đến nhiệm vụ, giải pháp và cơ chế chính sách thúc đẩy xuất khẩu xanh, bền vững trong bối cảnh mới của thương mại toàn cầu.

“Xúc tiến xuất khẩu xanh” là chủ đề của Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam năm 2022 do Bộ Công Thương phối hợp với Eurocham Việt Nam và các bên liên quan tổ chức. Diễn đàn nằm trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao và Triển lãm Kinh tế Xanh (GEFE) 2022.

Các cuộc thảo luận trực tiếp về sản xuất, thương mại và xuất khẩu “xanh” đã được các cơ quan quản lý nhà nước cùng các chủ thể tham gia xúc tiến xuất khẩu, các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp và các chuyên gia trong nước, quốc tế. Các vấn đề và giải pháp được đưa ra nhằm nhằm đáp ứng tiêu chí “xanh” tại các thị trường nhập khẩu, từ xu hướng sản xuất “xanh” đến tiêu dùng “xanh”. Hội thảo đã chia sẻ những kinh nghiệm, cách làm hiệu quả, nhận diện cơ hội phát triển thị trường xuất khẩu “xanh”. Nhiều đề xuất, kiến nghị được đưa ra liên quan đến nhiệm vụ, giải pháp và cơ chế chính sách thúc đẩy xuất khẩu xanh, bền vững trong bối cảnh mới của thương mại toàn cầu.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết xu hướng toàn cầu về tăng trưởng xanh, phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn ngày càng mở rộng và phát triển. Các xu hướng xanh này cũng chính là giải pháp tích cực để giảm phát thải nhà kính, gia tăng tính sáng tạo của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Đặc biệt, xu hướng phát triển xanh đã và đang trở thành “luật chơi” mới về thương mại và đầu tư. Nhiều nền kinh tế phát triển đưa ra những quy định khắt khe hơn liên quan đến môi trường và hàng hóa nhập khẩu.

Việt Nam cũng đang nỗ lực để hướng tới sự phát triển bền vững trong các lĩnh vực, vì thế nhiều chủ trương, chính sách đã được ban hành, khuyến khích phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường. Chủ động nắm bắt xu hướng, nhiều ngành hàng, doanh nghiệp đã có những bước chuyển đổi mạnh mẽ trong sản xuất và kinh doanh, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế, từng bước xây dựng nền xuất khẩu xanh và bền vững.

Trước những thách thức về kinh tế và địa chính trị, sự phối hợp thực hiện của các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp là rất quan trọng, đặc biệt là mối dây kết nối với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để kịp thời cập nhật, chia sẻ các thông tin thị trường, quy định, chính sách mới của quốc gia, trong đó có các chính sách liên quan đến kinh tế “xanh”. Những thông tin này giúp các ngành, địa phương, doanh nghiệp chủ động điều chỉnh chiến lược, xây dựng kế hoạch và phương thức sản xuất, kinh doanh phù hợp, đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng cao của khách hàng trong chất lượng hàng hóa, dịch vụ thân thiện với môi trường.

Việc chuyển hướng sang kinh tế xanh và tăng trưởng xanh không chỉ là lựa chọn mang tính tất yếu của xu hướng, mà còn là cơ hội để Việt Nam bắt kịp với xu thế phát triển của thế giới, hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 và cam kết mạnh mẽ của Việt Nam tại COP26./.

Bài liên quan
  • Chuyển đổi số góp phần phát triển bền vững cuộc sống người dân miền núi
    Có thể nói mục tiêu tổng quát của Chương mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 hướng đến nhiều vấn đề, nội dung quan trọng, tất cả vì sự tiến bộ, phát triển, tăng trưởng bền vững cuộc sống cho mọi đối tượng đồng bào, người dân.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Xuất khẩu xanh, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO