100 năm trước, một người phụ nữ khiến các danh hài ở New York phải chịu thua vì cố đến đâu cũng không thể làm cô cười

imacho| 18/04/2020 18:53
Theo dõi ICTVietnam trên

Sober Sue từng là một nhân vật nổi danh nhà hát Hammerstein's vì cô không bao giờ cười dù bị chọc cười đến cỡ nào đi nữa.

Vaudeville là hình thức giải trí phổ biến ở Mỹ vào những năm 1880 đến 1930 và được xem là tiền thân của văn hóa đại chúng hiện đại của xứ sở cờ hoa. Vaudeville bao gồm một loạt những màn trình diễn ngắn (kéo dài 6-15 phút) như biểu diễn ảo thuật của con người và xiếc của động vật. Hầu hết các thành phố lớn ở Mỹ đều có nhà hát dành cho các màn biểu diễn Vaudeville và ở New York là Hammerstein's.

100 năm trước, một người phụ nữ nhà hát nổi tiếng khắp New York, khiến các danh hài cũng chịu thua vì không thể làm cô nở nụ cười - Ảnh 1.

Trong quá khứ, Victoria là một nhà hát nổi tiếng được thành lập bởi ông trùm nhà hát Oscar Hammerstein vào cuối thế kỷ 19. Một thời gian sau, kiến trúc khác có tên là Paradise Roof Garden được xây dựng bên trên nhà hát và biến chúng thành một khối chung gọi là Hammerstein's. 

Từ năm 1904 đến 1914, nơi đây được điều hành bởi Willie Hammerstein, con trai của ông Oscar. Người này đã thành công biến nó thành một nhà hát trình diễn Vaudeville nổi tiếng. Một trong số những màn biểu diễn đặc sắc nhất thuộc về người phụ nữ tên Sober Sue.

100 năm trước, một người phụ nữ nhà hát nổi tiếng khắp New York, khiến các danh hài cũng chịu thua vì không thể làm cô nở nụ cười - Ảnh 2.

Mùa hè năm 1907, người trình diễn tên Sober Sue lần đầu bước lên sân khấu Paradise Roof Garden với biệt danh "người phụ nữ không bao giờ cười". Nhà sản xuất đã treo giải thưởng 1.000 USD cho bất kì ai có thể làm cho Sober Sue cười. 

Lúc này, khán giả lần lượt kéo đến để tham gia thử thách. Trên sân khấu, họ thi nhau làm mặt cười, kể chuyện cười... làm đủ mọi việc hài hước nhưng đều thất bại, biểu cảm lạnh tanh trên gương mặt của Sober Sue không chút thay đổi.

Sau đó, nhiều danh hài nổi tiếng cũng bắt đầu tham gia bằng những màn trình diễn đỉnh cao của họ. Đáng tiếc, Sober Sue không cười thậm chí cô còn chẳng nhoẻn miệng được một chút. Dần dần, thử thách chọc cười Sober Sue này càng trở nên đình đám hơn và khán giả cũng kéo nhau đến nhà hát để thưởng thức những màn trình diễn chuyên nghiệp của các danh hài trên sâu khấu nhằm chọc cười "người phụ nữ không bao giờ cười".

Trong thời gian này, nhiều giả thuyết và câu chuyện thú vị về gương mặt không cảm xúc của Sober Sue được mọi người rỉ tai nhau. Không ít người cho rằng cô bị mù hoặc điếc nhưng mãi đến mùa đông năm 1907, mọi chuyện mới được sáng tỏ rằng Sober Sue không thể cười bởi vì cơ mặt của cô bị liệt. Ông chủ nhà hát Willie Hammerstein đã lợi dụng điểm này mà lừa gạt mọi người.

Được biết, Willie đã trả cho Sober Sue 20 USD/tuần, và đây là mức lương khá hậu hĩnh thời điểm đó. Nhờ màn "biểu diễn" của Sober Sue mà sân khấu nhà hát của ông có thể thu hút được một lượng lớn các danh hài đến biểu diễn miễn phí. Sau khi sự thật về cơ mặt của Sober Sue được tiết lộ, Willie đã bị tất cả mọi người lên án và các danh hài thì không ai tha thứ cho ông.

100 năm trước, một người phụ nữ nhà hát nổi tiếng khắp New York, khiến các danh hài cũng chịu thua vì không thể làm cô nở nụ cười - Ảnh 3.

Bức ảnh này được cho là chân dung của "người phụ nữ không cười" Sober Sue nhưng chưa được kiểm chứng.

Về phía "người phụ nữ không cười", tồn tại rất nhiều điều bí ẩn về cô và không một bức ảnh chụp người này được lưu lại. Nhiều người tin rằng tên thật của Sober Sue là Susan Kelly mắc hội chứng hiếm gặp có tên là Mobius thường làm yếu hoặc tê liệt của nhiều dây thần kinh sọ mới dẫn đến tình trạng cơ mặt của cô bị liệt và không thể cười. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là phỏng đoán của dân mạng.

Cái tên Sober Sue sau này vẫn được các khán giả khó tính sử dụng như một phép so sánh. Ví dụ thay vì khen ngợi chương trình, họ sẽ nói: "Màn biểu diễn này cũng có thể khiến Sober Sue phải bật cười đấy".

(Nguồn: Bored Panda)

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
100 năm trước, một người phụ nữ khiến các danh hài ở New York phải chịu thua vì cố đến đâu cũng không thể làm cô cười
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO