Kinh tế số

Xu hướng phát triển của tâm lý cô đơn, nền kinh tế cô đơn và tiếp thị dựa vào cảm xúc

ThS. Nguyễn Thị Hồng Chi, Giảng viên Khoa Truyền thông, Trường Đại học Văn hóa TP.HCM 03/05/2025 09:15

Người ta tin rằng, chúng ta đang sống trong thời đại đầy các phương tiện kết nối nhưng bị ngắt kết nối rõ rệt. Các số liệu thống kê mới đây, tỷ lệ hộ gia đình một người đang trên đà phát triển. Tại Hàn Quốc, số liệu thống kê đăng ký thường trú của Bộ Nội vụ và An ninh của nước này cho thấy, tỷ lệ hộ gia đình một người đã vượt con số trên 40%.

Tóm tắt:
- Mặc dù có nhiều phương tiện kết nối, tỷ lệ hộ gia đình một người đang gia tăng mạnh, đặc biệt tại Hàn Quốc (hơn 40%). Điều này tạo ra nhu cầu mới về “kinh doanh cô đơn”.
- Sự cô đơn và tác động kinh tế:
+ Cô đơn không chỉ là cảm xúc mà còn ảnh hưởng lớn đến kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp cung cấp giải pháp cho người cô đơn.
+ Xu hướng tiêu dùng thay đổi: thiết bị gia dụng cá nhân hóa, robot đồng hành, dịch vụ chia sẻ nhà ở giúp giảm cô đơn.
- Chiến lược kinh doanh trong nền kinh tế cô đơn:
+ Công nghệ cảm xúc AI: AI không chỉ phản hồi mà còn hiểu và hỗ trợ cảm xúc, như chatbot Iruda.
+ Kết nối cộng đồng: Các dịch vụ giúp cá nhân kết nối thực sự, như ghép đôi AI, tổ chức sự kiện cho người cô đơn.
+ Giải pháp nhân sự (HR): Sử dụng AI để phân tích và hỗ trợ sức khỏe tâm lý nhân viên trong bối cảnh làm việc từ xa.
+ Đạo đức trong kinh doanh cô đơn: Doanh nghiệp cần đảm bảo sự cân bằng giữa khai thác cảm xúc và tạo giá trị thực sự để không mất lòng tin của người tiêu dùng.
- Tầm quan trọng của kinh doanh cô đơn: Các công ty nào đáp ứng được nhu cầu bản năng này sẽ thống trị thị trường và xác định tương lai doanh nghiệp trong 10 năm tới.

Mọi người muốn thoát khỏi một mối quan hệ, nhưng đồng thời, họ muốn kết nối. “Kinh doanh cô đơn” ra đời từ mâu thuẫn này. Ngành công nghiệp này, kết hợp AI, cộng đồng và các dịch vụ dựa trên cảm xúc, không chỉ là một xu hướng mà là xu hướng thị trường tất yếu. Trong kỷ nguyên của các hộ gia đình một người, một thị trường mới được tạo ra bởi “nền kinh tế cô đơn” và xu hướng tiếp thị dựa vào cảm xúc.

kinh-te-co-don.jpg

Sự cô đơn và tác động đến nền kinh tế

Sự cô đơn không chỉ là một cảm xúc mà nó còn có tác động kinh tế. Vương quốc Anh đã thành lập Bộ Cô đơn (Minister for Loneliness).

Trong khi tại Nhật Bản, người dân nước này còn đặt ra thuật ngữ “cocooning” để chỉ thế hệ lựa chọn sự cô đơn. Tại nhiều quốc gia khác, Hàn Quốc, chẳng hạn, xu hướng cô đơn đang gia tăng chóng mặt, làm thay đổi các mô hình tiêu dùng và cơ cấu công nghiệp, nền tiêu dùng.

Điều này dẫn đến những thay đổi rõ rệt trong mô hình tiêu dùng. Trước hết, mọi người không còn tiêu dùng như một đơn vị gia đình, tức là số đông nữa. Với sự ra đời của các thiết bị gia dụng tùy chỉnh cho hộ gia đình một người, giải trí gia đình cao cấp và robot đồng hành AI, “các sản phẩm giảm cô đơn” đang hình thành nên một nhóm người tiêu dùng mạnh mẽ. Điều này có thể thấy qua sự phổ biến của các thiết bị gia dụng kích thích cảm xúc, chẳng hạn như “Tủ lạnh Mood Up” của LG.

moodup_thinq_00-1100x619.jpg

Ngoài ra, người ta cũng nhận thấy xuất hiện xu hướng tiêu dùng toàn cầu để giải quyết tình trạng cô đơn. Cụ thể, tại Hoa Kỳ, khái niệm sống chung, hay ở ghép nhà đang lan rộng nhanh chóng. Đây là phương pháp giúp giải tỏa nỗi cô đơn của những hộ gia đình chỉ có một người và cung cấp mạng lưới thông qua hình thức nhà ở chung. Thị trường “nhà chung” cũng đang phát triển nhanh chóng tại một số quốc gia châu Á, như Hàn Quốc, Nhật Bản. Chính vì vậy, các công ty thuộc lĩnh vực bất động sản đã và đang hướng đến và dành nhiều suy nghĩ làm thế nào để tận dụng ngách thị trường này.

Những chiến lược để thành công trong kinh doanh cô đơn

Cô đơn là một nhu cầu xã hội chưa được đáp ứng. Nhưng tác động của sự cô đơn thực sự không chỉ là động lực để kết nối. Nó thay đổi cách chúng ta kết nối với nhau, cũng như cách chúng ta kết nối với những thứ khác. Sự mất kết nối và những gì đang diễn ra xung quanh xã hội hôm nay đang tạo ra một cấp độ hoàn toàn mới cho nền kinh tế cô đơn mới nổi.

Vào năm 1975, Pet Rock là một trào lưu vui nhộn đã ra đời. Nhưng giờ đây trong thời hiện đại, chúng có thể được hiểu theo một nghĩa hoàn toàn khác: một phương thuốc chữa bệnh cô đơn.

Con người đang có xu hướng tìm đến những vật thể vô tri để lấp đầy những nhu cầu xã hội chưa được đáp ứng của họ. Nếu chúng ta có thể dễ dàng coi một hòn đá là “giống con người”, hãy chờ xem các thuật toán thông minh nhân tạo và robot dáng dấp con người có thể làm được gì.

Như chúng ta thấy, công nghệ hiện đại đang thúc đẩy nền kinh tế cô đơn. Các công ty, sản phẩm giải quyết được sự cô đơn sẽ thống trị thị trường và họ đã nắm bắt rất nhanh xu hướng này để vạch ra những chiến lược, bước đi phù hợp.

Dễ nhận thấy có một chiến lược công nghệ cảm xúc do AI hỗ trợ ra đời. Một dịch vụ phân tích và phản ứng với cảm xúc AI, hiện không chỉ cung cấp các chức năng đơn giản mà còn phát triển đến giai đoạn đọc và phản hồi “cảm xúc”. Nếu một chatbot có thể vượt ra ngoài những phản hồi đơn giản để hiểu trạng thái cảm xúc của người dùng và phản hồi phù hợp, nó sẽ trở thành “người bạn đồng hành trong môi trường kỹ thuật số” mà người ta tin dùng, thay vì chỉ là dịch vụ khách hàng

Ví dụ, AI cảm xúc như Iruda đang cung cấp các kênh giao tiếp mới cho những người dùng bị cô lập. Các công ty cần phát triển các dịch vụ chăm sóc cảm xúc dựa trên AI như thế này.

Chiến lược kết nối cộng đồng ngoại tuyến cũng rất được các tập đoàn toàn cầu chú trọng. Tức là bằng cách cung cấp trải nghiệm “mọi việc sẽ ổn” với tính năng ghép đôi dựa trên AI, phương tiện truyền thông xã hội truyền thống tập trung vào việc tăng cường các mối quan hệ.

Các doanh nghiệp hướng đến khai thác sự cô đơn trong bài toán kinh doanh của mình cũng cần có những giải pháp cung cấp kết nối thực sự. Tức là những kết nối xã hội dựa trên AI, các buổi tụ tập dựa vào sở thích của mỗi cá nhân và dịch vụ đi kèm ngẫu nhiên cho những người đi du lịch một mình có thể là những mô hình sáng tạo phản ánh nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại.

Làm được như vậy, bài toán kinh doanh không những thu về lợi nhuận mà còn góp phần thúc đẩy và tạo ra những giá trị cần thiết cho đời sống xã hội.

Một chiến lược mới nổi liên quan đến cung cấp giải pháp nhân sự (HR) về sự cô đơn cho các công ty. Sự cô đơn cũng là một vấn đề ngày càng gia tăng trong các công ty, làm đau đầu bộ phận nhân sự, tuyển dụng. Do sự gia tăng của việc làm việc từ xa và sự lan rộng của văn hóa không gặp mặt trực tiếp, cảm giác được thuộc về công sở của nhân viên đang giảm dần.

Các công ty áp dụng hệ thống phân tích tình cảm dựa trên AI để kiểm tra sức khỏe tâm lý của nhân viên và nếu cần, cung cấp dịch vụ cố vấn một kèm một, tư vấn tâm lý, những buổi khai vấn tâm lý và các buổi giao lưu nhóm sẽ có tính cạnh tranh hơn trong tương lai trong việc thu hút nhân sự gắn bó với công ty của mình.

Sau cùng, người ta nhận thấy thêm một chiến lược gắn việc giải quyết các vấn đề đạo đức.

Nghĩa là có sự tận dụng nỗi cô đơn để kinh doanh nhưng cần chú trọng yếu tố vượt qua sự khai thác cảm xúc để tạo ra những giá trị thật sự có ích cho nhân loại. Kinh doanh sự cô đơn không miễn nhiễm với tranh cãi về khai thác sự đồng cảm.

Nếu cảm xúc của mọi người được sử dụng để thúc đẩy mô hình đăng ký liên tục hoặc nếu AI thao túng trạng thái tâm lý của người dùng quá nhiều, về lâu dài, nó sẽ mất đi lòng tin của người tiêu dùng. Do đó, các công ty cần áp dụng “hướng dẫn AI có đạo đức”, bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu và cân bằng giữa các tác nhân con người và AI. Có như vậy, các công ty giải quyết được sự cô đơn sẽ thống trị thị trường, cũng như bắt nhịp kịp với xu hướng tiếp thị trong một xã hội biến động không ngừng như hôm nay.

Lịch sử luôn được ghi nhận bởi các công ty đã giải quyết được “nhu cầu bản năng của con người”. Sự cô đơn là một cảm xúc không thể tránh khỏi và đã trở thành yếu tố chính của các mô hình tiêu dùng trong thế kỷ 21. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hiện phải vượt ra ngoài các sản phẩm và dịch vụ để trở thành “các công ty thiết kế các mối quan hệ giữa con người”.

Bạn sẽ xem việc doanh nghiệp dựa vào sự cô đơn của mình chỉ là một thị trường ngách hay là trụ cột chính của doanh nghiệp tương lai? Lựa chọn đó sẽ quyết định sự tồn tại của công ty trong 10 năm tới.

Tài liệu tham khảo:
1. Ballard, J. (2019) Millennials are the loneliest generation,
YouGov America
2. Holt-Lunstad, J. (2017). The potential public health relevance
of social isolation and loneliness: Prevalence, epidemiology,
and risk factors. Public Policy & Aging Report, 27(4), 127-130.
3. Holt-Lunstad, J. (2021). Loneliness and Social Isolation as Risk Factors: The Power of Social Connection in Prevention. American Journal of Lifestyle Medicine, 15598276211009454.
5. Noack, R. (February, 2018) “Isolation Is Rising in Europe. Can
Loneliness Ministers Help Change That?,” The Washington
Post
6. Mamo, E. (July, 2018) “How to Combat the Rise of Workplace”, Totaljobs, 30 July 2018, totaljobs.com/insidejob/
how-to-combat-the-rise-of-workplace-loneliness/.
7. Steinberg, N. (July 2016) “Why Some Robots Are Created
Cute,” Mosaic Science, 13 July 2016, mosaicscience.com/
story/why-some-robots-are-created-cute/.

(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 3 tháng 3/2025)

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Xu hướng phát triển của tâm lý cô đơn, nền kinh tế cô đơn và tiếp thị dựa vào cảm xúc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO