8 bước chuyển đổi số trong dịch vụ CNTT năm 2021

ThS. Tạ Quốc Ưng| 31/05/2021 11:59
Theo dõi ICTVietnam trên

Trong thập kỷ qua, chuyển đổi số (CĐS) ở cấp độ doanh nghiệp đã và đang là chủ đề đươc quan tâm trên không chỉ trên diễn đàn DN Việt Nam mà cả trên các diễn đàn quốc tế. Quá trình CĐS mang tính sâu rộng này đã và đang diễn ra ở nhiều Chính phủ và cả ở DN, CĐS đã giúp tiết kiệm được chi phí, gia tăng hiệu quả đầu tư, sản xuất tự động nhiều hơn và giúp kinh tế có được sự tăng trưởng ấn tượng.

Câu hỏi được đặt ra là “Làm thế nào để khối cơ quan trực thuộc chính phủ và các DN vừa và nhỏ (SME) có thể cải thiện các dịch vụ CNTT của mình thông qua đổi mới và CĐS?, và liệu DN có thực hiện thành công chiến lược CĐS của mình?”. Bài viết sẽ trình bày các bước CĐS trong ngành dịch vụ CNTT nhằm giúp CIO tính toán được chi phí một lần và chi phí định kỳ chính xác và hiệu quả trong đầu tư, từ từ đó có các quyết định phù hợp nhằm thúc đẩy đổi mới, tiếp cận được các công nghệ mới nổi và đẩy nhanh quá trình CĐS trong ngành dịch vụ CNTT.

Hiểu sâu rộng về CĐS

Sự khác biệt và thay đổi nhanh chóng trong trong bối cảnh cạnh tranh trong ngành dịch vụ CNTT, thêm vào đó là đại dịch COVID-19 có những diễn biến phức tạp đòi hỏi CIO có những hiểu biết sâu rộng trong ngành và có các bước đi, hành động phù hợp. 

8 bước chuyển đổi số trong dịch vụ CNTT năm 2021 - Ảnh 1.

Hình 1. Những thông tin CIO cần nắm để thực hiện CĐS

Thứ nhất, CIO nên làm rõ xu hướng công nghệ mới nổi, mô hình kinh doanh và các hoạt động đổi mới sáng tạo, đồng thời cần chắt lọc, tham khảo các mô hình CĐS trên toàn cầu để kịp thời đưa ra các chính sách và động lực chuyển dịch và ứng dụng CNTT trong tương lai.

Thứ hai là đưa ra được mô hình chi tiết chiến lược về dịch vụ CNTT cùng quy trình và phương pháp tích hợp độ tin cậy (Trusted) (độ tin cậy trong bảo mật thích ứng, trong nhận dạng khách hàng số, trong tương tác khách hàng đa kênh), phương thức phát triển phần mềm linh hoạt Agile (Agile Software Development) (bao gồm phát triển phần mềm linh hoạt trong đó mọi thứ như là một dịch vụ, phát triển phần mềm linh hoạt nhờ tăng tốc độ hiện đại hóa phần mềm có tính kế thừa, phát triển phần mềm linh hoạt trong quản lý hồ sơ như một dịch vụ), độ đàn hồi (Resilient) (tính co giãn cung cầu) (bao gồm: tính co giãn trong kiến trúc ứng dụng, tính co giãn trong phân tích hiện đại hóa, tính co giãn trong chia sẻ dữ liệu như một chương trình) và khả năng phát triển và vận hành phần mềm (DepOpt) có tích hợp AI vào trong các ứng dụng CNTT nhằm giúp tổ chức dễ dàng đạt được mục tiêu CĐS của mình.

8 bước chuyển đổi số trong dịch vụ CNTT năm 2021 - Ảnh 2.

Hình 2. Xu hướng công nghệ và dịch vụ CNTT mới nổi năm 2021

Thứ ba là có các phương pháp quản lý dữ liệu, phương pháp phân tích và phân phối dữ liệu (dữ liệu bao gồm con người, quy trình, nền tảng và nhà cung cấp) một cách hiệu quả và chính xác.

Thứ tư là chiến lược số cần tập trung vào tạo ra doanh thu, giảm thiểu rủi ro, cắt giảm chi phí đầu tư trong khi doanh thu vẫn được đảm bảo và cuối cùng là nguồn nhân lực chất lượng cao có thể đáp ứng được những thách thức trong quá trình CĐS. Kinh doanh số có thể đồng thời nhiều chiến lược số tại cùng một thời điểm. 

8 bước chuyển đổi số trong dịch vụ CNTT năm 2021 - Ảnh 3.

Hình 3. Mô hình CĐS 8 bước về dịch vụ CNTT và mô hình quản trị dữ liệu

 Mô hình 8 bước CĐS

Cho dù tương lai chiến lược đó có thành công hay không thì CIO cần ưu tiên vào nghiên cứu tổng chi phí số nhằm tránh xảy ra tính chi phí hai lần và cần áp dụng mô hình CĐS 8 bước theo như Hình 3.

Bước số 1: Đưa ra giả thuyết về chiến lược số nào DN cần và các sáng kiến đổi mới

Trước khi bắt đầu đưa ra giả thuyết về bất kỳ một chiến lược CĐS nào, DN cần hiểu rõ về tổ chức của mình. Điều gì tạo nên thương hiệu và tính hấp dẫn của DN? Làm thế nào để DN tiếp cận thị trường, cạnh tranh và kinh doanh hiệu quả? Những thuận lợi, thách thức và rủi ro nào sẽ ảnh hưởng đến chiến lược, mục tiêu CĐS mà DN theo đuổi. Hồ sơ tổ chức của DN cho phép DN dễ dàng thiết lập bối cảnh, quy trình để xây dựng tổ chức hoạt động tốt khi áp dụng giả thuyết về thực thi chiến lược CĐS và sáng kiến đổi mới, từ đó tổ chức có thể cung cấp thông tin về lực lượng lao động và nhân sự có kỹ năng CNTT, ngoài ra hồ sơ tổ chức có thể hỗ trợ quản lý và sự thay đổi. 

8 bước chuyển đổi số trong dịch vụ CNTT năm 2021 - Ảnh 4.

Hình 4. Kiểm tra tính bền vững đóng vai trò trong động lực tăng trưởng và đổi mới

Hình 4 cho phép kiểm tra xem tính bền vững có thể đóng vai trò như thế nào trong động lực tăng trưởng và đổi mới thông qua CĐS. Quá trình tối ưu hóa bên trong và bên ngoài tổ chức là bước đầu tiên, tiếp theo là quy trình cải tiến giao diện khách hàng nhằm giúp khách hàng cùng tạo sản phẩm và dịch vụ. Khi nào DN dịch chuyển các hệ sinh thái tạo giá trị và cung cấp dịch vụ trực tuyến trên đám mây (Cloud) thì khi ấy tất cả các đối tác và khách hàng có thể hưởng lợi từ việc chia sẻ thông tin sản phẩm và dịch vụ. 

Các sản phẩm thông minh và dịch vụ thông minh cũng có thể tạo ra một lượng khách hàng nhất định. Chiến lược CĐS chứ không phải công nghệ sẽ quyết định phần lớn sự thành công trong CĐS. Không phải cứ ứng dụng công nghệ mới thì CĐS thành công mà là cách công nghệ đó phục vụ tốt nhất người dùng như thế nào. Bởi vì sản phẩm lấy người dùng làm trung tâm, trong khi người dùng đang đòi hỏi sản phẩm và dịch vụ tốt hơn. Công nghệ và dịch vụ tốt nhất là công nghệ hay dịch vụ tập trung vào những gì làm cho cuộc sống dễ dàng hơn, hiệu quả và hạnh phúc hơn.

Trong vài năm qua, nhiều CEO luôn mong muốn có được một “chiến lược kinh doanh số” và họ luôn tìm kiếm một mô hình kinh doanh phù hợp cho DN mình. Thông thường họ không quan tâm đến một chiến lược số duy nhất (chủ yếu là vì không có chiến lược như vậy), và họ cũng không quan tâm đến nhiều “chiến lược số”. Thay vào đó, họ thường quan tâm đến các loại hình kinh doanh số” đó là: kinh doanh, tiếp thị số, trải nghiệm khách hàng, sản phẩm, thương mại, thanh toán, nơi làm việc, lưu trữ số. 

8 bước chuyển đổi số trong dịch vụ CNTT năm 2021 - Ảnh 5.

Hình 5. Chiến lược kinh doanh số và mô hình vận hành CNTT trong CĐS

Trong đó mỗi sáng kiến kinh doanh số đều cần xác định tổng chi phí của mỗi chiến lược số. Hình 5 mô tả các lĩnh vực kinh doanh số và mô hình vận hành IT trong CĐS.

Bước 2: Điều chỉnh mục đích chính của chiến lược số đồng thời định hướng mục tiêu theo đánh giá chất lượng và hiệu suất khi đưa ra đề xuất thuộc một trong 5 loại hình kinh doanh số như ở Bước 1. 5 hoạt động kinh doanh là: Nghiên cứu, tìm kiếm và quyết định sản phẩm hoặc dịch vụ nào cung cấp ra thị trường; Chuẩn bị bán sản phẩm hoặc dịch vụ được lựa chọn trong hoạt động kinh doanh số 1; Bán hàng; Thực hiện những hoạt động đã được bán và Ghi lại, báo cáo và lưu kết quả hoạt động của công ty.

Khi xem xét tất cả các hoạt động nghề nghiệp, rõ ràng hoạt động kinh doanh số 4 và số 5 cho phép mọi người đều có việc làm trong các lĩnh vực như: bán hàng, hành chính tổng hợp, chuỗi cung ứng, kho vận và khi đó chi phí kinh doanh được phát sinh.

Trong suốt lịch sử của nghành CNTT, phần lớn chi tiêu cho CNTT được coi là một phần chi phí (không phải doanh thu). Nếu vai trò của chiến lược số là tạo ra doanh thu, thì chi phí để xây dựng và duy trì chiến lược số tạo doanh thu đó có thể được coi là “chi phí doanh thu” và một thành phần của lợi nhuận gộp, cả hai đều xuất hiện trên bảng tính Excel doanh thu chứ không phải bảng tính Excel chi phí một phần ở trong báo cáo thu nhập. Do đó, khi xác địnhxemmộtdựánsốtạodoanhthuhaylàdựánquảnlý chi phí thì cần phải tách biệt chi phí đối với dự án số tạo doanh thu có liên quan đến chi phí.

Trước khi DN theo đuổi sáng kiến CĐS và xác định các mục tiêu về chất lượng và hiệu suất cho từng mục đích của chiến lược số như (tối ưu hóa quy trình, tối ưu giao diện và trải nghiệm khách hàng, hệ sinh thái mới, mô hình kinh doanh mới và sản phẩm thông minh) thì DN cần suy nghĩ nhiều hơn về lập kế hoạch tích hợp dữ liệu khách hàng để dự đoán tốt hơn, có được dịch vụ tốt hơn. Không những thế, DN cần suy nghĩ về phương pháp điều khiển từ xa để điều hướng các phương tiện trong phạm vi nhỏ, những nơi nguy hiểm hoặc không an toàn, tăng khả năng bảo vệ người lao động. Thêm vào đó DN cần suy nghĩ về quản lý tài sản thông minh nhờ sử dụng máy học để dự đoán các mối đe dọa và lỗ hổng đối với tài sản có nguy cơ rủi ro cao.

Cuối cùng, DN nên suy nghĩ về Thiết kế mô hình dự đoán để mô phỏng hoặc phân tích các sự cố liên quan đến quy trình làm việc an toàn và về lập kế hoạch quy trình tự chủ nhằm sử dụng các hệ thống thông minh và công nghệ

tự động hóa trong việc lập kế hoạch và thực hiện các quy trình hoạt động. Khi DN đã có một danh sách các sáng kiến CĐS thì cần đánh giá chính xác khoảng cách hiện tại và mục tiêu mong muốn từ đó giúp DN xác định xem theo đuổi sáng kiến CĐS đó có khả thi hay không. Quá trình phân tích khoảng cách thông qua các cuộc thảo luận nhóm sẽ chỉ ra chính xác mức độ số hóa, khả năng tích hợp, khả năng ứng dụng công nghệ mới có phù hợp với mục tiêu về chất lượng và hiệu suất hay không.

Thêm vào đó cần lưu ý, tất cả dự án hoặc sáng kiến sẽ có bối cảnh riêng và môi trường riêng nên cũng có thể bối cảnh và môi trường này không phù hợp, thậm chí nguy hiểm, không khả thi và phi đạo đức. Không phải tất cả các quy trình đều đạt được tự chủ, hay đạt được kết nối hệ thống và được điều khiển bởi trí thông minh của máy học (machine learning).

Bước 3: Xác định 5 hoạt động kinh doanh của DN theo báo cáo thu nhập: để tạo doanh thu hay quản lý chi phí đồng thời xác định giá trị tiềm năng, dự đoán khả năng của DN.

DN sẽ có một danh sách các sáng kiến phù hợp với chiến lược CĐS và mục tiêu để tạo doanh thu và quản lý chi phí. Trước khi xác định 5 hoạt động kinh doanh theo báo cáo thu nhập nhằm tăng doanh thu và quản lý chi phí cần xem xét thứ nhất là mức độ tác động dự kiến đối với khách hàng, các bên liên quan, nhân viên, xã hội và môi trường (cả tích cực và tiêu cực).

Thứ hai là xem xét các cơ hội của sáng kiến tốt như thế nào, phản ứng với thách thức chiến lược, nắm bắt cơ hội và giải quyết thông minh khi gặp rủi ro. Thứ ba là xem xét khả năng triển khai có đủ khả năng, năng lực và tài sản sẵn có hay không để thúc đẩy sáng kiến từ tổ chức kết hợp với quá trình đánh giá và ưu tiên. Kết quả quan trọng nhất của bước này là có một danh sách ưu tiên mà tổ chức có thể sử dụng để đưa ra quyết định về nguồn lực và điều chỉnh kế hoạch làm việc nếu cần thiết. Ở bước này cần duy trì 5 hoạt động kinh doanh trên (Hình 6), cho thấy mục đích tài chính kinh doanh của một trong năm hoạt động kinh doanh cơ bản dựa trên báo cáo thu nhập. 

8 bước chuyển đổi số trong dịch vụ CNTT năm 2021 - Ảnh 6.

Hình 6. Mục đích Tài chính/Kinh doanh của một trong năm hoạt động kinh doanh cơ bản theo báo cáo thu nhập

Bước 4: Chỉ định mục đích tài chính/kinh doanh của mỗi chiến lược số theo báo cáo thu nhập

Hình 7 cho thấy mục đích tài chính / kinh doanh của từng chiến lược số. 

Bước 5: Xác nhận DN đã chọn đúng chiến lược kỹ thuật số được đưa ra giả thuyết ở bước số 1 và lựa chọn đối tác phù hợp

Vì các sáng kiến CĐS chuyên sâu về công nghệ luôn cần DN phải xác định vai trò CNTT trong chiến lược tổng thể và liệu CNTT có phải là một trong những năng lực cốt lõi của họ hay không. Ví dụ, một công ty pháp lý sử dụng CNTT không nên có nguyện vọng như một nhà đổi mới công nghệ mà là có nên xây dựng hệ thống quản lý văn bản dựa trên công nghệ blockchain để quản lý dữ liệu. Ngược lại, một công ty phần mềm có thể coi mình là một nhà đổi mới công nghệ khi thực hiện một giai đoạn triển khai dự án. Bởi vì công nghệ số có thể tác động đến mô hình kinh doanh của công ty, nên cần phải kiểm tra những thay đổi hay các tác động có thể tạo ra doanh thu. DN nên xem môi trường kỹ thuật số của các sản phẩm và dịch vụ của họ.

Các kênh số nên được sử dụng để tăng cường bán hàng và phân phối hay cung cấp giá trị gia tăng cho các sản phẩm và dịch vụ hiện có. CĐS cũng có thể yêu cầu xây dựng mới bên trong hoặc bên ngoài các mối quan hệ hoặc phát triển các khả năng mới trong nội bộ. Những thay đổi đối với cơ cấu tổ chức có thể cần thiết để giao tiếp điều hành cam kết, thiết lập thẩm quyền về các quyết định quan trọng và tạo không gian cho các mối quan hệ để hình thành. DN nên quyết định xem ai có trách nhiệm chính đối với quá trình CĐS và đảm bảo quyền hạn và trách nhiệm được giải trình rõ ràng. Tiếp theo, lãnh đạo DN nên quyết định xem các hoạt động chuyển đổi sẽ cần tách biệt giữa các khu chức năng khác hay tích hợp với các khu chức năng hiện có (ví dụ: thiết lập các cấu trúc quản lý ma trận). Điều quan trọng là lãnh đạo nào sẽ tham gia vào nỗ lực CĐS thì sẽ có ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm, tối ưu hóa quy trình hoặc phát triển kỹ năng mới.

Ngoài ra, cách thức phát triển năng lực cần được xác định rõ. Vì nó gắn liền với các quyết định mua sản phẩm và xây dựng đối tác chiến lược. Tổ chức nên đánh giá xem liệu có áp lực tài chính cần phải giải quyết và liệu hỗ trợ tài chính sẽ đến từ nguồn bên trong hoặc bên ngoài. Điều này sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm và mô hình hoạt động (áp lực đối với một startup mới sẽ khác với áp lực một công ty đã thành lập DN lâu năm) và nỗ lực CĐS của DN.

Do vậy DN khẳng định lại: (i) Chiến lược số được đề xuất sẽ phù hợp với hoạt động kinh doanh cơ bản nào? (ii) Hoạt động kinh doanh của chiến lược số được giả định có liên quan đến việc tạo doanh thu hoặc quản lý chi phí hay không? (iii) Bản thân chiến lược số được giả thuyết có liên quan đến việc tạo ra doanh thu hoặc quản lý chi phí hay không? CĐS là một môn thể thao đồng đội và hiếm có tổ chức nào gánh vác toàn bộ gánh nặng của một sáng kiến chuyển đổi. DN có thể mua năng lực (ví dụ, nhà thầu, nhà tư vấn, công ty), xây dựng hoặc phát triển khả năng hoặc đối tác để có được các khả năng này. Trước khi cam kết với các sáng kiến cụ thể, DN nên xác định kế hoạch dự án và tài nguyên có thể đáp ứng, cũng như suy nghĩ xem DN có bao nhiêu việc nên tự làm.

Hình 8 nêu 4 loại câu hỏi: Chiến lược sử dụng công nghệ là gì?, phương tiện tạo ra giá trị là phương tiện nào?, liệu những thay đổi cấu trúc sẽ bắt buộc cần thay đổi không? và cân nhắc tài chính trong CĐS là gì? Để có thể giúp DN đã chọn đúng chiến lược số được đưa ra từ giả thuyết ở bước số 1. 

8 bước chuyển đổi số trong dịch vụ CNTT năm 2021 - Ảnh 7.

Hình 8. 4 loại câu hỏi quyết định chính trong chiến lược CĐS

Bước 6: Xác định tất cả các thành phần phần cứng, phần mềm, dịch vụ và nguồn nhân lực là duy nhất cho một chiến lược số cụ thể

Ở giai đoạn này, nó hoàn toàn trong suốt với một chiến lược số. Theo đuổi kinh doanh số có mục đích kinh doanh hoàn toàn khác trong việc tạo doanh thu (xem Bước 4) và một tập hợp các thành phần hoàn toàn khác thanh toán kỹ thuật số - một phương pháp để giảm chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ, khi thực hiện dự án IoT trong đó tính tổng chi phí kinh doanh số vì lợi nhuận được đề xuất, cần xác định các thành phần duy nhất của chiến lược số tạo doanh thu bao gồm (IoT, phân tích, tích hợp và đào tạo) (Hình 9). 

8 bước chuyển đổi số trong dịch vụ CNTT năm 2021 - Ảnh 8.

Hình 9. Ví dụ về các thành phần của dự án IOT

Bước 7: Xác định chi phí định kỳ một lần và hàng năm cho tất cả phần cứng, phần mềm, dịch vụ và nguồn nhân lực được xác định trong Bước số 6, đưa ra quyết định mua và xây dựng đối tác

Định giá tổng chi phí của một chiến lược số giống như việc xác định giá của từng công thức nấu ăn dành cho người sành ăn trong các cuốn sách ẩm thực có điểm độc đáo riêng ví dụ: (1) Mục đích (bữa sáng, bữa tối, món tráng miệng, ít calo, v.v.); (2) Danh sách các thành phần; (3) Danh sách chi phí cho mỗi thành phần; (4) Tổng chi phí cho mỗi công thức

Khi chiến lược số đã được phê duyệt và các thành phần kinh doanh đã được xác định, DN có thể tính chi phí một lần và định kỳ cho một chiến lược số cụ thể đồng thời đưa ra các quyết định mua sản phẩm và lựa chọn đối tác phù hợp. Dưới đây là một ví dụ về chiến lược kinh doanh số vì lợi nhuận trong dự án IoT (Hình 10). 

8 bước chuyển đổi số trong dịch vụ CNTT năm 2021 - Ảnh 9.

Hình 10. Đề xuất chiến lược kinh doanh số vì lợi nhuận đối với 1 dự án IoT

 * Chi phí định kỳ phải được trình bày trong một số khoảng thời gian cụ thể để cho phép phân tích lợi tức đầu tư khác nhau (chẳng hạn như ROI một năm, 3 năm hoặc 5 năm).

Bước 8: Chỉ ra chi phí liên quan đến việc ngừng cung cấp phần cứng, phần mềm hoặc dịch vụ CNTT trong chiến lược CĐS đồng thời đo lường mức độ thành công của CĐS?

Mỗi chiến lược số sẽ có điểm độc đáo riêng: Về mục đích, về hoạt động kinh doanh, về mục đích tài chính / kinh doanh - tạo doanh thu hoặc quản lý chi phí, về thành phần kinh doanh, về tổng chi phí một lần và định kỳ, về lợi tức đầu tư. Lựa chọn các chiến lược phù hợp để thành công sẽ không chỉ hướng dẫn tiến trình thực hiện các sáng kiến mà còn giúp DN nhận thấy các lợi ích rõ ràng khi nỗ lực tham gia vào các bước CĐS trong DN. Chỉ số hiệu suất chính (KPI) nên được đưa vào trong đánh giá, đo lường kết quả về chất lượng và hiệu suất công việc.

Kết luận

Dẫu hiện tại DN của bạn đang phát triển ở giai đoạn nào thì điều đầu tiên bạn cần làm là lên kế hoạch về chiến lược CĐS cho DN của bạn. Thời gian là 30 ngày để đánh giá tác động của xu hướng công nghệ và kinh doanh, 60 ngày để lên kế hoạch làm việc với các bên liên quan nhằm chọn ra xu hướng có giá trị cao nhất, 90 ngày để thực hiện xây dựng các chu kỳ chuyển đổi tùy chỉnh theo các xu hướng đã chọn và mở rộng khả năng kinh doanh theo kiến trúc DN. 

Vì năng lực tài chính, kinh nghiệm và mục tiêu của DN trên nền tảng số khác nhau nên CĐS tại mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau. Bằng cách thực hiện CĐS theo mô hình 8 bước CĐS đã đề cập ở trên cho phép DN giảm chi phí và kinh doanh hiệu quả. Điều các DN phải làm ngay là thiết kế lại toàn bộ dữ liệu và công nghệ kiến trúc của công ty mình để nhận được giá trị về dữ liệu, lựa chọn nền tảng công nghệ phù hợp. Ngay cả khi DN của bạn đang hoạt động ở thị trường ngách mà dữ liệu tưởng chừng như không liên quan đến nhau về quy trình thì những dữ liệu đó vẫn có một giá trị giá trị nhất định. Và cuối cùng DN cần có một các chiến lược CĐS phù hợp.

Tài liệu tham khảo:

1. Digital Innovation and Entrepreneurship by Dr Dick Whittington FREng, Cambridge University Press 2018.

2. CONNECTED, INTELLIGENT,AUTOMATED The Definitive Guide to Digital Transformation and Quality 4.0by N.M.RADZIWILL, 2020 by Nicole Radziwill,Description:Includes bibliographical references and index. | Milwaukee, WI: Quality Press, 2020. Identifiers: LCCN: 2019953974 | ISBN: 978-1-951058-005 (pbk.) | 978-1-951058-01-2 (ebook) | 978- 1-951058-02-9 (pdf).

3. Agile Data Quality to Maximize Your Business Results by Thornton Jared Craig, Published: 03 October 2017 ID: G00327537 .

4. Healthcare and Life Science Digital Transformation and Innovation Primer for 2020 by By Analysts Mandi Bishop, Michael Shanler, Bryan Cole, Laura Craft, Jeff Cribbs, Mark Gilbert Published 24 January 2020 - ID G00714345.

5. Top Technology Trends in Government 2021 By Analysts Rick Howard, Bill Finnerty, Ben Kaner, Arthur Mickoleit, Michael Brown, Irma Fabular, Neville Cannon, Alia Mendonsa, Dean Lacheca, Apeksha Kaushik, Katell Thielemann. Published 1 March 2021 - ID G00742950.

6. Top Technology Trends in Government for 2021 by By Analysts Rick Howard, Bill Finnerty, Ben Kaner, Arthur Mickoleit, Michael Brown, Irma Fabular, Neville Cannon, Alia Mendonsa, Dean Lacheca, Apeksha Kaushik, Katell Thielemann Published 1 March 2021 - ID G00742950.

7. A Master CIO in Government By Analysts Alia Mendonsa, Alvaro Mello Published 5 August 2020 - ID G00730356

8. Government CIOs Must Resist Transformation Hype and Focus on Digital Optimization Analyst(s): Rick Howard, Neville Cannon, Refreshed: 31 December 2019 | Published: 2 August 2018 ID: G00364101

9. Digital Government 2030: Planning for an Uncertain Future, Analyst(s): Dean Lacheca, Cathleen Blanton, Alia Mendonsa, Bill Finnerty, Refreshed: 10 September 2019 | Published: 31 January 2018 ID: G00347838.

10. Government Digital Transformation and Innovation Primer for 2020 By Analysts Dean Lacheca, Bill Finnerty, Published 24 January 2020 - ID G00713987

11. Five Ways Artificial Intelligence and Machine Learning Deliver Business Impacts Analyst(s): Erick Brethenoux, Alexander Linden, Published: 29 October 2019 ID: G00431403.

12. Integrate DevOps and Artificial Intelligence to Accelerate IT Solution Delivery and BusinessValue,Analyst(s): CarltonSapp,Published:22August2017ID:G00327076.

(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 5 tháng 5/2021)

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện
    Phát biểu tại họp báo, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, Việt Nam-Malaysia tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực mới (như kinh tế xanh, đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, chuyển đổi số, năng lượng xanh...).
  • Việt Nam đang đối mặt 3 thách thức an toàn thông tin
    Các cuộc tấn công mạng hiện nay ngày càng tinh vi và phức tạp hơn, đặc biệt khi có sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, việc kết hợp công nghệ này với trí tuệ của con người đã giúp phát hiện và phòng, chống tấn công mạng hiệu quả hơn.
  • Chuyển đổi số thành công không thể thiếu “niềm tin số”
    Muốn triển khai hiệu quả chiến lược số hóa quốc gia cần triển khai theo hướng tiếp cận từ trên xuống dưới và phải phù hợp với thực tế, đảm bảo có tầm nhìn rộng trong tương lai.
  • Việt Nam - Hàn Quốc đồng hành trong kỷ nguyên AI
    Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm hy vọng, Việt Nam có thể học tập nhiều hơn từ Hàn Quốc về các bài học kinh nghiệm, cách làm hay để phát huy tối đa vai trò công nghệ số nói chung và trợ lý ảo nói riêng trong hoạt động của cơ quan nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo lập xã hội số nhân văn và thu hẹp khoảng cách số.
  • Robot Delta hữu dụng trong nhiều ngành
    Nhờ vào thiết kế độc đáo và khả năng hoạt động với tốc độ và độ chính xác cao, robot Delta là một giải pháp tối ưu trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
Đừng bỏ lỡ
  • Bốn giải pháp trọng tâm để giải bài toán an toàn dữ liệu quốc gia
    Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương, năm 2024 đánh dấu bước tiến vượt bậc của Việt Nam trong lĩnh vực an toàn thông tin. Tuy nhiên, còn rất nhiều thách thức cần vượt qua để đảm bảo an toàn dữ liệu quốc gia.
  • Việt Nam tăng cường hợp tác phát triển công nghệ số với Burundi và NIPA
    Trong khuôn khổ sự kiện Tuần lễ Số quốc tế 2024, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã tiếp và làm việc với Bộ trưởng Bộ Truyền thông, Công nghệ Thông tin và Đa phương tiện Burundi Léocadie Ndacayisaba và ông Hur Sung Wook, Chủ tịch Cục Xúc tiến Công nghiệp CNTT quốc gia Hàn Quốc (NIPA).
  • Chính thức ra mắt Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
    Nền tảng hướng tới nâng cao chất lượng và điều phối hiệu quả các hoạt động diễn tập trên toàn quốc thông qua nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin.
  • Cà Mau ứng dụng các phần mềm chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp
    Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã không ngừng triển khai các giải pháp chuyển đổi số thông qua việc sử dụng các phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lý, điều hành. Trong tương lai không xa, các phần mềm này sẽ hoàn thiện và bắt kịp xu hướng công nghệ để hỗ trợ người nông dân nhiều hơn trong việc tăng gia sản xuất.
  • Bảo vệ các hệ thống mạng trọng yếu là cấp thiết
    Song song với tiến trình chuyển đổi số, các chiến dịch tấn công mạng, gián điệp và khủng bố mạng nhằm vào hệ thống công nghệ thông tin (IT) và công nghệ vận hành (OT) trọng yếu ngày càng gia tăng, việc đảm bảo an ninh mạng trở thành ưu tiên hàng đầu của các quốc gia.
  • ‏OPPO Find X8 Series sẽ chính thức lên kệ ngày 7/12‏
    Ngày 21/11, OPPO chính thức ra mắt Find X8 Series‏‏ tại Việt Nam và sẽ lên kệ ngày 7/12 tới. Đây là lần đầu tiên người dùng Việt Nam được trải nghiệm dòng flagship cao cấp nhất của OPPO cùng lúc với toàn cầu. ‏
  • Chuyển đổi số từ thực tiễn Báo Hải Dương
    Báo Hải Dương có nhiều thuận lợi khi thực hiện chuyển đổi số. Đó là Ban Biên tập có quyết tâm cao. Đội ngũ cán bộ, phóng viên, nhân viên của báo nhanh nhạy với cái mới, ham học hỏi...
  • Đưa siêu ứng dụng "Công dân Thủ đô số - iHanoi" vào cuộc sống
    “Công dân Thủ đô số” - iHaNoi là kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa người dân, doanh nghiệp với các cấp chính quyền thành phố Hà Nội. Qua ứng dụng này, người dân và doanh nghiệp có thể phản ánh các vấn đề đời sống, từ đó giúp chính quyền tiếp nhận và giải quyết kịp thời.
  • Sự gia tăng của ứng dụng AI tạo sinh: Những rủi ro tiềm ẩn cho xã hội và con người
    AI tạo sinh là một trong những thành tựu công nghệ mới nhất của con người trong thập niên 20 của thế kỷ XXI. Cho đến nay, sự ứng dụng của AI tạo sinh đã tạo ra nhiều cuộc tranh luận quan trọng trong các nghiên cứu xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực triết học. AI tạo sinh đã thách thức nhiều khái niệm và định kiến của chúng ta về bản thân mình, đặc biệt là về cách chúng ta hiểu về tư duy và bản chất của tư duy con người.
  • Xây dựng cơ sở dữ liệu để thực hiện chuyển đổi số ngành nông nghiệp Việt Nam
    Cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp là một công cụ quan trọng giúp quản lý và xử lý thông tin liên quan đến sản xuất nông nghiệp.
8 bước chuyển đổi số trong dịch vụ CNTT năm 2021
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO