67 % công ty kho vận kỳ vọng có thể giao hàng trong ngày vào năm 2023

Phạm Thu Trang, Hồng Phương| 13/07/2018 16:12
Theo dõi ICTVietnam trên

Zebra Technologies đã công bố kết quả nghiên cứu tương lai của dịch vụ xử lý hoàn chỉnh đơn hàng ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương, một nghiên cứu phân tích các công ty sản xuất, vận tải và kho vận (T & L) và các nhà bán lẻ đang chuẩn bị để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng theo yêu cầu của nền kinh tế kỹ thuật số.

67 % Logistics companies expect to provide same-day delivery by 2023: Zebra Technologies

Nghiên cứu cho thấy 67% các công ty kho vận dự kiến ​​cung cấp dịch vụ giao hàng trong ngày vào năm 2023 và 55% dự kiến ​​giao hàng trong vòng hai giờ vào năm 2028. Ngoài ra, 96% người được khảo sát mong muốn sử dụng dịch vụ giao hàng sử dụng ưu thế đám đông hoặc mạng lưới các lái xe để hoàn thành đơn hàng vào năm 2028. 92% số doanh nghiệp được hỏi cho biết vốn đầu tư và chi phí hoạt động đa kênh là một thách thức lớn. Chỉ 42% đơn vị chuỗi cung ứng cho biết họ đang cung cấp dịch vụ theo hình thức đa kênh. Ngược lại, ước tính 73% người tiêu dùng lựa chọn hình thức mua sắm trên nhiều kênh.

Bảy trong mười giám đốc điều hành đồng ý rằng nhiều nhà bán lẻ sẽ tiếp tục biến các cửa hàng thành các trung tâm xử lý hoàn chỉnh đơn hàng. Đến năm 2023, 99% các nhà bán lẻ có kế hoạch triển khai mua hàng trực tuyến/nhận hàng tại cửa hàng giúp quy trình xử lý đơn hàng liền mạch hơn. Tại APAC, 93% doanh nghiệp được hỏi cho biết việc chấp nhận và quản lý hàng hóa bị trả lại vẫn là một thách thức. Ngành kho vận chưa phát triển đúng tầm và vẫn cần phải đổi mới. Hiện nay, 58% nhà bán lẻ tính thêm phụ phí với hàng hóa trả lại và 71% không có kế hoạch thay đổi trong tương lai. Trong khi đó, 71% số doanh nghiệp được khảo sát đồng ý rằng nhiều nhà bán lẻ sẽ biến các cửa hàng thành các trung tâm xử lý hoàn chỉnh đơn hàng để xử lý hàng hóa bị trả lại.

Ngày nay, 55% các doanh nghiệp vẫn đang sử dụng các quy trình thủ công thiếu hiệu quả để xử lý hoạt động logistics đa kênh. Đến năm 2021, 99% doanh nghiệp được phỏng vấn cho biết họ sẽ sử dụng các máy tính cầm tay với máy quét mã vạch. Việc nâng cấp từ bảng tính thủ công lên máy tính cầm tay với máy quét mã vạch hoặc máy tính bảng sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ logistics đa kênh bằng việc truy cập chính xác hệ thống quản lý kho. Công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) và nền tảng quản lý kho dự kiến ​​sẽ tăng từ 32% hiện nay lên 95% vào năm 2028. Giải pháp phần mềm, phần cứng sử dụng công nghệ RFID và gắn thẻ đảm bảo việc tra cứu hàng hóa nhanh chóng, thống kê hàng hóa chính xác góp phần nâng cao sự hài lòng của khách hàng, giảm mức tồn kho và hạn chế các sai sót.

Các nhà hoạch định chính sách tương lai cho biết chuỗi cung ứng thế hệ tiếp theo sẽ sử dụng trí tuệ kinh doanh và các giải pháp tự động, kết nối mạng nhằm nâng cao tốc độ, tính chính xác và tiết kiệm chi phí vận tải và nhân công. Các giám đốc điều hành được khảo sát cho biết họ mong đợi công nghệ hiện đại như máy bay, xe không người lái, công nghệ di động và robot. Cùng với sự phát triển lĩnh vực xử lý hoàn chỉnh đơn hàng, Zebra đã giới thiệu một máy in di động mới và giải pháp RFID sẽ nâng hiệu quả dịch vụ tiêu thụ tại chỗ và mang về nhà. Các máy in di động thế hệ mới ZQ300 hỗ trợ người công nhân trong nhà máy, kho hoặc khu bán lẻ in kỹ thuật số. Trong khi đó, các đầu đọc RFID cố định FX9600 sẽ cho phép các doanh nghiệp theo dõi di chuyển của khối lượng lớn hàng hóa trong kho hoặc bến cảng.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
67 % công ty kho vận kỳ vọng có thể giao hàng trong ngày vào năm 2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO