Y tế Trung Quốc chuyển đổi số mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19

Bảo Bình | 02/05/2021 22:09
Theo dõi ICTVietnam trên

Trung Quốc, nơi đầu tiên phát hiện và làm lây lan dịch bệnh COVID-19 trên thế giới, đã thúc đẩy chuyển đổi số ngành y tế nhanh chóng sau đại dịch.

Y tế Trung Quốc chuyển đổi số mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Trung Quốc, nơi đầu tiên phát hiện và làm lây lan dịch bệnh COVID-19 trên thế giới, đã chuyển đổi số nhanh chóng ngành y tế sau đại dịch.

Theo các báo cáo được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc số (Digital China Summit) lần thứ tư vừa kết thúc vào tuần này, việc áp dụng rộng rãi dữ liệu lớn trong phòng ngừa và kiểm soát COVID-19 của Trung Quốc đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của ngành y tế.

Cụ thể, mã sức khỏe QR quốc gia hiển thị kết quả xét nghiệm COVID-19 của cá nhân và các dữ liệu lịch sử đi lại, đã được sử dụng hơn 60 tỷ lần tại Trung Quốc. Cơ quan y tế Trung Quốc cũng đã sử dụng dữ liệu lớn về các ca nhiễm COVID-19 và các ca thuộc diện nghi nhiễm để theo dõi các mối liên hệ chặt chẽ và phân bổ nguồn cung cấp y tế thông qua các phương tiện kỹ thuật số.

Hội nghị thượng đỉnh này cũng đã trình diễn xe cấp cứu được kết nối 5G của Trung Quốc. Loại xe chuyên dụng này nhận hỗ trợ từ xa trong thời gian thực qua video độ nét cao và khu ICU (khu điều trị tích cực) được trang bị camera 360o truyền hình ảnh thời gian thực của bệnh nhân cho các bác sĩ. Giữa đợt bùng phát dịch COVID-19 vào năm 2020, các khu kiểm dịch trang bị công nghệ thực tế ảo tương tự đã cho phép các chuyên gia y tế tiến hành tư vấn trực tiếp cho bệnh nhân mà không cần tiếp xúc đối mặt.

Theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, hơn 1.100 bệnh viện Internet đã được xây dựng trên toàn quốc và 30 khu vực cấp tỉnh đã thiết lập nền tảng giám sát cho các dịch vụ y tế trực tuyến.

Bệnh viện Internet thường là chi nhánh của các tổ chức y tế ngoại tuyến, kết hợp Internet vào chăm sóc sức khỏe, cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh trực tuyến. Những dịch vụ này chủ yếu bao gồm 4 loại hình dịch vụ: tư vấn và điều trị trực tuyến, chẩn đoán trực tuyến, theo dõi điều trị và quản lý sức khỏe.

Hiện nay, các bệnh viện Internet ở Trung Quốc có hai phương thức hoạt động chính: “Bệnh viện + Internet” (bệnh viện liên kết Internet trực thuộc cơ sở y tế ngoại tuyến); "Internet + bệnh viện" (bệnh viện Internet độc lập liên kết với các tổ chức y tế). Chế độ "Bệnh viện + Internet" đã trở thành chế độ được áp dụng nhiều nhất ở Trung Quốc, ngoại trừ các bệnh viện Internet ở Hải Nam và Ninh Hạ.

Kể từ khi đại dịch xảy ra, các chính sách đã được đưa ra để thúc đẩy việc bán thuốc theo đơn trực tuyến và thực hiện thanh toán bảo hiểm y tế cho các bệnh viện Internet, một động thái lớn mở ra hệ sinh thái bệnh viện Internet và tạo thành một vòng lặp trực tuyến khép kín hoàn chỉnh từ tư vấn và kê đơn, đến thanh toán và thuốc chuyển.

Ngoài ra, báo cáo cũng chỉ ra rằng mạng lưới y tế từ xa của Trung Quốc hiện bao phủ hơn 24.000 cơ sở y tế ở tất cả các thành phố cấp tỉnh ở nước này.

Bài liên quan
  • Ngành sách Trung Quốc với sự chuyển mình ngoạn mục
    Trong cơn bão của thị trường sách, Trung Quốc bất ngờ chuyển mình từ u ám sang tươi sáng. Cơn gió đổi chiều này được tiếp sức mạnh mẽ bởi sức mạnh truyền thông của phim quảng cáo video ngắn. Nhờ đó, doanh số sách cất cánh như đại bàng, vẽ nên một bức tranh triển vọng trong tương lai của ngành xuất bản.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành tại trung tâm IOC: Kinh nghiệm của Bình Phước
    Xác định dữ liệu là nguồn tài nguyên quý trong kỷ nguyên số - một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Bình Phước đã sớm tập trung quan tâm tạo lập, khai thác, sử dụng, tăng cường chia sẻ, kết nối dữ liệu số cùng với việc thành lập IOC và những kết quả bước đầu thu được rất đáng ghi nhận.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
  • Háo hức khám phá di tích lịch sử theo một cách mới
    Ứng dụng công nghệ số giúp nhiều du khách gia tăng trải nghiệm thú vị khi tới thăm các di tích lịch sử như Địa đạo Củ Chi, Dinh Độc Lập…
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Oracle đầu tư mạnh vào AI tạo sinh, đáp ứng xu hướng "chủ quyền dữ liệu"
    Nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây của Hoa Kỳ Oracle đang tăng cường các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của mình khi cạnh tranh trên thị trường điện toán đám mây (ĐTĐM) ngày càng khốc liệt và ngày càng có nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực AI.
  • Mỹ lập hội đồng khuyến nghị ứng dụng AI an toàn cho hạ tầng trọng yếu
    Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) đưa ra khuyến nghị cách sử dụng công nghệ AI để bảo vệ các hãng hàng không, dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, đặc biệt là chống các cuộc tấn công sử dụng AI.
  • Làm gì để phát triển tài năng chuyển đổi?
    Partha Srinivasa, Giám đốc CNTT (CIO) của nhà cung cấp bảo hiểm tài sản và tai nạn Erie có trụ sở tại Pennsylvania, Mỹ đã chia sẻ về cách tiếp cận của ông trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên có tinh thần chuyển đổi.
  • Báo chí ở mặt trận Điện Biên Phủ
    Chiến dịch Điện Biên Phủ là cuộc “hội quân” của cả nước. Trong cuộc “hội quân” lịch sử đó có sự tham gia và đóng góp không nhỏ của “đội quân báo chí”.
  • Những ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
    Bộ ấn phẩm kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ do Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng ấn hành, góp phần nhắc nhớ thế hệ trẻ về một thời hoa lửa, tự hào về khí phách Việt Nam, biết ơn các thế hệ cha anh đi trước, và trân trọng nền hòa bình mà chúng ta đang sống hôm nay.
  • Công nghệ đang thay đổi du lịch Việt Nam như thế nào?
    Trong những năm gần đây, sự giao thoa giữa du lịch và công nghệ, thường được gọi là công nghệ du lịch, đã khơi dậy sự đổi mới, với nhiều công ty khởi nghiệp (startup) về công nghệ du lịch đi đầu trong cuộc cách mạng này.
Y tế Trung Quốc chuyển đổi số mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO